Tỷ lệ nhiễm HIV, HBV, HCV của PNBD:

Một phần của tài liệu Tình trạng nhiễm HIV, HBV, HCV và yếu tố liên quan ở một số nhóm nguy cơ cao tại hà nội, 2008 2010 (Trang 104 - 107)

- Tỷ lệ đồng nhiễm HBV và HCV ở cả 2 nhóm đối tượng đều thấp; tuy rằng tỷ lệ này ở BNCTNT có phần cao hơn ở BNTMNL Không có sự khác

11 10M00235 ++ KPT 12 10M00237 + + KXĐ

4.1.2. Tỷ lệ nhiễm HIV, HBV, HCV của PNBD:

4.1.2.1. Tỷ lệ nhiễm HIV ở người PNBD:

Cũng như tình trạng nhiễm HIV ở người NCMT, Tỷ lệ nhiễm HIV của PNBD trong nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả cao (45,0% năm 2008, 39,0% năm 2009 và 25,5% năm 2010) mặc dù đã giảm rõ rệt từ 45,0% (năm 2008) xuống còn 25,5% (năm 2010) với p < 0,01. So sánh tỷ lệ nhiễm giữa 3

năm nghiên cứu, kết quả kiểm định thống kê cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giữa 2008 và 2010 (với OR = 2,4 và p < 0,01) và giữa 2009 và 2010 (với OR = 1,9 và p < 0,01). So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn năm, 2005-2006 tại Hà Nội, tỷ lệ nhiễm HIV của PNBD đường phố là 22,6% với hành vi nguy cơ cao là có sử dụng ma túy 24,4%, 17% có TCMT [32]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, 40,9% PNBD có sử dụng ma túy, trong đó 63,6% có TCMT. Hành vi TCMT đang tăng trong PNBD chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nhiễm HIV cao ở PNBD tại cộng đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm HIV ở PNBD cũng đang giảm rõ rệt theo đúng như nhận định của Bộ Y tế năm 2011: So sánh kết quả nghiên cứu IBBS năm 2006 và 2009 cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm mại dâm đường phố giảm ở các tỉnh, thành phố Hà Nội, Quảng Ninh và Cần Thơ. Tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng ở các tỉnh, thành phố như Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và An Giang. Dịch HIV trong nhóm PNBD có diễn biến phức tạp tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ [6]. Nghiên cứu so sánh tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy, năm 2000, tỷ lệ nhiễm HIV ở PNBD không TCMT là 27,6%, PNBD có TCMT là 67,9%. Năm 2003, tỷ lệ nhiễm HIV ở PNBD là 11% và ở PNBD có TCMT là 44,3% [158]. Điều đó cho thấy, việc sử dụng ma túy đang làm tăng rõ rệt tỷ lệ nhiễm HIV ở PNBD cộng đồng. Nghiên cứu của chúng tôi cũng khẳng định điều đó là PNBD có tiêm chích ma túy (TCMT) thì tỷ lệ nhiễm HIV (44,8%) cao hơn tỷ lệ nhiễm HIV (31,8%) ở PNBD không tiêm chích (p < 0,05).

4.1.2.2. Tỷ lệ nhiễm HCV ở người PNBD:

Tỷ lệ nhiễm HCV ở PNBD trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cao (24,6%, 27,0%, 21,5%), tuy không bằng tỷ lệ nhiễm HCV của NCMT, tỷ lệ nhiễm cũng có xu hướng giảm nhẹ nhưng chưa có đủ bằng chứng thống kê về sự khác biệt tỷ lệ nhiễm HCV giữa 3 năm (p > 0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với một số tác giả nghiên cứu tại Hà Nội trước

đây: Tác giả T.T. Dương (năm 2005), tỷ lệ nhiễm HCV là 20,6%. N.V. Khanh (năm 2009), tỷ lệ nhiễm HCV là 20,1% [11], [16].

