Đai từ 200-700m so với mặt nước biển (hệ sinh thái rừng nửa rụng lá hơi khô nhiệt đới núi thấp)có 72 loài chiếm (74,2%);
Đai từ 700-1.000m (hệ sinh thái rừng thưa nửa rụng lá đất thấp mưa mùa nhiệt đới), có 41 loài chiếm (42,3 %);
Đai từ 1.000 -1.500 m chỉ có 20 loài (20,6%).
Đai cao từ 1.500-1.773 m có thành phần loài động vật nghèo nhất.
Như vậy đa số các loài thú khu BTTN Chư Mom Ray sống tập trung ở đai cao từ 200-700m, thành phần các loài thú ở mỗi hệ sinh thái, mỗi đai cao luôn luôn tỷ lệ nghịch với đai cao của từng khu vực và qui luật phân bố của các loài thú theo độ cao là “Khi độ cao tăng thì sự đa dạng loài giảm”.
5.1.2.ảnh hưởng của con người đến tài nguyên thú:
* ảnh hưởng trực tiếp của con người - Hoạt động săn bắn, bẫy bắt: Săn bắn, bẫy bắt thú rừng là mối đe doạ lớn nhất đối với hệ động vật của khu BTTN Chư Mom Ray và hiện vẫn tiếp diễn.
* ảnh hưởng gián tiếp của con người: Các hoạt động khai thác lâm sản, phá rừng làm nương rẫy trái phép, cháy rừng, thu hái lâm sản phụ đã ảnh hưởng đến sinh cảnh và môi trường sống của các loài thú.
5.1.3. Đề xuất những giải pháp quản lý và phát triển bền vững tài nguyên thú:
Trên cơ sở phân tích các ảnh hưởng của con người đến tài nguyên thú của khu bảo tồn, các mối đe dọa và rủi ro trong thời gian tới, luận văn đã đưa ra một số giải pháp cụ thể trên các lĩnh vực:
Đổi mới công tác tổ chức và tăng cường năng lực cán bộ đối với khu bảo tồn đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng.
Tăng cường các hoạt động khoa học thông qua việc xây dựng các chương trình điều tra và giám sát và phát triển cho từng nhóm thú (móng guốc, thú ăn thịt, thú linh trưởng, ...), đặc biệt đối với loài Bò xám.
Tăng cường sự tham gia và giảm sức ép của cộng đồng lên tài nguyên thú thông qua các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức môi
trường, pháp luật (chương trình tuyên truyền thôn bản, xây dựng và in các ấn phẩm phục vụ công tác tuyên truyền).
Hợp tácvới các đồn biên phòng 705, 677, 709 để làm tốt công tác bảo vệ an ninh biên giới kết hợp với bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.
Xây dựng hương ước thôn bản với các cơ quan ban ngành có chức năng, với chính quyền các cấp.
Tăng cường hiệu lực của pháp luật, các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về rừng
Phát triển kinh tế, giảm sức ép của cộng đồng lên tài nguyên rừng bằng việcxây dựng các mô hình sản xuất “Nông lâm kết hợp”, “Canh tác trên đất dốc”, “Xây dựng bếp lò cải tiến”, "Giảm tỉ lệ tăng dân số” và “Khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ”.
5.2.Tồn tại
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng đề tài vẫn còn có những tồn tại nhất định:
Về tính đa dạng của khu hệ thú Chư Mom Ray, đề tài mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá tính đa dạng về thành phần loài, đa dạng về các giá trị mà chưa có những nghiên cứu cụ thể về trữ lượng các loài thú trong từng bộ, họ, chưa có nghiên cứu về biến động số lượng của các loài thú ở từng mùa, nguồn thức ăn...
Nghiên cứu về ảnh hưởng của con người đến tài nguyên thú mới được dựa phần lớn vào số liệu những vụ vi phạm đã được lập hồ sơ xử lý, số liệu điều tra phỏng vấn nên có thể chưa sát với thực tế, nên những đánh giá cũng mang tính chất tương đối.
