Hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 73)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.3. Hiệu quả kinh tế

Việc hoạch toán hiệu quả kinh tế sản xuất các loại rau an toàn trong vùng gặp nhiều khó khăn khi hầu hết các hộ nông dân không tính toán chi tiết về công lao động. Giá bán rau mang tính mùa vụ cao: do sản xuất rau phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh, làm ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm cung cấp cho thị trường: giá cao vào thời điểm trái vụ, đặc biệt đối với một số loại như cà chua, cải bắp cao hơn 2,93 lần so với tháng chính vụ, giá giảm dần xuống vào thời điểm chính vụ. Bên cạnh đó giá vật tư đầu vào cho sản xuất rau tăng giảm không đều làm giá thành sản phẩm

Bảng 3.11. So sánh hiệu quả kinh tế giữa một số loại rau với lúa (tính trên 1ha)

STT Loại cây Giá bán

Năng suất TB Tổng thu (GO) Tổng chi

(TC) Lãi thuần Lãi so với lúa (lần) (đồng/kg) (tạ/ha) (đồng) (đồng) (đồng) 1 Khoai tây 8.000 138 110.400.000 49.680.000 60.720.000 4,01 2 Cà rốt 8.000 371 296.800.000 217.035.000 79.765.000 5,27 3 Bí xanh 9.000 182 163.800.000 73.710.000 90.090.000 5,95 4 Bí đỏ 7.500 207 155.250.000 69.862.500 85.387.500 5,64 5 Hành củ 10.000 175 175.000.000 78.750.000 96.250.000 6,36 6 Cà chua 10.000 226 226.000.000 85.361.352 140.638.64 8 9,29 7 Cải bắp 8.000 490 392.000.000 250.233.907 141.766.09 3 9,36 8 Lúa 7.000 60 42.000.000 26.864.352 15.135.648

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Để có thể rút ra những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của các loại rau, tác giả tiến hành điều tra tập trung với một số cây chủ lực và những lại cây có diện tích lớn như Khoai tây, cà rốt, bí xanh, bí đỏ.... Giá bán các loại rau được tính theo giá bán của các hộ cho các thương lái, giá bán tại chợ. Qua số liệu điều tra cho thấy sản xuất rau có hiệu quả cao hơn sản xuất lúa rất nhiều lần, cây thấp nhất là khoai tây cao hơn 4,01 lần và cây cao nhất là cải bắp cao hơn 9,36 lần.

Trong mô hình trồng các loại rau trên địa bàn thành phố Bắc Kạn sản xuất và tiêu thụ bắp cải mang lại tổng thu lớn nhất trên 300 triệu/1ha, sau đó đến cà rốt với tổng thu là 296 triệu/1ha, cà chua gần 226 triệu/1ha. Nhưng đổi lại, chi phí để sản xuất ra mỗi loại cây trồng này lại tương đối lớn, chi phí lớn nhất cho cây bắp cải vào 250 triệu/1ha, cà rốt là 217 triệu/ha, cà chua là 85 triệu/1ha.

Các hộ sản xuất sẽ dựa vào tiêu chí trên để quyết định sản xuất loại rau nào đem lại hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với điều kiện sản xuất của hộ để có thể canh tác. Mỗi loại rau có từng đặc điểm riêng theo mùa vụ và quy trình sản xuất, khi sản xuất bất cứ loại hình

nào cần cân nhắc đến nguồn tiêu thụ, quy trình sản xuất RAT, và điều kiện cụ thể của hộ có phù hợp với sản xuất loại rau đó không bên cạnh lợi ích thu được.

Để thấy được mức đầu tư cho RAT và RTT cũng như kết quả đạt được, tôi tiến hành so sánh 2 chủng loại rau. Kết quả thể hiện bảng 3.12.

Bảng 3.12. Chi phí sản xuất cho rau các loại trên 1 ha

STT Nội dung chi tiết ĐVT Định mức cho 1ha RAT Định mức cho 1ha RTT Đơn giá RAT (đồng) Đơn giá RTT (đồng) Tổng chi phí RAT (đồng) Tổng chi phí RTT (đồng) 1 Giống rau (cà

