Thực trạng về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 58)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1. Thực trạng về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Bắc

3.1.1. Thực trạng sản xuất rau an toàn trong những năm qua

3.1.1.1. Về công tác chỉ đạo

Phát triển rau an toàn là hướng đi đúng trong sản xuất nông nghiệp, tổ chức sản xuất rau an toàn theo hướng chuyên canh, sản xuất rau phải thực sự trở thành một nghề ở những vùng chuyên canh rau. Hướng tới xây dựng nghề trồng rau trở thành ngành sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế khá góp phần cải thiện đời sống cho người lao động, đồng thời tích cực vào phong trào bảo vệ môi trường, môi sinh.

Căn cứ vào hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Bắc Kạn về trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn.

Về chủ trương: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của tỉnh, UBND thành phố đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất rau, đặc biệt các vùng trọng điểm sản xuất rau tập trung của thành phố tại các xã Nông Thượng, xã Dương Quang, phường Huyền Tụng, phường Xuất Hóa. Chính sách hỗ trợ được thể hiện qua các dự án phát triển rau an toàn được UBND thành phố phê duyệt. Các dự án đầu tư mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn từng bước được hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, dự kiến phấn đấu đến năm 2030 toàn bộ diện tích rau trên địa bàn thành phố được sản xuất theo quy trình sản xuất rau an toàn, có sự kiểm soát chặt chẽ.

Công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố: có 3 đơn vị quản lý nhà nước tham gia tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố. Phòng Kinh tế thành phố được UBND thành phố giao tham mưu trong công tác quản lý nhà nước và chỉ đạo sản xuất rau, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (nay là Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp) thành phố tham gia tập huấn chuyển giao và giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn, Hội nông dân thành phố phối hợp cùng các Hội nông dân cơ sở tổ chức tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật sản xuất rau an toàn tới người nông dân.

Công tác tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất rau tại các xã, phường: được UBND các xã, phường giao cho cán bộ phụ trách nông lâm nghiệp quản lý và trực tiếp chỉ đạo sản xuất.

Hàng năm UBND thành phố giao cho các phòng ban, các ngành, các cơ quan của Thành phố hoạt động trên địa bàn như: Phòng Kinh tế thành phố, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp phối hợp tổ chức các buổi tập huấn chuyển giao TBKT, các lớp về phòng trừ dịch hại tổng hợp, vệ sinh an toàn thực phẩm tới các hộ nông dân, hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn.

3.1.1.2. Về diện tích sản xuất, năng suất, sản lượng, bố trí vùng sản xuất

Hiện nay tổng diện tích đất canh tác chuyên sản xuất rau khoảng 130 ha, tập trung chủ yếu tại các xã Nông Thượng, xã Dương Quang, phường Huyền Tụng, phường Xuất Hóa. Diện tích sản xuất rau an toàn của thành phố ngày càng được phát triển mở rộng, quy mô sản xuất ngày càng lớn, chủng loại rau ngày càng phong phú đa dạng:

Diện tích gieo trồng năm 2014 là 109 ha, năng suất đạt 65 tạ/ha, sản lượng rau 708 tấn, trong đó diện tích sản xuất theo quy trình sản xuất rau an toàn là 2,18 ha.

Năm 2015 diện tích gieo trồng rau 125 ha, năng suất 67 tạ/ha, sản lượng 837 tấn, trong đó diện tích sản xuất theo quy trình sản xuất rau an toàn 6,25 ha chiếm 5% diện tích.

Diện tích gieo trồng năm 2016 đạt 130 ha, năng suất 69,27 tạ/ha, sản lượng 901 tấn, trong đó có 13 ha rau an toàn chiếm 10 % diện tích.

Diện tích gieo trồng năm 2017 là 123 ha, năng suất đạt 73,47 tạ/ha, sản lượng rau 904 tấn, trong đó diện tích sản xuất theo quy trình sản xuất rau an toàn là 18,45 ha chiếm 15% diện tích.

Diện tích gieo trồng năm 2018 là 139 ha, năng suất đạt 83,3 tạ/ha, sản lượng rau 1.158 tấn, trong đó diện tích sản xuất theo quy trình sản xuất rau an toàn là 29,19 ha chiếm 21% diện tích, tăng so với năm 2014 là 27,01 ha.

