Phương pháp chọn mẫu này áp dụng cho đối tượng nguy cơ cao khó kiểm soát là người NCMT và PNBD. Chọn mẫu dây chuyền thông qua sự giới thiệu của chính đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu đầu tiên này được gọi là hạt nhân. Các tiêu chuẩn để lựa chọn hạt nhân: Những người có
đặc điểm khác nhau ở những quận, huyện khác nhau và biết được nhiều người trong quần thể nghiên cứu để tránh sự trùng lặp trong chọn đối tượng nghiên cứu. Việc lựa chọn những hạt nhân này do nhóm nghiên cứu thực hiện dựa trên sự giới thiệu, giám sát của các màng lưới cộng tác viên cơ sở hoặc nhân viên giáo dục đồng đẳng tại các địa điểm nghiên cứu. Sau khi kết thúc phỏng vấn và lấy mẫu máu các cá nhân tham gia ban đầu sẽ được phát phiếu để họ tiếp tục kết hợp màng lưới công tác viên tiếp tục chọn lựa, giới thiệu các đối tượng nghiên cứu để tuyển chọn. Khi đó những người này không còn đối tượng nghiên cứu nữa mà trở thành người tuyển chọn. Các đợt tuyển chọn như vậy được thực hiện lần lượt cho đến khi đủ cỡ mẫu cần thiết. Các phiếu tuyển chọn được mã hóa nhằm liên kết giữa người đi tuyển chọn và người được tuyển chọn. Mã số phiếu được ghi lại trên các bộ câu hỏi. Mỗi người đến tuyển chọn đều được ghi nhận vào bảng quản lý phiếu tuyển chọn theo một quy trình quản lý phiếu tuyển chọn. Các cán bộ tham gia nghiên cứu đều được tạp huấn về quy trình quản lý phiếu tuyển chọn [4].
2.3.3. Các chỉ số nghiên cứu
- Tỷ lệ % nhiễm HIV, HBV, HCV qua các năm của các đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ đồng nhiễm HBV, HCV ở người nhiễm HIV.
- Tỷ lệ % nhiễm các típ gen, phân típ gen HIV, HBV, HCV ở các ĐTNC. Tỷ lệ các típ gen, phân típ gen HBV, HCV và HIV đồng nhiễm.
- Tỷ lệ % nhiễm HIV, HBV, HCV ở các lứa tuổi, các tình trạng hôn nhân khác nhau.
- Tỷ lệ % được tiêm phòng viêm gan B, tỷ lệ nhiễm HBV ở những người có tiền sử tiêm phòng và không tiêm phòng viêm gan B.
- Tỷ lệ % tiêm chích dùng chung bơm kim tiêm hoặc các hình thức sử dụng ma túy khác, thời gian sử dụng ma túy, thời gian tiêm chích ma túy, thời gian tiêm chích dùng chung bơm kim tiêm,...
- Tỷ lệ % quan hệ tình dục, quan hệ tình dục không an toàn, tỷ lệ sử dụng bao cao su, đối tượng quan hệ tình dục, tuổi có quan hệ tình dục,...
- Tỷ lệ % hành vi và yếu tố nguy cơ khác như xăm trổ, tiêm chích y tế khác. Thời gian, số lượt chạy thận, số lượt và thời gian truyền máu điều trị,…có liên quan đến tình trạng nhiễm HIV, HBV, HCV,...
về nhân khẩu học và hành vi nguy cơ của mỗi đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ được giữ bí mật [26].
2.3.4. Quy trình thu thập mẫu:(Hướng dẫn thực hiện điều tra thực địa)[4]
- Chuẩn bị thu thập số liệu:
+ Xây dựng và thử nghiệm bộ câu hỏi: + Tập huấn cán bộ tham gia nghiên cứu:
- Với ĐTNC là NCMT và PNBD: Cán bộ tham gia là của Trung tâm phòng chống AIDS Hà Nội và đội ngũ đồng đẳng viên tại các cơ sở. Tiêu chuẩn lựa chọn điều tra: Cán bộ có kinh nhiệm làm việc với các quần thể có nguy cơ cao, có kinh nhiệm phỏng vấn sử dụng bộ câu hỏi có cấu trúc. Tập huấn về: Kỹ năng phỏng vấn, kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu và xét nghiệm tuân thủ hướng dẫn quốc gia về xét nghiệm HIV, HBV, HCV.
- ĐTNC là bệnh nhân do cán bộ xét nghiệm trực tiếp thực hiện với sự hỗ trợ của các bệnh viện tham gia nghiên cứu.
- Đăng ký tham gia nghiên cứu:
+ Đăng ký tình nguyện tham gia nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) tình nguyện tham gia nghiên cứu sẽ có một mã số. Mã số này được in sẵn trên 5 nhãn: 1 nhãn to dán trên ngực áo đối tượng, 1 nhãn dán trên phiếu điều tra, 1 nhãn dán trên phiếu xét nghiệm, 2 nhãn dán trên 2 ống nghiệm lấy máu.
+ Đối tượng nghiên cứu nhận "Phiếu điều tra" và 2 ống nghiệm lấy máu đến bàn phỏng vấn.
+ Điều tra viên (ĐTV) đối chiếu mã số ĐTNC mang trên ngực áo và trên phiếu điều tra, hai mã số giống nhau là hợp lệ tiến hành phỏng vấn, nếu hai mã số khác nhau phải kiểm tra xác minh lại khâu đăng ký.
+ Hoàn thành phỏng vấn, ĐTV giữ lại phiếu điều tra.
+ Ký tên lên phiếu xét nghiệm để xác nhận ĐTNC đã hoàn thành phỏng vấn, hướng dẫn ĐTNC mang phiếu xét nghiệm đến bàn xét nghiệm.