chua, bắp cải) Gam 400 400 25.000 18.000 10.000.000 7.200.000

2 Phân đạm Kg 140 200 8.500 8.500 1.190.000 1.700.000

3 Super lân Kg 250 210 4.000 4.000 1.000.000 840.000

4 Phân kali Kg 180 126 8.500 8.500 1.530.000 1.071.000

5 Phân bón lá 1.000đ 500 350 1.000 1.000 500.000 350.000

6 Phân hữu cơ vi

sinh Kg 2.000 1.400 3.000 3.000 6.000.000 4.200.000

7 Thuốc BVTV 1.000đ 1.000 2.000 1.000 1.000 1.000.000 2.000.000

8 Phân chuồng Tấn 12 8 150.000 150.000 1.800.000 1.200.000

9 Nhân công Công 300 210 125.000 130.000 37.500.000 27.300.000

Tổng chi (TC) 60.520.000 45.861.000

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, rau an toàn được sản xuất hoàn toàn tự nhiên, hạn chế tối đa chất kích thích tăng trưởng cũng như phân bón hóa học, chất bảo quản thực vật…Thời gian tăng trưởng kéo dài hơn cũng như năng suất thu hoạch thấp hơn là lý do chính khiến giá rau an toàn tăng cao. Rau an toàn được trồng theo những kỹ thuật tiên tiến, tốn kém chi phí lắp đặt hệ thống (nhà kính, thủy canh…) khiến chi phí sản xuất tăng cao. Còn chưa kể đến việc mọi khâu sản

tốn chi phí đi kiểm nghiệm để đảm bảo độ an toàn. Ngoài ra, thời tiết cũng như nhu cầu của khách hàng cũng là yếu tố dẫn tới việc giá rau an toàn cao như thế. Nhận thấy chi phí sản xuất RAT cao hơn hẳn so với chi phí sản xuất RTT, chủ yếu là về sự đầu tư phân bón. Đầu tư sản xuất RAT cao hơn hẳn so với sản xuất rau thường, nên người sản xuất rất quan tâm đến vấn đề giá cả. Giá có cao thì người sản xuất mới thu được lãi phù hợp với sự đầu tư của mình.

Tuy nhiên, chi phí bỏ ra đầu tư cho rau an toàn cũng cao hơn so với rau thường cụ thể chi phí sản xuất rau toàn là 60,520 triệu đồng còn rau thương chỉ là 45,861 triệu đông. Bên cạnh đó yêu cầu chăm sóc rau và quy trình chăm sóc của rau an toàn cũng nghiêm ngặt hơn rất nhiều so với rau thường, đòi hỏi người sản xuất phải có kỹ thuật và thực sự tuân thủ quy trình sản xuất.

Hiệu quả sản xuất RAT so với RTT được thể hiện qua bảng 3.13

Bảng 3.13. Hiệu quả sản xuất rau an toàn so với rau thông thường trên 1 ha sản xuất rau các loại

STT Hạng mục Nội dung Sản lượng RAT (kg) Giá bán (đồng) Thành tiền (đồng) 1 RAT Bắp cải 4.500 8.000 36.000.000 Cà chua 4.000 10.000 40.000.000

Rau ăn lá các loại 6.000 9.000 54.000.000

Tổng thu (GO) RAT 130.000.000

Lợi nhuận 61.980.000

2 RTT

Bắp cải 5.200 8.000 41.600.000

Cà chua 4.200 8.000 33.600.000

Rau ăn lá các loại 5.800 7.000 40.600.000

Tổng thu (GO) RTT 115.800.000

Lợi nhuận 60.489.000

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Hiệu quả kinh tế của sản xuất RAT cao hơn so với sản xuất rau thường cùng loại không đáng kể, chi phí sản xuất đầu vào của sản xuất RAT thường tăng hơn

chi phí sản xuất rau thường, năng suất RAT nhìn chung không cao bằng rau thường nhưng hiệu quả kinh tế RAT vẫn cao hơn rau thường, do RAT là sản phẩm có chất lượng tốt nên giá bán trên thị trường cao hơn rau thường. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của sản xuất rau an toàn và sản xuất rau thường: Đối với sản xuất RAT chi phí cao hơn so với sản xuất rau thường, do chi phí mua một số loại phân (phân lân, kaly, phân bón lá, phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng), nhân công nhiều hơn so với sản xuất RTT, nhưng chất lượng của RAT cao hơn rất nhiều so với rau thường vì vậy mà giá bán thường là cao hơn, do đó làm tăng thu nhập cho người dân. Theo kết quả của dự án sản xuất RAT triển khai tại thành phố Bắc Kạn cho thấy, mô hình tổ chức sản xuất RAT năng suất rau không giảm mà có hiệu quả kinh tế cao hơn sản xuất rau thường. Do giảm được lượng phân đạm, giảm lượng thuốc BVTV phun trên đồng ruộng, từ đó giảm được công lao động. Sản phẩm RAT sản xuất ra của thành phố có chất lượng, đạt tiêu chuẩn an toàn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc sản xuất rau an toàn mang lại hiệu quả cao hơn so với sản xuất rau thường, giá trị sản xuất của sản phẩm RAT đạt 130 triệu/ha thì rau thường đạt 115 triệu/ha gấp 1,13 lần. Hiện nay, lợi nhuận của sản xuất RAT so với RTT chênh lệnh không đáng kể, nhưng RAT có khả năng phát triển bền vững. Chính vì vậy, mà việc chuyển phương án sản xuất rau từ rau thường sang rau an toàn cũng có sự cân nhắc của các hộ sản xuất trên địa bàn thành phố Bắc Kạn cũng như các địa phương lân cận.

