Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đóng vai trò chủ đạo trong việc quản lý toàn diện hoạt động sản xuất và kinh doanh trên thị trường vàng Việt Nam, bao gồm vàng tiền tệ và vàng phi tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật quy định các điều kiện để được cấp phép kinh doanh vàng trang sức, vàng miếng... đồng thời, tùy theo tình hình thị trường, mà có những điều chỉnh trong khuôn khổ pháp lý để phù hợp và đảm bảo lợi ích xã hội.
Cùng với việc độc quyền nhập khẩu vàng và đấu thầu vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện là cơ quan Nhà nước nắm quyền chi phối thị trường vàng lớn nhất.
Các cơ quan Nhà nước khác
Nghị định số 24/2012/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 03/04/2012, có hiệu lực từ ngày 25/12/2012, thay thế nghị định số 174/1999/NĐ-CP và nghị định số 64/2003/NĐ-CP qui định trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước khác như sau:
Bộ Công thương: chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động sản xuất - gia công và mua - bán vàng trang sức, mỹ nghệ và việc doanh nghiệp kinh doanh vàng chấp hành, tuân thủ quy định của pháp luật. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: chịu trách nhiệm quy định và hướng dẫn thực
hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng và báo cáo về cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương để phối hợp quản lý.
Bộ Tài chính: phối hợp với Ngân hàng Nhà nước phụ trách về chính sách thuế xuất nhập khẩu vàng, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập đối với hoạt động kinh doanh vàng trong từng thời kỳ. Bộ Khoa học và Công nghệ: phối hợp với các cơ quan khác để ban hành
tra và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường và kiểm định phương tiện đo lường của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Bộ Công an: chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan Nhà nước khác để điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh vàng.
Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vàng tại địa phương trong phạm vi quyền hạn của mình.
Các ngân hàng thương mại
Có khoảng hơn 20 ngân hàng thương mại được cấp phép hoạt động kinh doanh vàng, bao gồm mua bán vàng miếng trực tiếp với khách hàng và các công cụ phái sinh. Trước đây, các ngân hàng còn hoạt động cho vay và huy động vàng từ khu vực dân cư nhằm thu hút nguồn vàng nhàn rỗi còn tồn đọng trong két sắt của người dân và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng, tuy nhiên, kể từ khi Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư số 11/2011/TT-NHNN vào ngày 29/04/2011, các hoạt động huy động và cho vay vàng của các ngân hàng thương mại buộc phải chấm dứt.
Các doanh nghiệp và cửa hàng bán lẻ vàng
Tập quán lâu đời của người dân Việt Nam là giao dịch tại các cửa hàng bán vàng, hay còn gọi là tiệm vàng. Các tiệm vàng này hoạt động dưới dạng hộ kinh doanh cá thể hoặc công ty, doanh nghiệp tư nhân. Chính vì lý do này nên tiệm vàng là một lực lượng chủ thể đông đảo và đáng kể, chỉ sau khu vực dân cư, tham gia vào thị trường vàng.
ban hành Nghị định số 24/2012/NĐ-CP vào ngày 03/04/2012, các tiệm vàng chỉ được phép kinh doanh vàng trang sức và các sản phẩm trang trí, chế tác bằng vàng, chỉ một số ít các tiệm vàng được cấp phép mua bán vàng miếng.
Bộ phận dân cư
Đây chính là thành phần đông đảo nhất của thị trường vàng. Với tâm lý ưu thích dùng vàng làm tài sản tích trữ và dùng vàng để định giá các tài sản có giá trị lớn như bất động sản, hiện đây là khu vực đang nắm giữ nguồn lực vàng khá lớn. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, bộ phận dân cư đang nắm giữ từ 300 tấn đến 500 tấn vàng và con số này là 1,000 tấn theo Hội đồng vàng thế giới - WGC. Tuy nhiên, nguồn lực vàng này nằm yên trong két sắt. Việc khơi thông được nguồn lực kinh tế này đóng vai trò khá quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của nước ta. (Thái Phương, 2015)