Đa dạng thành phần loà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính đa dạng khu hệ thú, ảnh hưởng của con người và các giải pháp bảo tồn tài nguyên thú rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên chư mom ray tỉnh kon tum​ (Trang 26 - 32)

- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến và tranh thủ sự giúp đỡ của các chuyên gia động vật, thực vật, lâm sinh học, kinh tế xã hội, văn hoá dân tộc, đặc

4.1.1. Đa dạng thành phần loà

Đa dạng loài giữ vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái vì chúng tạo cho các quần xã sinh vật khả năng phản ứng và thích nghi tốt hơn đối với những sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh. Đa dạng loài có ảnh hưởng mang tính quyết định đến các quá trình sinh thái cơ bản như chu trình nước, chu trình nitơ, chu trình các bon, .... Mặt khác, để thực hiện bất kỳ một chiến lược, một kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học nào thì yêu cầu đầu tiên là phải biết tổ thành loài, trữ lượng của mỗi loài và sự phân bố không gian của chúng ra sao. Vì vậy, để hoạch định chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn tài nguyên thú nói riêng của khu BTTN Chư Mom Ray thì vấn đề đầu tiên là xác định tính đa dạng loài thú của Khu bảo tồn và mức độ đa dạng thành phần loài là công việc cực kỳ quan trọng.

Dựa trên các nguồn thông tin và số liệu thu được, dựa vào các tài liệu định loại thú, chúng tôi đã lập được danh lục các loài thú của khu BTTN Chư Mom Ray (Bảng 4.1 và Phụ lục 1).

Bảng 4.1 cho chúng ta thấy, khu hệ thú của Khu BTTN Chư Mom Ray có tổ thành loài rất đa dạng và gồm 97 loài thuộc 29 họ, 11 bộ. Về tỉ lệ các loài trong các họ và bộ khác nhau. Bộ Gặm nhấm có số bộ và số loài nhiều nhất, 5 họ, 30 loài (chiếm 30,93% tổng số loài). Tiếp đến là Bộ Ăn thịt có 6 họ, 24 loài (chiếm 24,74%). Bộ Guốc chẵn có 4 họ, 15 loài (chiếm 15,46%). Có 5 bộ có 1 họ, trong đó có tới 4 bộ có 1 họ mà trong họ có 1 loài, đó là Bộ Cánh da, Có vòi, Tê tê và Thỏ.

Điều chắc chắn rằng số loài trong bảng danh lục này là chưa đủ, còn nhiều loài thú khác chưa được phát hiện, đặc biệt là các loài thú nhỏ. Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế này là do địa bàn khảo sát (diện tích khu bảo tồn) rộng, nguồn nhân lực, nguồn tài chính hạn chế, điều kiện cũng như phương tiện nghiên cứu thiếu thốn.

Bảng 4-1 Thành phần loài thú (Mammalia) ở Khu BTTN Chư Mom Ray

STT Bộ Họ Loài

Tên Việt Nam Tên khoa học Số họ % Số loài %

1 Bộ Ăn sâu bọ Insectivora 3 10,34 4 4,12 2 Bộ Nhiều răng Scandenta 1 3,45 2 2,06 3 Bộ Cánh da Dermoptera 1 3,45 1 1,03

4 Bộ Dơi Chiroptera 3 10,34 8 8,25

5 Bộ Linh trưởng Primates 3 10,34 10 10,31 6 Bộ Ăn thịt Carnivora 6 20,69 24 24,74 7 Bộ Có vòi Proboscidae 1 3,45 1 1,03 8 Bộ Guốc chẵn Artiodactyla 4 13,79 15 15,46

9 Bộ Tê tê Pholidota 1 3,45 1 1,03

10 Bộ Gặm nhấm Rodentia 5 17,24 30 30,93

11 Bộ Thỏ Lagomorpha 1 3,45 1 1,03

Tổng 11 29 100 97 100

Lý do quan trọng dẫn đến tính đa dạng loài thú cao theo tôi là: - Khu BTTN Chư Mom Ray có nhiều sinh cảnh.

- Diện tích rừng tự nhiên lớn, liền dải;

- Có hệ sinh thái đồng cỏ rộng lớn, là điều kiện quan trọng thu hút các loài thú có guốc và sau đó là các loài thú ăn thịt.

- Nguồn nước dồi dào, đặc biệt là các suối nước nóng, suối nước khoáng. - Dân cư sống trong và quanh khu bảo tồn không nhiều.

Để thấy rõ hơn về tính đa dạng của khu hệ thú Chư Mom Ray, chúng tôi đã làm phép so sánh tổ thành loài thú với số loài thú toàn quốc và toàn khu vực Tây Nguyên.