Bảng 3.1: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của thành phố Bắc Kạn giai đoạn 2014-2018 Đơn vị: ha STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Tổng DT gieo trồng ha 109,00 125,00 130,00 123,00 139,00 Trong đó diện tích RAT ha 2,18 6,25 13,00 18,45 29,19 Tỷ lệ diện tích trồng

RAT/ tổng DT rau % 2 5 10 15 21

2 Năng suất Tạ/ha 65,00 67,00 69,27 73,47 83,30

3 Sản lượng Tấn 708 837 901 904 1.158

Bảng 3.2: Bố trí sản xuất rau, rau an toàn tại các xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Kạn 2016 - 2018 (Đơn vị: ha)

TT Tên xã Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng DT rau DT rau an toàn Tổng DT rau DT rau an toàn Tổng DT rau DT rau an toàn

1 X. Nông Thượng 30,00 3,00 25,00 4,00 30,00 7,00 2 X. Dương Quang 24,00 1,00 25,00 2,50 24,00 3,00 3 P. Huyền Tụng 27,00 6,00 26,00 7,00 27,00 10,00 4 P. Xuất Hóa 22,00 1,70 20,00 2,50 24,00 3,00 5 P. Phùng Chí Kiên 6,00 0,30 6,00 0,45 5,00 1,00 6 P. Đức Xuân 7,00 0,20 6,00 0,50 10,00 2,00

7 P. Nguyễn Thị Minh Khai 8,00 0,50 10,00 1,00 11,00 2,00

8 P. Sông Cầu 6,00 0,30 5,00 0,50 8,00 1,19

Tổng số 130,00 13,00 123,00 18,45 139,00 29,19

3.1.1.3. Cơ cấu giống, thời vụ và chủng loại rau

- Cơ cấu giống, thời vụ: một năm sản xuất rau được chia làm 3 vụ chính đó là vụ xuân, vụ hè thu và vụ đông:

Vụ xuân: cơ cấu giống gồm rau ăn lá chiếm khoảng 80%; rau ăn củ, quả chiếm 15%; rau gia vị chiếm khoảng 5%.

Vụ Hè thu: cơ cấu giống chủ yếu là rau ăn lá, diện tích khoảng 85%; rau ăn củ, quả chiếm 10%; rau gia vị chiếm khoảng 5%.

Vụ Đông: cơ cấu giống gồm rau ăn lá chiếm khoảng 75%; rau ăn củ, quả chiếm 20%; rau gia vị chiếm khoảng 5%.

- Chủng loại rau: hiện rất phong phú và đa dạng, về rau ăn lá chủ yếu là các loại rau họ hoa thập tự như cải bắp, xu hào, các loại cải ăn lá, rau muống..., các loại bầu bí, rau gia vị như mùi tàu, húng, tía tô...; Rau ăn củ: cải củ, khoai tây, hành tỏi...; Rau ăn quả như cà bát, cà tím, cà chua, đậu rau các loại.

3.1.1.4. Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng

Trong những năm qua các cấp chính quyền cơ sở luôn quan tâm tới việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất rau, đặc biệt là các vùng trọng điểm sản xuất rau an toàn của thành phố tập trung tại các xã Nông Thượng, xã Dương Quang, phường Huyền Tụng, phường Xuất Hóa.

Bảng 3.3. Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất rau an toàn

ĐV: Triệu đồng

Năm Tổng số vốn đầu tư Vốn ngân sách Vốn huy động

2015 697,26 491,00 206,26

2016 650,00 530,00 120,00

2017 810,00 670,00 140,00

2018 2.424,00 1.939,20 484,80

Nguồn: Phòng Kinh tế thành phố Bắc Kạn

Các dự án đầu tư mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn từng bước hiện đại hoá cơ sở hạ tầng. Một số hạng mục công trình như: kiến cố hoá được 3.886 m kênh mương và 5.300m2 nhà lưới tại phường Huyền Tụng.

- Trong năm 2016-2018 thành phố đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn triển khai thực hiện dự án rau công nghệ cao tại phường Huyền Tụng với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng.

