4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.4.6. Đẩy mạnh công tác khuyến nông-lâm-ngư
Công tác khuyến nông-lâm-ngư (gọi tắt là khuyến nông) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao trình độ kiến thức cho bà con nông dân, góp phần đưa đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn hoạt động sản xuất, trên hết là tạo mối liên hệ khăng khít giữa người nông dân - nhà quản lý và nhà khoa học. Cần thiết phải đẩy mạnh công tác khuyến nông, xây dựng hệ thống đến tận cơ sở. Tích cực thông tin tuyên truyền các chính sách, chủ trương hỗ trợ phát triển của Nhà nước và đào tạo, tập huấn, triển khai mô hình trình diễn cho nông dân, kịp thời phản hồi tâm tư nguyện vọng của người dân đến các Sở, ban ngành có liên quan để có phương án giải quyết thỏa đáng.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Bắc Kạn là đô thị vùng cao, nằm sâu trong nội địa của vùng Đông Bắc, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của tỉnh cũng như cả nước. Thành phố Bắc Kạn có diện tích tự nhiên là 13.699,98ha. Cách thủ đô Hà Nội 166km về phía Đông Bắc, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Bắc Kạn.
2.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn
Thời tiết là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung và cây rau nói riêng. Thời tiết thuận lợi thì cây rau phát triển tốt, cho năng suất cao, sản lượng lớn và ngược lại thời tiết không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Qua tìm hiểu đánh giá thì Thành phố Bắc Kạn mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia thành các mùa rõ rệt, ở đây khí hậu thuận lợi để phát triển cây rau tuy nhiên với thời tiết như vậy thì sâu bệnh cũng phát triển nhiều vì vậy cần phải có biện pháp cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của cây rau.
Bảng 2.1. Tình hình thời tiết các tháng trong năm 2018 của Thành phố Bắc Kạn Tháng Nhiệt độ (0C) Lượng mưa (mm) Ẩm độ không khí trung bình (%) 1 14 15 82 2 15 30 81 3 20 50 79 4 23 95 85 5 25 200 84 6 29 155 83 7 30 340 89 8 28 250 88 9 27 330 86 10 23 100 84 11 19 40 83 12 15 15 82 Trung bình 22 1.436 83
Thành phố Bắc Kạn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền núi phía Bắc Việt Nam. Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa đông thường giá lạnh, nhiệt độ thấp, trời khô hanh, có sương muối (Bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau); mùa hè thường nóng ẩm, mưa nhiều (Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9).
Những đặc điểm trên rất thích hợp cho trồng các loại cây nhiệt đới và á nhiệt đới, đặc biệt là cây rau, là điều kiện để đa dạng hoá cây trồng, tăng vụ; tuy nhiên cũng cần đề phòng mưa lũ và hạn hán.
2.1.1.3. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất
Theo tài liệu và bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn, trên địa bàn Thành phố Bắc Kạn có các loại đất như sau: Đất phù sa sông, đất phù sa ngòi suối, đất dốc tụ trồng lúa nước, đất Feralít biến đổi do trồng lúa, đất Feralít nâu vàng phát triển trên phù sa cổ, đất feralít vàng đỏ phát triển trên đá granit.
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong ngành sản xuất nông nghiệp. Đây là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư và xây dựng cơ sở văn hóa kinh tế của xã hội và an ninh quốc phòng. Nhìn chung đất đai thành phố khá phong phú và đa dạng, hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất ở mức trung bình thích hợp với nhiều loại cây trồng, thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp.
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất đai của Thành phố Bắc Kạn giai đoạn 2015-2018
Loại đất
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)
Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 2018/ 2017 BQC Tổng diện tích đất tự nhiên 13.699,98 100.00 13.699,98 100.00 13.699,98 100.00 13.699,98 100 100 100 100 100 1)Đất nông nghiệp 12.381,55 90,38 11.875,04 86,68 11.787,01 86,04 11.948,34 87,21 95,91 99,26 101,37 98,85 1.1) Đất SX nông nghiệp 2.091,97 16,90 1.966,61 16,56 1.883,51 15,98 2.072,39 17,34 94,01 95,77 110,03 99,94 - Đất trồng CAQ 623 29,78 624 31,73 619 32,86 686,42 33,12 100,16 99,20 110,89 103,42 - Đất lúa 730,24 34,91 656,38 33,38 592,81 31,47 587,32 28,34 89,89 90,32 99,07 93,09 - Đất trồng cây hằng năm 325,95 15,58 340,22 17,30 331,68 17,61 398,79 19,24 104,38 97,49 120,23 107,37 Trong đó: Đất trồng rau 125 38,35 130 38,21 123 37,08 139 34,86 104 94,62 113 103,87
- Đất trồng cây lâu năm 412,78 19,73 346,01 17,59 340,02 18,05 399,86 19,29 83,82 98,27 117,60 99,90 1.2) Đất lâm nghiệp 10.238,29 82,69 9.825,24 82,74 9.824,44 83,35 9.796,78 81,99 95,97 99,99 99,72 98,56
1.3) Đất nuôi trồng thủy sản 51,29 0,41 83,19 0,70 79,06 0,67 79,17 0,66 162,20 95,04 100,14 119,12
2)Đất phi nông nghiệp 1.109 8,09 1.742,71 12,72 1.821,97 13,30 1.660,15 12,12 157,14 104,55 91,12 117,60
2.1) Đất ở 262,62 23,68 495,29 28,42 445,79 24,47 387,43 23,34 188,60 90,01 86,91 121,84
2.2) Đất chuyên dùng 846,38 76,32 1.247,42 71,58 1.376,18 75,53 1.272,72 76,66 147,38 110,32 92,48 116,73
3) Đất chưa sử dụng 209,43 1,53 82,23 0,60 91 0,66 91,49 0,67 39,26 110,67 100,54 83,49
* Tài nguyên nước
Hiện tại trên địa bàn thành phố Bắc Kạn 02 nguồn nước: Nước mặt và nước ngầm, chất lượng đều tốt có thể sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn.