Bảng 4-2 So sánh khu hệ thú Chư Mom Ray với toàn quốc và Tây Nguyên Số

TT

Bậc phân loại Khu vực

Bộ Họ Loài & phân loài

Số bộ % Số họ % Số loài % I Toàn quốc 12 100 37 100 275 100 II Chư Mom Ray Toàn quốc 11 91,67 29 78,38 97 35,3 Tây Nguyên 91,67 96,67 90,65

III Tây Nguyên 12 100 30 100 107 100

Như vậy:

- Về số bộ thú: Khu BTTN Chư Mom Ray chiếm 91,67% so với toàn quốc và Tây Nguyên(11/12 bộ, thiếu bộ Guốc ngón lẻ).

- Về số họ thú: Khu BTTN Chư Mom Ray chiếm 78,38% so với toàn quốc (29/37 họ) và 96,67% so với Tây Nguyên (29/30 họ) – hầu như tất cả các họ thú của Tây Nguyên đều có mặt ở khu BTTN Chư Mom Ray.

- Về số loài: Khu BTTN Chư Mom Ray chiếm 35,3% so với toàn quốc (97/275 loài) và 90,65% so với Tây Nguyên (97/107 loài).

Mặc dù mỗi khu BTTN khác nhau có nhiệm vụ bảo vệ những loài khác nhau và những hệ sinh thái rừng khác nhau nhưng sự so sánh trên cho thấy cần khẳng định 2 điểm quan trọng:

- Tính đa dạng loài thú ở Khu BTTN Chư Mom Ray rất cao;

- Nếu bảo vệ tốt khu hệ thú ở Khu BTTN Chư Mom Ray thì 96,67% số họ, 90,65% số loài thú của Tây Nguyên và 78,38% số họ, 35,3% số loài thú cả nước sẽ được bảo vệ;

Việc so sánh tính đa dạng loài, họ, bộ thú ở các khu bảo vệ với nhau có thể còn mang tính cơ học vì thời gian nghiên cứu, trình độ đội ngũ cán bộ thực hiện và cường độ nghiên cứu không đồng nhất nhưng nó cũng cho ta có được cách nhìn tổng thể về nguồn tài nguyên. Chấp nhận sự chưa đồng nhất này, chúng tôi đã làm phép so sánh số loài, họ, bộ ở Khu BTTN Chư Mom Ray với một số khu bảo vệ khác ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (bảng 4-3).

Bảng 4-3 So sánh số loài, họ, bộ thú Chư Mom Ray với các khu bảo vệ khác Số

TT Tên khu bảo vệ Diện tích(ha) Bậc phân loại

Nguồn tư liệu Loài Họ Bộ

1 Khu BTTN Chư Mom Ray 48.658 97 29 11 Khu BTTN Chư

Mom Ray, 2002

2 Khu BTTN Ngọc Linh 41.420 52 20 7 Khu BTTN Ngọc

Linh, 1998

3 Khu BTTN Kon Ka Kinh 41.710 41 25 8 Khu BTTN Kon Ka

Kinh, 1999

4 Vườn Quốc gia Yok Don 58.200 65 27 11 VQG Yok Don,

1997

5 Khu BTTN Chư Yang Sin 54.227 46 21 8 Khu BTTN Chư

Yang Sin, 1996

6 Khu BTTN Nam Ca 24.555 56 24 9 Khu BTTN Nam Ca,

1998

7 Vườn Quốc gia Cát Tiên 74.320 61 27 12 VQG Cát Tiên, 1997

Kết quả so sánh trên bảng 4-3 cho thấy khu BTTN Chư Mom Ray có số lượng loài và số họ nhiều nhất (97 loài), (29 họ) trong số 7 khu bảo vệ ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ và cũng có số loài và số họ cao nhất. Còn về đơn vị phân loại bộ thì khu hệ thú KBTTN Chư Mom Ray chỉ bằng Vườn Quốc gia Yok Don nhưng lại ít thua Vườn Quốc gia Cát Tiên.

Qua kết quả bảng 4-1, bảng 4-2 và bảng 4-3 ta thấy, lớp thú Khu BTTN Chư Mom Ray có độ đa dạng cao từ số bộ, họ đến loài. Để xác định thêm ý nghĩa quan trọng của khu hệ thú, chúng tôi đi sâu vào phân tích chi tiết một số họ chính ở khu BTTN Chư Mom Ray (Bảng 4-4)

Bảng 4-4 So sánh các họ chính ở khu BTTN Chư Mom Ray với Việt Nam S T T Họ Các loài hiện có ở % so với VN

Việt Nam Chư

Mom Ray

Tên Việt Nam Tên khoa học

1 Họ

Trâu Bò

(Bovidae)