3.1.1.5. Công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

Hàng năm phòng phòng Kinh tế thành phố, Hội nông dân, các cơ quan của Thành phố đóng trên địa bàn như trạm Trồng trọt và BVTV thường xuyên phối hợp tổ chức các buổi tập huấn chuyển giao TBKT, các lớp về phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, vệ sinh an toàn thực phẩm, quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn tới các hộ nông dân. Phối hợp cùng với các Sở ngành, Viện rau quả Thành Tây triển khai một số mô hình sản xuất rau an toàn trên địa bàn.

Sản xuất rau an toàn đã được các cấp chính quyền hết sức quan tâm tuy nhiên việc triển khai các dự án đầu tư còn chậm, thiếu đồng bộ, tập trung, chưa tạo được sự thay đổi để người nông dân vùng rau gắn bó với nghề.

Trên địa bàn thành phố Bắc Kạn hiện nay có 03 đơn vị quản lý nhà nước chính tham gia tổ chức, quản lý và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất rau an toàn là:

- Phòng Kinh tế thành phố

- Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thành phố - Hội nông dân thành phố.

Ngoài ra còn có một số đơn vị của tỉnh đóng trên địa bàn huyện như: Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bắc Kạn, Sở Khoa học và công nghệ, Công ty cổ phần vật tư kỹ thuật nông nghiệp,....

Trong 5 năm gần đây (2014-2018) các đơn vị trên đã triển khai thực hiện 08 mô hình sản xuất rau bằng nguồn vốn Sự nghiệp nông nghiệp của thành phố và nguồn vốn xây dựng nông thôn mới với số tiền 2,45 tỷ đồng, phối hợp với sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn thực hiện dự án “Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau tại thành phố Bắc Kạn - tỉnh Bắc Kạn” với diện tích xoay vòng 3,91 ha với tổng số kinh phí thực hiện 3,092 triệu đồng; chuyển giao cho bà con nông dân trồng rau thành phố Bắc Kạn nhiều tiến bộ kỹ thuật đặc biệt trong đó là:

- Tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn, giới thiệu những giống cây rau mới có năng suất, chất lượng cao;

- Kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau; - Kỹ thuật sử dụng phân bón để sản xuất rau an toàn. - Kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch.

Với các hình thức tập huấn kỹ thuật như: Tổ chức hội nghị, hội thảo về quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau; sử dụng phân bón để sản xuất rau an toàn; Tổ chức các lớp IPM trên rau, xây dựng các nhóm, liên nhóm sản xuất rau an toàn trong các vùng sản xuất rau tập trung. Xây dựng vùng sản xuất rau an toàn tập trung, mô hình sản xuất rau an toàn trong vùng sản xuất rau tập trung: tại các xã Nông Thượng, phường Huyền Tụng, xã Dương Quang, phường Xuất Hóa đã giúp bà con dễ dàng tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật mới.

3.1.1.6. Tình hình tổ chức thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn

Sản xuất RAT là thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt do đó việc tìm hiểu tình hình thực hiện quy trình sản xuất RAT của các hộ nông dân là vấn đề quan trọng và thông qua đó chúng ta có thể đánh giá đúng về chất lượng RAT của thành phố.

* Về môi trường sản xuất RAT bao gồm: đất, nước, không khí thì các hộ sản xuất RAT trong các xã Nông Thượng, xã Dương Quang, phường Huyền Tụng, phường Xuất Hóa đều đạt được tiêu chuẩn, vì khu sản xuất RAT của các xã, phường này không gần bệnh viện, nghĩa trang, đường quốc lộ hay là các nguồn nước thải,... nên không bị nhiễm bẩn, nhiễm kim loại nặng, ion Nitrat, các vi khuẩn vi sinh vật. Đất đai của các xã, phường này cũng rất thích hợp với sản xuất RAT vì đất cao, tơi xốp, có thành phần dinh dưỡng không bị nhiễm độc.

* Về nước tưới, ở các xã, phường trên số hộ có giếng khoan để phục vụ sản xuất rau còn rất ít, bình quân diện tích được tưới bằng nước giếng khoan mới đạt 700m2 /hộ, trong khi đó số hộ sử dụng nước ao, nước khe, sông, suối còn chiếm 30% số hộ và với 300m2/hộ.

