Những tồn tại và nguyên nhân của nó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 78 - 80)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.2. Những tồn tại và nguyên nhân của nó

3.2.2.1. Những tồn tại

* Về phía chính quyền địa phương

Công tác tuyên truyền, hướng dẫn quy trình sản xuất RAT tới nông dân còn chưa hiệu quả.

Cơ sở hạ tầng của các vùng sản xuất rau tuy đã được từng bước quan tâm song việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất RAT còn chưa đồng bộ. Hệ thống kênh mương tưới tiêu, giao thông nội đồng chủ yếu là kênh mương, đường đất khó khăn nhiều cho việc tổ chức sản xuất RAT. Chưa quy hoạch điểm thu gom rau, hiện các hộ thu mua rau trực tiếp trên đường giao thông nội đồng, nội thôn tổ ảnh hưởng đến giao thông và vệ sinh môi trường.

Cung ứng nước tưới còn chưa được thường xuyên dẫn đến tình trạng thiếu nước tưới cho rau.

Chưa có hình thức trợ giúp và hướng dẫn nông dân trong công tác bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm RAT.

Chưa có sự trợ giúp và hướng dẫn nông dân quảng bá, tuyên truyền cho sản phẩm RAT của địa phương.

Việc tiêu thụ sản phẩm rau vào chính vụ còn gặp nhiều khó khăn, các đại lý, cửa hàng rau sạch vẫn chỉ mới tham gia một số khâu dịch vụ, chưa chú trọng trong việc đầu tư xây dựng thương hiệu đối với người tiêu dùng, chưa tạo ra được kênh phân phối giữa người sản xuất với người tiêu thụ sản phẩm. Chưa tạo được lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm.

Trong sản xuất, tiêu thụ rau an toàn chưa có chính sách trợ giá nhằm tạo điều kiện khuyến khích nông dân và các doanh nghiệp tham gia kinh doanh sản xuất rau an toàn.

* Về phía người sản xuất

Chưa nắm vững quy trình sản xuất RAT vì vậy quá trình thực hiện còn nhiều bất cập.

Sản phẩm RAT chưa chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.

Công thức luân canh chưa giải quyết tốt vấn đề rau giáp vụ và rộ rau.

Sản phẩm RAT chưa được chế biến, hầu như chưa có bao bì đóng gói, nhãn mác, nhãn hiệu.

Ý thức của người sản xuất còn nhiều hạn chế vì vậy các hộ sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV tương đối nhiều. Ngoài ra vẫn còn tình trạng các hộ sử dụng thuốc sâu cấm để bón cho rau.

Sự chênh lệch giá giữa RAT và RTT còn thấp, dẫn đến hiệu quả kinh tế RAT so với RTT còn thấp.

Các hình thức tiêu thụ sản phẩm còn đơn giản, làm cho người nông dân gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.

3.2.2.2. Những nguyên nhân * Nguyên nhân khách quan

Do giá bán RAT của người nông dân quá thấp dẫn đến người nông dân tìm mọi cách để giảm giá thành sản xuất bằng cách sử dụng phân bón, thuốc BVTV không đúng quy định.

Do sản xuất rau có tính thời vụ cho nên giá cả thường xuyên không ổn định. Đầu vụ và cuối vụ giá bán cao, giữa vụ giá thấp, có những thời điểm không tiêu thụ được người nông dân phải đổ sản phẩm đi.

Rau được sản xuất theo mùa vụ, chất lượng rau chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, do vậy không thể công nhận chất lượng rau của cả một vùng hết năm này qua năm khác chỉ dựa vào một số mẫu sản phẩm rau nhất định.

Việc kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành chưa chặt chẽ (hiệu lực quản lý Nhà nước còn chưa cao); đặc biệt là việc quản lý Nhà nước về thuốc BVTV (còn nhiều hộ kinh doanh không có phép, buôn bán thuốc BVTV không được phép lưu hành).

Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục ý thức của người sản xuất còn chưa được thường xuyên, chưa được sâu rộng.

Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất RAT chưa đồng bộ, đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 78 - 80)