3.2. Những hạn chế yếu kém và thiếu sót còn đang tồn tại trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

3.2.1. Những mặt đạt được

Bước đầu đã chủ động trong việc quy hoạch vùng RAT, có đầu tư trọng điểm Diện tích, năng suất, sản lượng rau ngày càng tăng vì vậy hàng năm cung cấp ra thị trường trên 1.158 tấn rau/năm, trong đó RAT chiếm khoảng 10%/năm.

Tiềm năng sản xuất RAT của hộ đang được khai thác mặc dù với mức độ chưa cao.

Các vùng sản xuất rau an toàn hầu hết bà con nông dân đều có kinh nghiệm trồng rau trong nhiều năm, công tác tuyên truyền khoa học kỹ thuật, việc áp dụng TBKT, các giống mới vào sản xuất tương đối thuận lợi.

Cơ sở hạ tầng tại các vùng sản xuất rau bước đầu được đầu tư tạo thuận lợi cho sản xuất và vận chuyển rau của nông dân.

Hiệu quả kinh tế từ việc trồng rau mang lại là tương đối khá, cao gấp 4 -9 lần so với trồng lúa, đời sống của người dân vùng rau ngày càng được cải thiện.

3.2.2. Những tồn tại và nguyên nhân của nó

3.2.2.1. Những tồn tại

* Về phía chính quyền địa phương

Công tác tuyên truyền, hướng dẫn quy trình sản xuất RAT tới nông dân còn chưa hiệu quả.

Cơ sở hạ tầng của các vùng sản xuất rau tuy đã được từng bước quan tâm song việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất RAT còn chưa đồng bộ. Hệ thống kênh mương tưới tiêu, giao thông nội đồng chủ yếu là kênh mương, đường đất khó khăn nhiều cho việc tổ chức sản xuất RAT. Chưa quy hoạch điểm thu gom rau, hiện các hộ thu mua rau trực tiếp trên đường giao thông nội đồng, nội thôn tổ ảnh hưởng đến giao thông và vệ sinh môi trường.

Cung ứng nước tưới còn chưa được thường xuyên dẫn đến tình trạng thiếu nước tưới cho rau.

Chưa có hình thức trợ giúp và hướng dẫn nông dân trong công tác bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm RAT.

Chưa có sự trợ giúp và hướng dẫn nông dân quảng bá, tuyên truyền cho sản phẩm RAT của địa phương.

Việc tiêu thụ sản phẩm rau vào chính vụ còn gặp nhiều khó khăn, các đại lý, cửa hàng rau sạch vẫn chỉ mới tham gia một số khâu dịch vụ, chưa chú trọng trong việc đầu tư xây dựng thương hiệu đối với người tiêu dùng, chưa tạo ra được kênh phân phối giữa người sản xuất với người tiêu thụ sản phẩm. Chưa tạo được lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm.

Trong sản xuất, tiêu thụ rau an toàn chưa có chính sách trợ giá nhằm tạo điều kiện khuyến khích nông dân và các doanh nghiệp tham gia kinh doanh sản xuất rau an toàn.

* Về phía người sản xuất

Chưa nắm vững quy trình sản xuất RAT vì vậy quá trình thực hiện còn nhiều bất cập.

Sản phẩm RAT chưa chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.

Công thức luân canh chưa giải quyết tốt vấn đề rau giáp vụ và rộ rau.

Sản phẩm RAT chưa được chế biến, hầu như chưa có bao bì đóng gói, nhãn mác, nhãn hiệu.

Ý thức của người sản xuất còn nhiều hạn chế vì vậy các hộ sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV tương đối nhiều. Ngoài ra vẫn còn tình trạng các hộ sử dụng thuốc sâu cấm để bón cho rau.

Sự chênh lệch giá giữa RAT và RTT còn thấp, dẫn đến hiệu quả kinh tế RAT so với RTT còn thấp.

Các hình thức tiêu thụ sản phẩm còn đơn giản, làm cho người nông dân gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.