2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Thượng mại - dịch vụ
Thương mại hàng hóa ổn định và phong phú đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2018 đạt 2.760 tỷ đồng. Toàn thành phố hiện có 4.190 hộ kinh doanh.
2.1.2.2. Kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản
Thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần của Nhà nước và chủ trương của tỉnh, thành phố về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của thành phố Bắc Kạn đã có bước phát triển nhanh và đa dạng, thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia và đi dần vào thế ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 101,80 tỷ đồng, bằng 101,21 so với cùng kỳ; trong đó công nghiệp khai thác đạt 4,519 tỷ đồng, công nghiệp chế biến đạt 97,280 tỷ đồng. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu là khai thác cát, sỏi, sản xuất trang phục, gạch nung các loại, cửa sắt xếp xen hoa, xay sát gạo và một số sản phẩm khác.
2.1.2.3. Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản
* Nông nghiệp: Năm 2018 thời tiết diễn biến khá phức tạp, lũ lụt, sâu bệnh hại lúa xảy ra ở một số nơi; giá cả thị trường biến động; giá vật tư nông nghiệp, giống, phân bón tăng nhưng sản xuất nông lâm nghiệp vẫn phát triển theo chiều hướng tích cực, năng xuất lúa, ngô và một số cây trồng khác đều tăng, đảm bảo an ninh lương thực trong vùng. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2018 là 4.543 tấn, bình quân sản lượng lương thực có hạt trên đầu người là 107,14 kg/người.
* Lâm nghiệp: Ngoài tăng cường sản lượng lương thực thành phố còn quan tâm đến đầu tư phát triển rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, hoạt động này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn kế hoạch đã đề ra.
Diện tích rừng qua các năm liên tục được duy trì nhằm mục đích rừng sản xuất và rừng phòng hộ giảm ô nhiễm môi trường, chống xói mòn đất, phủ xanh đất trống đồi trọc. Trồng rừng hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch.
* Chăn nuôi: Tại một số địa phương đã xảy ra bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng ở trâu, bò, bệnh Lép tô ở lợn, gà, nhưng với sự cố gắng nỗ lực của bà con nông dân, tích cực chủ động tiêm phòng chống dịch bệnh, phát hiện bệnh sớm, chữa trị kịp thời, nên đã duy trì được đàn gia súc, gia cầm (Báo cáo tổng kết, năm 2018).
2.1.3. Đánh giá các điều kiện của địa bàn nghiên cứu đối với sản xuất rau an toàn
2.1.3.1.Những tiềm năng và thuận lợi
- Với địa hình đa dạng, đất đai rộng lớn, nguồn nước khá dồi dào, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. Quản lý Nhà nước ở các cấp, ban ngành và doanh nghiệp trong vùng có sự phối hợp tốt, nên rất thuận lợi cho việc chỉ đạo thực hiện các chủ chương, chính sách trong phát triển kinh tế của vùng.
- Nguồn lao động trẻ, có sức khoẻ, cộng đồng đoàn kết. Đây là một thuận lợi lớn trong việc huy động nguồn lực tại chỗ và hợp tác trong phát triển sản xuất.
- Người dân có tập quán sản xuất tập trung trên diện tích lớn, người sản xuất có khả năng nắm bắt và sẵn sàng tiếp cận nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Có các vùng sản xuất tập trung, vùng chuyên canh có điều kiện tương đối tốt về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất Nông nghiệp. Đó là hệ thống kênh tưới, tiêu luôn được tu bổ, chỉnh sửa hàng năm, Hệ thống điện khá ổn định.
2.1.3.2. Những khó khăn, thách thức
Mặc dù có nhiều lợi thế và trong đó có nhiều lợi thế rất cơ bản, song thành phố Bắc Kạn cũng gặp phải không ít những khó khăn và thách thức có ảnh hưởng sâu sắc tới ngành trồng rau
- Là vùng thường xuất hiện các điều kiện thời tiết bất lợi như: hạn hán, gió bão, sương muối, lũ lụt...., đây cũng là khó khăn trong việc sản xuất nông nghiệp của vùng.
