Thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 54 - 55)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.3.2. Thu thập số liệu

a) Thu thập số liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn trong các báo cáo hoặc các tài liệu đã công bố. Các thông tin này thường được thu thập từ các UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, các cơ quan, tổ chức, văn phòng dự án,…

Các dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập thông qua báo cáo tổng kết hàng năm của UBND thành Phố Bắc Kạn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn về thực trạng sản xuất RAT trên địa thành phố, dữ liệu tác giả thu thập bao gồm: các số liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa phương, diện tích trồng, năng suất,…

Thu thập các nguồn tài liệu trong nước như sách và tạp chí, cơ quan được công bố tại các nguồn chính thức sẽ được tác giả sử dụng cho nghiên cứu.

b)Thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp bằng các phương pháp chủ yếu sau đây:

- Quan sát trực tiếp ngoài hiện trường về sản xuất, kinh doanh thương mại sản phẩm rau xanh trên địa bàn, bao gồm RAT và RTT

- Phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ theo bộ câu hỏi chuẩn bị sẵn. Sử dụng phương phỏng vấn trực tiếp linh hoạt và thành thạo các dạng câu hỏi có liên quan đến sản xuất và thị trường tiêu thụ RAT.

Có 3 loại phiếu điều tra

(1) Phiếu điều tra hộ sản xuất rau. Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề liên quan đến cơ cấu cây trồng, tình hình sản xuất rau xanh, sử dụng phân bón, năng suất cây trồng nông nghiệp,.. Phương pháp điều tra chọn mẫu điều tra theo phương pháp phi ngẫu nhiên dựa theo sự thuận tiện trong quá trình thu thập thông tin trên thực địa tại các xã, phường sản xuất rau trên địa bàn thành phố Bắc Kạn. Các xã, phường được điều tra là những đơn vị có nhiều cơ sở sản xuất - tiêu thụ rau và đại diện cho các vùng khác nhau, cụ thể: Điều tra 30 hộ vào cuối năm 2018 (xã Nông Thượng 08 hộ, xã Dương Quang 07 hộ, phường Huyền Tụng 08 hộ, phường Xuất Hóa 07 hộ).

(2) Phiếu điều tra người tiêu dùng: Nội dung phiếu điều tra này tập trung vào đặc điểm khách hàng mua rau, giá cả, nhu cầu sở thích, mong muốn và nguyện vọng,... Có 30 cá nhân tiêu dùng RAT đã được điều tra, trong đó 10 người là công chức nhà nước, 10 người là công nhân lao động, còn lại 10 người là lao động tự do.

(3) Phiếu điều tra nhà cung ứng RAT. Tác giả chọn 10 người thu gom, 20 cửa hàng, để có cái nhìn của nhóm đối tượng này về tình hình tiêu thụ và thị trường tiêu thụ RAT trên địa bàn thành phố.

Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt và thành thạo các dạng câu hỏi có liên quan đến sản xuất và thị trường tiêu thụ RAT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 54 - 55)