Theo nghiên cứu của NĐ Mạnh (năm 2002) với 392 PNBD tỷ lệ nhiễm HCV là 19,13%. Tuy nhiên, tỷ lệ này trong nhóm PNBD không sử dụng ma túy là 7,18% và có sử dụng ma túy là 72,2%. Điều này cho thấy quan hệ tình dục làm lây truyền HCV thấp hơn TCMT và quan hệ tình dục làm lây truyền HCV thấp hơn so với HBV và HIV [19]. Điều này cũng phù hợp với nhận định của một số tác giả là vai trò của hoạt động tình dục trong sự lây truyền HCV vẫn còn chưa rõ ràng. HCV lây truyền qua đường tình dục kém hơn nhiều so với HBV. Nguy cơ lây truyền HCV qua đường chu sinh là rất thấp [129]. Điều này cho thấy, tỷ lệ nhiễm HCV tăng cao ở PNBD là do tình trạng sử dụng ma túy ở PNBD.

4.1.2.3. Tỷ lệ nhiễm HBV ở người PNBD:

Tỷ lệ nhiễm HBV ở PNBD trong nghiên cứu của chúng tôi (14,5%, 9,0% và 9,5%), không cao so với tỷ lệ nhiễm HBV trong cộng đồng (tỷ lệ dao động 15-20%) cũng như nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm HBV ở PNBD của tác giả khác [21], [7]. Theo N.V. Khanh (năm 2009), tỷ lệ nhiễm HBV ở PNBD là 12,9% [16]. Tỷ lệ nhiễm HBV trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có xu hướng giảm dần nhưng không có sự khác biệt giữa 3 năm và sự chênh lệch giữa các năm nghiên cứu không lớn (p>0,05). Viêm gan vi rút B là bệnh có khả năng lây truyền qua đường tình dục cao. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cũng như của tác giả khác thì tỷ lệ nhiễm không cao hơn. Điều đó, đỏi hỏi cần phải có lưu ý tìm giải đáp sâu hơn. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, không có sự khác biệt giữa PNBD nhiễm HBV và không nhiễm HBV mà có tiêm hoặc không tiêm vắc xin viêm gan B. Không có sự khác biệt tỷ lệ nhiễm HBV ở PNBD thường xuyên hay không thường xuyên sử dụng BCS trong QHTD với khách hàng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho

thấy, tỷ lệ nhiễm HBV (18,2%) ở PNBD có TCMT cao hơn tỷ lệ nhiễm HBV (4,5%) ở PNBD không TCMT (p < 0,01).

4.1.2.4. Tỷ lệ đồng nhiễm HIV, HBV và HCV ở người PNBD:

Hiện có rất ít tài liệu nghiên cứu về hiện tượng đồng nhiễm HIV, HBV và HCV ở PNBD. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ đồng nhiễm HCV ở PNBD nhiễm HIV khá cao và có xu hướng tăng. Năm 2008 và 2009 tỷ lệ này khoảng là 32,1%; đã tăng lên 52,9% vào năm 2010. Sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm HCV ở PNBD nhiễm HIV giữa các năm là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). So sánh tỷ lệ nhiễm giữa 3 năm nghiên cứu, kết quả kiểm định thống kê cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giữa 2008 và 2010 (với OR = 0,4 và p < 0,05) và giữa 2009 và 2010 (với OR = 0,4 và p < 0,05). Ngược lại, tỷ lệ đồng nhiễm HBV, HIV (12,2%, 9,0%, 7,8%) và đồng nhiễm HBV, HCV, HIV (3,3%, 3,8%, 2,0%) ở PNBD qua 3 năm không cao bằng đồng nhiễm HCV và HIV. Tỷ lệ đồng nhiễm cũng thay đổi khác nhau giữa 3 năm nhưng sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy, theo những phân tích ở trên chúng ta thấy, mặc dù HIV, HBV, HCV cùng có khả năng lây truyền qua những con đường như nhau nhưng chỉ có tỷ lệ đồng nhiễm HIV và HCV mới tăng lên. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, sự đồng nhiễm HIV và HCV ở PNBD phụ thuộc vào hành vi TCMT đang tăng lên ở PNBD.

Một phần của tài liệu Tình trạng nhiễm HIV, HBV, HCV và yếu tố liên quan ở một số nhóm nguy cơ cao tại hà nội, 2008 2010 (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)