Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 37 - 41)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau tỉnh Bắc Kạn

1.2.3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau, RAT trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Tỉnh Bắc Kạn nằm ở miền núi phía Bắc, có điều kiện tự nhiên và khí hậu tương đối thuận lợi cho việc phát triển cây rau. Từ trước đến nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh như huyện Ba Bể, huyện Ngân Sơn, huyện Chợ Đồn, huyện Bạch Thông, huyện Na Rì, huyện Chợ Mới, huyện Pác Nặm và thành phố Bắc Kạn đã sản xuất rau cho nhu cầu tiêu dùng của địa phương. Các hộ trồng rau chủ yếu là quy mô nhỏ, ít hộ có quy mô hàng hóa. Tại một số vùng, người dân còn sử dụng rau rừng, việc sản xuất rau chỉ mang tính tự cung tự cấp.

Do sản xuất rau của tỉnh vẫn còn mang tính tự phát, chủ yếu là quy mô nông hộ, sản xuất trong vườn gia đình, mang tính tự cung tự cấp cao, nên lượng rau tươi sản xuất được chỉ chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại địa phương, ít mang tính hàng hóa. Mặt khác, do lạc hậu về kỹ thuật sản xuất và áp dụng giống mới nên sản xuất rau mang tính mùa vụ cao. Mùa hè diện tích rau thường ít, chủng loại đơn điệu

(chủ yếu là rau muống và một số loại rau nhiệt đới khác). Chính vì vậy mà rau tươi dùng cho nhu cầu tiêu dùng nội tỉnh bị thiếu hụt, một số lượng rau lớn được vận chuyển từ nơi khác đến tiêu thụ tại thị trường Bắc Kạn, đặc biệt là trong vụ hè. Tuy nhiên, trong vụ đông xuân, do triển khai sản xuất rau vụ đông, sản phẩm thu hoạch ồ ạt trong thời gian ngắn tại hầu hết các địa phương gây nên hiện tượng thừa cục bộ, khả năng tiêu thụ kém dẫn đến hạn chế sản xuất.

Tại Bắc Kạn, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất rau an toàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 1059/QĐ-UBND ngày 11/7/2013). Tuy nhiên, rau an toàn còn chưa được người tiêu dùng biết đến nhiều. Toàn tỉnh chưa có vùng sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh. Mới chỉ có một số mô hình sản xuất rau an toàn của các đề tài, dự án như: “Mô

huyện Ba Bể (Thuộc Chương trình hợp tác giữa thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Kạn - Viện Nghiên cứu Rau quả chủ trì thực hiện), mô hình “Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất giống rau hoa và rau hoa thương phẩm chất lượng cao tại tỉnh Bắc Kạn” Thuộc Chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi” giai đoạn 2004 - 2010 Viện Nghiên cứu Rau quả chủ trì thực hiện; mô hình sản xuất rau an toàn tại xã Cẩm Giàng - huyện Bạch Thông, mô hình sản xuất rau an toàn trái vụ tại xã Quân Bình - huyện Bạch Thông; giai đoạn 2016-2018 Viện Nghiên cứu và phát triển công nghệ Nông lâm nghiệp Thành Tây triển khai Dự án Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau tại thành phố Bắc Kạn - tỉnh Bắc Kạn....và một số mô hình nhỏ của các chương trình khuyến nông, 30A, dự án Chương trình xây dựng nông thôn mới,...Các mô hình đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, số lượng sản phẩm chưa nhiều, không đủ tiêu thụ trên thị trường.

Bảng 1.1: Tình hình sản xuất rau trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 2018

STT Huyện, thành phố Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Chủng loại RAT

1 Thành phố Bắc Kạn 139 83,3 1.158 Cải các loại, đậu quả, cà chua, bắp cải, khoai tây, su hào, bí xanh, bí đỏ, các loại cà, mùi tàu, rau thơm, rau muống, rau cần, rau ngót, bầu, mướp, mướp đắng, su su, cà rốt, hành, tỏi, súp lơ… 2 Huyện Ba Bể 498 146,33 7.287 3 Huyện Chợ Đồn 450 114,18 5.138 4 Huyện Chợ Mới 272 93,68 2,548 5 Huyện Na Rì 496 110,34 5.473

6 Huyện Ngân Sơn 158 85,87 1.357

7 Huyện Pác Nặm 286 94,41 2.700

8 Huyện Bạch Thông 378 93,51 3.535

Nguồn: Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn

Tổng diện tích rau toàn tỉnh năm 2018 là 2.677 ha; phân bổ ở 08 huyện, thành phố với 122 xã, phường, thị trấn. Diện tích sản xuất RAT là 267,7 ha chiếm 10%.

Năng suất và sản lượng rau nói chung và rau an toàn trong năm 2018 đạt khá, năng suất rau đại trà trung bình đạt 109,06 tạ/ha/vụ, sản lượng rau đại trà đạt 29.196

tấn/năm. Đối với rau an toàn thì năng suất và sản lượng kém hơn rau đại trà, năng suất RAT đạt 90 tạ/ha/vụ, sản lượng RAT đạt 2.409,3 tấn/năm, tuy nhiên hiệu quả kinh tế mà rau an toàn mang lại lại cao hơn rau đại trà.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn rau an toàn hiện đang là hướng phát triển chính trong trồng rau, chủng loại và chất lượng rau an toàn ngày một phong phú và đảm bảo. Cơ cấu chủng loại RAT năm 2018 gồm hơn 10 loại rau thông thường và cao cấp, chất lượng RAT trên diện tích rộng đã được đảm bảo hơn do ý thức của bà con cũng như sự giám sát về quy trình sản xuất của cơ quan quản lý đã được cải thiện đáng kể.