Với thực trạng sử dụng nước tưới cho rau như ở các hộ, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm rau. Bởi theo quy trình sản xuất RAT thì cần phải sử dụng nước sạch để tưới cho rau. Nếu có điều kiện nên sử dụng nước giếng khoan, nếu không có giếng cần dùng nước khe, nước sông, nước ao, không bị ô nhiễm.

* Về sử dụng giống của hộ

Giống là một trong những yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm rau. Bảng 3.4 cho thấy, giống rau được mua chủ yếu từ các cửa hàng tư nhân, Chi nhánh vật tư nông nghiệp, giống do hộ tự để chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là giống rau cải, một số loại đậu rau. Hạt, cây giống được xử lý trước khi gieo trồng có tác dụng tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, diệt các mầm bệnh trên hạt giống và kích thích hạt giống nảy mầm, chóng mọc. Tuy nhiên thực tế cho thấy chỉ có 5% lượng hạt giống được xử lý, các hộ chỉ xử lý hạt giống đối với các loại cây bắt buộc như hạt cà rốt... Các hộ thường sử dụng các hình thức thủ công như dùng nước nóng, tro bếp, nước phân chuồng, nước giải để xử lý giống, chỉ có một số hộ sử dụng thuốc để xử lý (thuốc thường dùng của hộ là Sherpa 0,1%).

Bảng 3.4: Sử dụng giống trong sản xuất rau của nông hộ năm 2018

STT Diễn giải RAT RT % giống Số hộ % giống Số hộ

1 Giống mua từ Chi nhánh VTNN 30 25 20 20

2 Giống mua từ tư nhân 65 30 72 30

3 Giống do hộ tự để 5 3 8 5

4 Giống được xử lý 5 26 3 22

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra * Sử dụng phân bón

a) Phân chuồng và phân vi sinh

Phân chuồng và phân vi sinh được sử dụng để bón lót cho cây. Đây là hai loại phân có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, là nguồn phân bón đa dạng gồm đủ các chất đa lượng lẫn vi lượng. Tuy với số lượng không lớn nhưng là những thành phần dinh dưỡng hết sức cần thiết cho đất để nuôi cây.

trong sản xuất rau của nông hộ năm 2018

(tính trên 1.000m2)

STT Diễn giải RAT RTT

Số hộ % Số hộ %

1 Sử dụng phân chuồng hoai mục 10 33,33 8 26,67

2 Sử dụng phân chuồng tươi 1 3,33 3 10,00

3 Sử dụng phân vi sinh 15 50,00 10 33,33

4 Không sử dụng PC và VS 8 26,67 11 36,67

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Bảng 3.5 cho thấy các hộ sử dụng phân chuồng và phân vi sinh rất hạn chế. Đối với phân chuồng hoai mục, ở nhóm RAT có 10 hộ sử dụng, nhóm RTT có 8 hộ sử dụng; đối với phân vi sinh có 15 hộ sử dụng ở nhóm RAT và 10 hộ ở nhóm RTT. Trong quy trình sản xuất RAT đã khuyến cáo là tuyệt đối không dùng phân chuồng tươi để bón cho rau, nhưng ở nhóm RAT vẫn còn 1 hộ sử dụng, nhóm RTT có 3 hộ sử dụng. Đặc biệt có 8 hộ trong nhóm RAT và 11 hộ trong nhóm RTT không sử dụng cả hai loại phân bón trên.

b) Sử dụng phân bón hoá học

Qua tình hình sử dụng phân bón và phân vi sinh rất hạn chế vì vậy để bù lại chất dinh dưỡng cho đất, các hộ đã không ngừng tăng cường sử dụng phân bón hoá học cho rau.

Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, người sản xuất hầu như không quan tâm nhiều đến những khuyến cáo về quy cách bón phân hoá học, thể hiện ở chỗ các hộ đã sử dụng một cách lạm dụng phân hoá học vào sản xuất, nhất là phân đạm. Cụ thể, ở bắp cải phân đạm bón thực tế là 42 kg/1.000m2, trong khi quy trình khuyến cáo là nên bón từ 25-30 kg/1.000m2; cải ngọt mức bón thực tế vượt quy trình từ 6-9 kg/1.000m2; ở su hào mức chênh lệch này từ 9-16 kg/1.000m2. Trong khi đạm được hộ nông dân bón với số lượng lớn như vậy thì phân lân và kali các hộ sử dụng tương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 58)