Vai trò của Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thị trường vàng tại việt nam (Trang 84 - 85)

Với những bài học kinh nghiệm quý báu từ hai quốc gia có thị trường vàng có nhiều nét tương đồng với thị trường vàng Việt Nam là Trung Quốc và Ấn Độ, Ngân hàng Nhà nước cần xem lại quan điểm “chỉ bình ổn thị trường vàng chứ không bình ổn giá vàng”, từ đó cần nhanh chóng thay đổi định hướng quản lý thị trường vàng, chuyển

sang định hướng “tự do hóa thị trường vàng, liên thông thị trường vàng trong nước với thị trường vàng thế giới” theo lộ trình chi tiết và cẩn trọng.

Ngân hàng Nhà nước nên giữ vai trò là người quản lý tổng thể và giám sát thị trường vàng. Ngân hàng Nhà nước không nên duy trì việc độc quyền nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng cũng như việc chọn duy nhất một thương hiệu vàng miếng. Điều này trước hết gây lãng phí do phải dập vàng lại và lãng phí cơ sở vật chất, máy móc thiết bị mà các doanh nghiệp sản xuất vàng miếng còn lại đã đầu tư.

Khi thị trường đi vào ổn định, Ngân hàng Nhà nước nên cho phép lưu hành các thương hiệu vàng miếng khác với những điều kiện khắt khe hơn về tổ chức sản xuất, năng lực công ty và quản lý chặt chẽ chất lượng vàng miếng. Như thế sẽ hạn chế đáng kể tình trạng làm nhái vàng miếng SJC như hiện tại. Bên cạnh đó, các thương hiệu vàng miếng sẽ được cạnh tranh công bằng với nhau, người dân sẽ mua được vàng miếng chất lượng cao và giá cả hợp lý. Lúc này Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò như một cơ quan giám sát cao nhất về việc sản xuất và mua bán vàng miếng của các tổ chức. Ngân hàng Nhà nước chỉ nên kiểm soát chặt chẽ mảng xuất khẩu vàng (bao gồm vàng miếng, vàng trang sức, vàng nguyên liệu...) chứ không nên kiểm soát chặt mảng nhập khẩu vàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thị trường vàng tại việt nam (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)