1.2.3.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất rau và RAT

So với sản xuất rau thông thường thì RAT đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng thuận lợi và hiện đại hơn nhằm để đáp ứng nhu cầu khắt khe của quy trình sản xuất như nhà lưới, giếng khoan, hay giao thông …Hiện nay tỉnh Bắc Kạn có 8.300 m2 nhà lưới với 3 dạng hình là:

+ Nhà lưới kiên cố: Quy mô 792m2 (kết cấu khung thép, lưới nilon che kín mái và xung quanh).

+ Nhà lưới bán kiên cố: Quy mô 5.708m2 (kết cấu cọc thép hoặc bê tông, mái che và vách lưới).

+ Nhà lưới đơn giản: Quy mô 1.800m2 (khung cọc tre hoặc bê tông, mái che bằng lưới nilon rất đơn giản).

Về hệ thống tưới cho rau: Chủ yếu dùng hệ thống giếng khoan nhỏ tại ruộng: + Số lượng: 11.908 chiếc

+ Diện tích tưới: 1.840 ha

Về hệ thống kênh mương: Năm 2018 toàn tỉnh có 420 km kênh mương tưới cho 837 ha rau và 40 km đường bê tông nội đồng nhưng hiện trên 90% diện tích rau chưa có đường bê tông đây là một trong những khó khăn cần được các cấp chính quyền quan tâm.

1.2.3.3. Tiêu thụ rau, RAT

Bảng 1.2: Tình hình tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2018

STT Huyện, thành phố

Tiêu thụ theo giá RAT

Tiêu thụ theo giá rau thường Số lượng (tấn) % Số lượng (tấn) % 1 Thành phố Bắc Kạn 115,80 10 1.042,20 90 2 Huyện Ba Bể 1.093,05 15 6.193,95 85 3 Huyện Chợ Đồn 256,00 5 4.881,10 95 4 Huyện Chợ Mới 127,40 5 2.420,60 95 5 Huyện Na Rì 164,19 3 5.308,81 97

6 Huyện Ngân Sơn 67,85 5 1.289,15 95

7 Huyện Pác Nặm 81,00 3 2.619,00 97

8 Huyện Bạch Thông 247,45 7 3.287,55 93

Nguồn: Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn

Hình thức tiêu thụ đại trà của nông dân chủ yếu tiêu thụ tự do tại các chợ hoặc bán buôn.

Đối với RAT có nhiều hình thức tiêu thụ hơn như một số nông dân đã ký hợp đồng cung cấp rau thường xuyên cho các cửa hàng bếp ăn, nhà trường … số lượng không nhiều. Lượng lớn còn lại chủ yếu tự tiêu thụ qua các chợ hoặc bán buôn.

Riêng đối với RAT được cấp giấy chứng nhận đủ ĐK: Phần lớn đã có đầu ra ổn định bằng các hợp đồng cung cấp rau cho các nhà hàng, các trường học, bếp ăn tập thể,…

1.2.3.4. Tình hình quản lý nhà nước về rau, RAT

Trong năm 2018 tỉnh Bắc Kạn đã cấp 05 giấy chứng nhận “Đủ điều kiện sản xuất RAT”, 30 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh RAT.

Thanh tra liên ngành tỉnh Bắc Kạn gồm (Sở NN, sở Y tế, sở Công Thương, Sở Khoa học & Công nghệ…), thường xuyên thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh RAT và các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV. Thông qua các hình thức như lấy mẫu rau ngẫu nhiên để kiểm tra chất lượng.

Hiện nay tỉnh Bắc Kạn đang thử nghiệm thiết bị phân tích nhanh của Đài Loan và Test thử của Thái Lan (GT-Test Kit), tuy nhiên chưa đáp ứng yêu cầu quản lý chất lượng (chỉ xác định định tính 2 nhóm Cacbamat và Lân hữu cơ, độ chính xác không cao, thiếu tính pháp lý để xử phạt). Phương tiện phổ biến hiện nay để kiểm tra chất lượng sản phẩm rau an toàn là thiết bị phân tích dư lượng thuốc BVTV (sắc ký): Song chỉ có một số trung tâm được trang bị hệ thống này. Các mẫu rau lấy vừa qua đều gửi thuê phân tích ở các Trung tâm này. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế: Như thời gian trả lời kết quả lâu (7 ngày - 1 tháng), không phục vụ kịp thời công tác quản lý và chi phí thuê phân tích cao (từ 2 - 4 triệu đồng/mẫu) (Báo cáo tổng kết, năm 2018).

* Qua nghiên cứu các tài liệu, tôi có một số nhận xét sau:

- Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người, xã hội càng phát triển nhu cầu tiêu dùng rau quả ngày càng cao.

- Đặc điểm tiêu thụ rau quả ở Việt Nam là chủ yếu sử dụng rau tươi (90%), rau qua chế biến khoảng 10%, rau quả tươi tiêu thụ trên thế giới chỉ 7% còn có tới 93% là qua chế biến.

- Sản xuất rau quả ở Việt Nam còn ở trình độ thấp, quy mô nông hộ là chính, chủng loại tuy đa dạng phong phú song chất lượng thấp, sản phẩm rau quả nhập khẩu đang lấn át sản xuất trong nước.

- Các công trình nghiên cứu về thị trường tiêu thụ rau quả trên thế giới và Việt Nam đều cho rằng thông tin liên quan giữa sản xuất và thị trường rau quả còn thiếu, nhất là những nghiên cứu nhằm chỉ ra thị trường này hoạt động như thế nào.

- Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tiêu thụ rau là dân số, thu nhập, tập quán, thói quen tiêu dùng.

- Hạn chế của nghiên cứu về thị trường rau quả ở Việt Nam là có rất ít thông tin về kết cấu thị trường, hoạt động của thị trường và yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng rau quả…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 37 - 41)