Quy trình sản xuất rau an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 27 - 30)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.1.5. Quy trình sản xuất rau an toàn

Trước tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra ngày càng nhiều, vấn đề ATVSTP được mọi người quan tâm và nhu cầu sử dụng RAT ngày càng tăng.... Các chương

trình sản xuất rau an toàn đã được khởi sướng và thực hiện ở một số vùng theo Quyết định số 04/2007/QĐ-BNN ngày 19/01/2007 của Bộ NN và PTNT ban hành “Quy định về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn”. Theo quy định này rau sản xuất theo quy trình an toàn phải đảm bảo điều kiện sản xuất RAT như về nhân lực, về đất trồng, phân bón, nước tưới, kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh...Về nhân lực, rau sản xuất theo quy trình an toàn người sản xuất phải được tập huấn kĩ thuật sản xuất RAT. Đất trồng phải đảm bảo các tiêu chuẩn về mức độ ô nhiễm trong đất không được quá mức quy định cho phép. Phân bón cần sử dụng phân bón trong danh mục quy định, không có nguy cơ ô nhiễm. Trong sản xuất RAT, vấn đề nước tưới trong sản xuất RAT cũng rất quan trọng, nước tưới phải đảm bảo không ô nhiễm, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn, không sử dụng nước thải công nghiệp, nói chung nguồn nước cho vùng sản xuất RAT cần được kiểm tra định kì đột xuất. Cùng với đó kỹ thuật canh tác, công tác phòng trừ sâu bệnh cũng phải tuân thủ theo quy trình. Ngoài ra, rau sản xuất theo quy trình an toàn cần đảm bảo các điều kiện về thu hoạch bảo quản, công bố tiêu chuẩn chất lượng, RAT trước khi lưu thông phải đảm bảo các quy định về chất lượng và phải có tổ chức sản xuất, kiểm tra và giám sát.

Quy trình RAT mới ban hành đã đầy đủ và chi tiết hơn, được tổ chức triển khai rộng khắp cả nước nhưng mới chỉ dừng lại ở các quy định cụ thể về điều kiện sản xuất rau an toàn, chưa đưa ra các giải pháp thực hiện cụ thể nên việc thực hiện chưa đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn RAT (Trần Khắc Thi, năm 2007).

* Quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)

IPM là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh “Integrated Pests Management”, có nghĩa là quản lý tổng hợp dịch hại bảo vệ cây trồng.

Biện pháp IPM là một hệ thống điều khiển dịch hại bằng cách sử dụng tất cả những kĩ thuật thích hợp trên cơ sở sinh thái.

Định nghĩa khoa học hơn của IPM là: sử dụng những nguyên tắc sinh thái hợp lý (mối quan hệ giữa các sinh vật trong hệ sinh thái, cân bằng sinh học trong tự nhiên, quy luật tự điều chỉnh, quy luật hình tháp số lượng..).

Đối với mỗi loại rau có quy trình cụ thể tuy nhiên quy trình bao gồm những biện pháp phòng trừ sau:

- Biện pháp canh tác như các biện pháp làm đất (phơi ải nhằm diệt nhộng của sâu, mầm bệnh, mầm cỏ dại và tuyến trùng); Bón phân cân đối; sử dụng những kháng bệnh; xử lý hạt giống trước khi gieo trồng nhằm diệt một số mầm bệnh. Ngoài ra còn các biện pháp canh tác khác như vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng...

- Biện pháp cơ giới và vật lý như đặt bẫy đèn, đặt bẫy dính hay diệt sâu bằng tay, vặt bỏ những rau quả bị sâu, bệnh, tuyệt đối không vứt bừa bãi trên ruộng.

- Biện pháp sinh học: Hạn chế sử dụng thuốc hóa học làm ảnh hưởng đến thiên địch có mặt trên đồng ruộng như nhện linh miêu, nhện chân dài, ruồi xanh, bọ rùa...; không giết những loài có ích như ếch nhái, cóc, chim bắt sâu trên mặt ruộng; Ưu tiên sử dụng thuốc vi sinh như BT, Centary, Depel...

- Biện pháp hóa học: Nên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện các dịch hại. Quan sát số cây từ 15 - 20 cây dải đều trên ruộng.

Mỗi loại cây đều có những loại sâu hại và bệnh hại khác nhau cần quan sát để phát hiện sớm kịp thời, dùng những loại thuốc phù hợp.

Quy trình IPM triển khai đã giúp người nông dân có kỹ thuật canh tác tổng hợp. Nhưng quy trình này chưa đưa ra các giải pháp khắc phục các yếu tố có nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm sản phẩm từ trồng trọt về hóa chất, dư lượng thuốc BVTV...(Nguyễn Văn Dũng, năm 2013).

* Quy trình VietGAP

Thực hiện quyết định số 379/QĐ - BNN - KHCN ngày 28/01/2008, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGAP).

Sản xuất rau theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) mới được ban hành nhưng so với các quy trình sản xuất RAT mà trước đây đã áp dụng ở Việt Nam quy trình này có ưu việt hơn bởi vì RAT sản xuất theo quytrình nàykhông chỉ đảm bảo VSATTP mà còn đảm bảo an sinh xã hội và môi trường. Tuy nhiên đây là quy trình sản xuất ưu việt nhưng còn mới mẻ đòi hỏi có sự tham

gia của tất cả mọi người từ người sản xuất, người tiêu thụ, người tiêu dùng, các cơ quan, các tổ chức… mới mang lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 27 - 30)