3.2.2.2. Những nguyên nhân * Nguyên nhân khách quan

Do giá bán RAT của người nông dân quá thấp dẫn đến người nông dân tìm mọi cách để giảm giá thành sản xuất bằng cách sử dụng phân bón, thuốc BVTV không đúng quy định.

Do sản xuất rau có tính thời vụ cho nên giá cả thường xuyên không ổn định. Đầu vụ và cuối vụ giá bán cao, giữa vụ giá thấp, có những thời điểm không tiêu thụ được người nông dân phải đổ sản phẩm đi.

Rau được sản xuất theo mùa vụ, chất lượng rau chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, do vậy không thể công nhận chất lượng rau của cả một vùng hết năm này qua năm khác chỉ dựa vào một số mẫu sản phẩm rau nhất định.

Việc kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành chưa chặt chẽ (hiệu lực quản lý Nhà nước còn chưa cao); đặc biệt là việc quản lý Nhà nước về thuốc BVTV (còn nhiều hộ kinh doanh không có phép, buôn bán thuốc BVTV không được phép lưu hành).

Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục ý thức của người sản xuất còn chưa được thường xuyên, chưa được sâu rộng.

Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất RAT chưa đồng bộ, đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi.

3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Bắc Kạn trên địa bàn thành phố Bắc Kạn

3.3.1. Những giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất rau an toàn

3.3.1.1. Mở rộng quy mô và quy hoạch nội bộ các vùng sản xuất

Qua quá trình điều tra và nghiên cứu chúng tôi thấy thành phố Bắc Kạn có quy mô sản xuất RAT lớn hơn so với các huyện trong tỉnh, đây là một trong những địa phương chuyên về sản xuất RAT của tỉnh Bắc Kạn vì vậy thành phố cần mở rộng quy mô sản xuất RAT lớn hơn nữa, đặc biệt là quy mô sản xuất RAT trong nhà lưới, để RAT ngày càng bảo đảm an toàn hơn, mở rộng quy mô về diện tích và chủng loại RAT.

UBND thành phố quy hoạch khoanh vùng sản xuất RAT với các xã, phường có những thuận lợi và tiềm năng để trở thành vùng sản xuất hàng hoá lớn. Kiên quyết xử lý các hộ vi phạm vùng quy hoạch RAT, các hộ cố tình sản xuất RTT trên vùng quy hoạch RAT.

Các hộ nông dân hợp tác với nhau, tự nguyện trao đổi ruộng cho nhau để các hộ có diện tích tập trung hơn, vận động các hộ tham gia vào HTX sản xuất và tiêu thụ RAT để cho sản xuất và tiêu thụ ngày càng có quy mô lớn.

Trên cơ sở từng loại đất và truyền thống canh tác của địa phương cũng như tiêu dùng rau của thị trường để xác định quy mô sản xuất các chủng loại RAT cho hợp lý. Hiện nay xu hướng tiêu thụ và theo nghiên cứu của viện dinh dưỡng trong cơ cấu rau tiêu thụ cần giảm tỷ lệ rau ăn lá, tăng tỷ lệ rau ăn quả, củ vì ngoài giá trị dinh dưỡng cao hơn rau ăn lá, loại rau này còn có thể đưa vào chế biến. Cơ cấu rau

cần đạt là rau ăn lá 30%, rau ăn quả 30%, rau gia vị 15%, và rau khác 25%. Chính vì vậy thành phố Bắc Kạn cần phải phát triển thêm các chủng loại RAT như rau thơm, ngô rau, dưa chuột bao tử, bầu, bí... đồng thời giảm thiểu tỷ lệ rau ăn lá như các loại cải, bắp cải, cải bao... Đồng thời các đơn vị quản lý về sản xuất và tiêu thụ trên địa bàn cũng cần có những công tác hỗ trợ như: nghiên cứu chọn tạo giống mới, tăng cường chuyển giao các loại rau cao cấp, rau chất lượng, cơ cấu quanh năm vào sản xuất để nâng cao giá trị kinh tế, đảm bảo rải vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường.

3.3.1.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật trong trồng rau an toàn

Nâng cao kiến thức, sự hiểu biết và ý thức về bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường sống của cộng đồng và của từng cơ sở, để họ có ý thức trong việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm RAT.

Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn quy trình sản xuất RAT cũng như kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV, đồng thời mở các lớp tập huấn về quy trình sản xuất RAT.

Tiến hành sâu rộng việc phổ cập kiến thức khoa học kỹ thuật, cũng như công tác khuyến nông tới người lao động, để nâng cao về trình độ canh tác và sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 73)