- Hệ thống giao thông nội đồng còn kém, chủ yếu là đường đất, lún sụt, mấp mô gây khó khăn cho việc đi lại và vận chuyển vật tư, sản phẩm.
- Năng suất, chất lượng của một số loại cây trồng còn thấp, hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích còn chưa cao.
- Việc tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất của người dân còn ít, đặc biệt là thiếu hiểu biết về sản xuất rau an toàn dẫn đến việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón vô cơ, làm cho sản phẩm rau bị ô nhiễm, không đảm bảo an toàn.
- Thiếu bộ giống tốt phục vụ cho sản xuất. Cơ hội lựa chọn về giống cho người dân còn hạn chế.
- Thị trường nông sản không ổn định. gây khó khăn cho phát triển sản xuất hàng hóa.
2.1.3.3. Các vấn đề tồn tại trong sản xuất rau của địa phương
- Vị trí và vai trò của sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, chưa được xem trọng, người sản xuất có xu hướng rời bỏ sản xuất nông nghiệp, một số cơ chế quản lý còn nhiều bất cập trong hoạch định và thực thi các chính sách phát triển nông nghiệp.
- Quy hoạch đất đai, cơ cấu cây trồng còn chưa hợp lý, chưa hướng tới thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông sản.
- Cơ sở hạ tầng (giao thông nội đồng) còn kém, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
- Mức đầu tư vào nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hàng hóa và hiện đại. Đây là nguyên nhân cơ bản làm cho kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của quá trình CNH, HĐH và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp hiện nay.
- Tổ chức sản xuất còn phân tán, quy mô nhỏ lẻ, các hoạt động của sản xuất nông nghiệp còn yếu kém chưa phát triển, tính liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn hạn chế…
- Việc thay đổi và phát triển cây trồng mới vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn do thiếu thông tin và điều kiện tiếp cận với các công nghệ tiên tiến.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Hệ thống pháp lý, quy định luật lệ, thực thi liên quan đến sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn nghiên cứu
- Thực trạng sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
+ Sản xuất rau an toàn: Quy mô sản xuất, chủng loại rau, mùa vụ và hệ thống sản xuất, tổ chức sản xuất, sản lượng thu hoạch, cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ áp dụng,...
+ Khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp để phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Tiếp cận nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, tôi sử dụng tiếp cận sau đây:
- Tiếp cận vĩ mô: Sử dụng tiếp cận vĩ mô để thu thập các thông tin số liệu ở tầm tổng thể, bao quát trên phạm vị của thành phố hoặc thu thập thông tin qua khảo sát ở cấp sở, ban, ngành liên quan đến sản xuất và tiêu thụ RAT. Nghiên cứu khảo sát tình hình sản xuất và tiêu thụ RAT
- Tiếp cận vi mô: Sử dụng tiếp cận này để nghiên cứu một cách chi tiết, chuyên sâu các thông tin số liệu thu thập.
- Tiếp cận có sự tham gia: được thể hiện thông qua các hoạt động được làm bởi người dân địa phương hoặc là cá nhân, nông hộ và các tổ chức địa phương. Trong các hoạt động này, vai trò của người dân địa phương được đưa lên hàng đầu, người dân là chủ thể của tất cả các hoạt động.
- Tiếp cận theo điều kiện địa lý và địa hình
- Tiếp cận theo hình thức sản xuất kinh doanh RAT
2.3.2. Thu thập số liệu
a) Thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn trong các báo cáo hoặc các tài liệu đã công bố. Các thông tin này thường được thu thập từ các UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, các cơ quan, tổ chức, văn phòng dự án,…
Các dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập thông qua báo cáo tổng kết hàng năm của UBND thành Phố Bắc Kạn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn về thực trạng sản xuất RAT trên địa thành phố, dữ liệu tác giả thu thập bao gồm: các số liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa phương, diện tích trồng, năng suất,…
Thu thập các nguồn tài liệu trong nước như sách và tạp chí, cơ quan được công bố tại các nguồn chính thức sẽ được tác giả sử dụng cho nghiên cứu.
b)Thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập số liệu sơ cấp bằng các phương pháp chủ yếu sau đây:
- Quan sát trực tiếp ngoài hiện trường về sản xuất, kinh doanh thương mại sản phẩm rau xanh trên địa bàn, bao gồm RAT và RTT
- Phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ theo bộ câu hỏi chuẩn bị sẵn. Sử dụng phương phỏng vấn trực tiếp linh hoạt và thành thạo các dạng câu hỏi có liên quan đến sản xuất và thị trường tiêu thụ RAT.
Có 3 loại phiếu điều tra
(1) Phiếu điều tra hộ sản xuất rau. Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn