Bệnh nhân truyền máu nhiều lần (BNTMNL)

Một phần của tài liệu Tình trạng nhiễm HIV, HBV, HCV và yếu tố liên quan ở một số nhóm nguy cơ cao tại hà nội, 2008 2010 (Trang 43 - 45)

HIV, HBV, HCV là các vi rút nguy hiểm nhất trong các nhiễm trùng qua đường truyền máu và là gánh nặng trong chăm sóc sức khỏe toàn cầu [51]. Vì nguy cơ nhiễm trùng có thể lây truyền còn lại của mỗi đơn vị máu hiến tặng bằng với nguy cơ mỗi đơn vị máu truyền nên nguy cơ nhiễm trùng tăng lên với số lượng đơn vị máu truyền. Nguy cơ lây nhiễm của vi rút trong giai đoạn cửa sổ không có khả năng phát hiện, phát hiện sai, nhiễm trùng có miễn dịch im lặng (immunosilent infections) làm tăng nguy cơ nhiễm của người nhận máu truyền [71], [57]. Kỹ thuật sàng lọc ở những nước phát triển cho phép nguy cơ nhiễm trùng do nhận máu truyền nhiều lần thấp. Nguy cơ với mỗi đơn vị là 1 trên 10 triệu với HIV, 1 trong 3 triệu với HCV 1 trong 72.000 đối với HBV ở Canada, 1999-2000 [71], [176], [57].

Bệnh nhân mắc các bệnh phải truyền máu nhiều lần có nguy cơ nhiễm HCV cao. Bệnh ưa chảy máu (hemophilia) có tỷ lệ nhiễm đến 87% ở Đức, 70% ở Tây Ban Nha. Nghiên cứu ở Italia trên 1000 bệnh nhân Thalassemies có đến 80% anti-HCV (+) [87]. Nhiễm HCV là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh và tử vong ở bệnh nhân haemophilia. Tử vong vì bệnh gan do HCV ở bệnh nhân hemophilia cao gấp 17 lần tử vong vì bệnh gan do nhiễm HCV ở quần thể chung. Bệnh nhân hemophilia bị đồng nhiễm HCV và HIV chắc chắn phát triển suy gan mất bù cao hơn 21 lần so với nhiễm HCV đơn thuần [199]. Thực sự, tất cả những bệnh nhân hemophilia là những người cần phải truyền yếu tố đông máu trước năm 1985, khi chưa có kỹ thuật bất hoạt vi rút đều nhiễm HCV. Trong đó xấp xỉ 80% trở thành nhiễm mạn tính với 20% tiến triển đến giai đoạn cuối (xơ gan, suy gan và ung thư biểu mô tế bào gan) sau 20 năm [88], [176]. Nguy cơ nhiễm HCV do được truyền các sản phẩm của máu như các yếu tố đông máu, globulin miễn dịch do không được xử lý bất hoạt vi rút. Sau khi áp dụng chương trình sàng lọc anti-HCV ở người cho máu, nguy cơ nhiễm HCV giảm xuống rõ rệt. Hiện nay, máu truyền đã được sàng lọc anti-HCV bằng kỹ thuật ELISA thế 2 và 3, nguy cơ nhiễm HCV sau truyền máu còn rất nhỏ: 0,01-0,001% trong một đơn vị máu truyền. Brazil (2005): Nghiên cứu cắt ngang 353 BNTMNL, tỷ lệ nhiễm HCV cao nhất (16,7%), HIV (1,7%), HBV (0,8%) và đồng nhiễm 1,7%. Nhiễm HCV vẫn có tỷ lệ lưu hành cao nhất trong đối tượng này. Tỷ lệ HCV tăng cao được phát hiện ở bệnh nhân hemophilacs (56,6%) và BNCTNT (61,5%). HBV phổ biến ở BNCTNT. HIV chủ yếu tìm thấy ở bệnh nhân hemophiliacs [199], [200]. Theo Nguyễn Đăng Mạnh, nghiên cứu 82 BNTMNL thì tỷ lệ nhiễm HCV là 10,97%. Tỷ lệ viêm gan C sau truyền máu ở nhóm được truyền máu có sàng lọc anti-HCV thấp hơn so với nhóm không sàng lọc (1,75% so với 32,0%, p<0,01). Tỷ lệ 1,75% nhiễm HCV sau sàng lọc HCV cho thấy nguy cơ lây truyền qua giai đoạn cửa sổ, hoặc kỹ thuật thực hiện chưa tốt hoặc cũng có thể

có sự lây nhiễm ở các giai đoạn khác trong quá trình điều trị [19]. Mặc dù, kỹ thuật sàng lọc được cải thiện nhưng nhiễm HBV vẫn là nguy cơ cao lây nhiễm qua đường truyền máu. Nguy cơ đó liên quan đến giai đoạn cửa sổ, người mắc viêm gan B thể ẩn [67]. Tuy nhiên, vắc xin viêm gan B là phương tiện phòng chống hữu hiệu cho người có nguy cơ lây nhiễm.

Một phần của tài liệu Tình trạng nhiễm HIV, HBV, HCV và yếu tố liên quan ở một số nhóm nguy cơ cao tại hà nội, 2008 2010 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)