Bò rừng Bos banteng  83,33

Bò tót Bos gaurus

Trâu rừng Bubalus bubalis

Sơn dương Capricornis sumatraensis

Bò xám Bos sauveli

Sao la Pseudoryx nghetinhensis 0

2 Họ

Hươu Nai

(Cervidae)

Nai Cervus unicolor  88,89

Nai cà toong Cervus eldi

Hươu vàng Cervus porcinus

Hoẵng vó vàng Muntiacus muntjak vaginalis  Hoẵng vó đen Muntiacus muntjak nipripes  Hoẵng đốm ngón

trắng

Muntiacus muntjak annamensis

 Mang lớn Megamunticus vuquangensis  Mang Trường Sơn Canninmuntiacus

truongsonensis

Hươu sao Cervus nippon 0

3 Họ Mèo

(Felidae)

Mèo rừng Felis bengalensis  87,5

Mèo ri Felis chaus

Mèo gấm Felis marmorata

Beo lửa Felis temmincki

Báo gấm Neofelis nebulosa

Hổ Panthera tigris

Báo hoa mai Panthera pardus

Mèo cá Felis viverrina 0

4 Họ Cầy

Viverridae

Cầy hương Viverricula indica  60

Cầy giông Viverra zibetha

Cầy vòi mốc Paguma larvata

Cầy vòi hương Paradoxurus hermaphroditus

 Cầy mực Arctictis binturong  Cầy vằn nam Hemigalus derbyanus  Cầy vằn bắc Chrotogale owstoni 0 Cầy tai trắng Artogalidia trivirgata 0 Cầy nước Cynogale bennetti 0 Cầy gấm Prionodon pardicolor 0

5 Họ Voi

Elephantidae

* Họ Trâu bò (Bovidae): Họ Trâu bò, theo “Danh lục các loài thú Việt Nam” [11] thì Việt Nam có 6 loài, đó là:

Bò xám (Bos sauveli) Bò tót(Bos gaurus)

Bò rừng(Bos banteng)

Trâu rừng (Bubalus bubalis)

Sơn dương (Capricornis sumataensis)

Sao la(Pseudoryx nghetinhensis)

Trong số đó thì chỉ có 2 loài Bò tót và Sơn dương là có vùng phân bố rộng trong toàn quốc, 1 loài (Sao la) phân bố ở Trung Bộ (từ Nghệ An đến Quảng Nam), còn 3 loài (Bò xám, Trâu rừng, Bò rừng) có vùng phân bố từ đèo Hải Vân trở vào Nam. Theo số liệu của Trần Hồng Việt (1986) [33]; Đỗ Tước (1995), Đặng Huy Huỳnh (2001) [14] và số liệu điều tra thực địa năm 2002 của chúng tôi thì 5 loài: Bò tót, Bò rừng, Bò xám, Trâu rừng và Sơn dương đã ghi nhận được ở Khu BTTN Chư Mom Ray. Trong đó, loài Bò xám chỉ có thông tin thu được trong những năm trước 1975 và vẫn còn nhiều hy vọng nhất trong số các khu bảo tồn ở Việt Nam có thể được tìm thấy ở đây. Tất cả các loài này đều nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và Nhóm IB Nghị định 48/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2002 (sửa đổi, bổ sung Nghị định 18/HĐBT ngày 17/2/1992) [3, 7].

* Họ Hươu nai (Cervidae) cũng chiếm số lượng lớn so với các loài có ở Việt Nam (8/9 loài chiếm 88,89%), trong đó có 2 loài mới tìm thấy ở Việt Nam trong những năm giữa thập kỷ 90 là Mang lớn và Mang Trường Sơn. Trong số này có 5 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới (62,5%).

* Đối với các loài trong họ mèo (Felidae): Khu BTTN Chư Mom Ray có 7/8 loài hiện có ở Việt Nam chiếm 87,5%, đó là:

1. Hổ (Panthera tigris)

2. Báo gấm (Neofelis nebulosa) 3. Báo hoa mai (Panthera pardus) 4. Beo lửa (Catopuma temmincky) 5. Mèo gấm (Pardofelis marmarata)

6. Mèo ri (Felis chaux)

7. Mèo rừng (Felis bengalensis)

Trong 7 loài này thì đã có 6 loài có nguy cơ tuyệt chủng nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, và Nhóm IB Nghị định 48/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2002 (chiếm 85,7%).

* Đối với các loài trong họ cầy (Viverridae): Khu BTTN Chư Mom Ray có 6/10 loài hiện có ở Việt Nam chiếm 60%.

* Đối với các loài trong họ Voi (Elephantidae): Khu BTTN Chư Mom Ray có 1/1 loài hiện có ở Việt Nam chiếm 100%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính đa dạng khu hệ thú, ảnh hưởng của con người và các giải pháp bảo tồn tài nguyên thú rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên chư mom ray tỉnh kon tum​ (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)