5.3. Kiến nghị
Trên cơ sở nội dung, mục tiêu của đề tài đặt ra cũng như những tồn tại đã nêu, chúng tôi có một số kiến nghị :
Nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của con người vào khu bảo tồn, trước hết cần nhanh chóng triển khai việc cắm các mốc ranh giới ở phía Tây Bắc và Tây Nam của khu bảo tồn.
Kiến nghị UBND tỉnh mở rộng diện tích khu bảo tồn nhằm tạo ra nhiều cơ hội bảo tồn hơn cho các loài thú cũng như đề nghị chuyển đồn biên phòng 705 ra khỏi vùng lõi của khu bảo tồn.
Trên cơ sở các báo cáo, đề tài đã có, cần tiếp tục có những chương trình nghiên cứu, giám sát đánh giá trữ lượng của các loài thú nhằm bảo vệ, phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng của quần thể.
Khu bảo tồn kết hợp với công an huyện tổ chức việc kê khai đăng ký các loại vũ khí và qui định chặt chẽ việc sử dụng các loại súng. Phối hợp với kiểm lâm huyện tổ chức truy quét, kiểm tra tháo dỡ các loại bẫy còn đặt trong rừng.
Kêu gọi các nguồn vốn đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước trong lĩnh vực bảo tồn các loài thú quí, hiếm (đặc biệt là nghiên cứu về Bò xám).
Có các dự án đầu tư phát triển kinh tế vùng đệm; khuyến khích người dân tham gia hướng dẫn khách tham quan du lịch sinh thái, sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm...
Tăng cường biên chế cho ban quản lý cũng như đào tạo cán bộ, đầu tư mua sắm trang thiết bị để phục vụ cho công tác bảo tồn đạt hiệu quả.
Đề xuất xây dựng mở rộng Chư Mom Ray thành khu bảo tồn thiên nhiên liên quốc gia liên kết với Vườn quốc gia Virachey (Campuchia) và Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ghong (Lào).
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Ban quản lý dự án bảo vệ rừng và phát triển nông thôn (2000-2001), Kế hoạch hành động các xã: Rờ Kơi, Sa Nhơn, Sa Sơn, Mo Ray, Thị trấn, Ya Xia, Sa Loong, Bờ Y- huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
2. Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Ray (1999, 2000, 2001), Đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Ray, Kon Tum.
3. Bộ khoa học, công nghệ và môi trường (2000), Sách đỏ Việt Nam - phần động vật,NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
4. Bộ khoa học, công nghệ và môi trường - Cục môi trường (2000), Hội thảo trao đổi thông tin đa dạng sinh học vùng Tây Nguyên, Hội thảo tại Ba Vì - Hà Tây (từ 29/2-01/3/2000).
5. Bùi Ngọc Sách (1991), Thiên nhiên và săn bắn ở Việt Nam, NXB văn hóa dân tộc, Hà Nội.
6. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam, Hà Nội.
7. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Nghị định 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung danh mục thực vật rừng, động vật rừng quí hiếm và chế độ quản lý bảo vệ kèm theo Nghị định 18/HĐBT ngày 17/01/1992 của Hội đồng bộ trưởng. 8. D.A. Gilmour and Nguyễn Văn Sản (1999), Quản lý vùng đệm ở Việt Nam,
IUCN – Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế, Cục kiểm lâm Việt Nam, Hà Nội.
9. Dự án bảo vệ rừng và phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum (2001), Kế hoạch quản lý sửa đổi cho Khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Ray, Kon Tum. (Báo cáo).
10. Đặng Huy Huỳnh (1986), Sinh học và sinh thái các loài thú móng guốc ở Việt Nam,Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
11. Đặng Huy Huỳnh, Đào Văn Tiến, Cao Văn Sung, Phạm Trọng ảnh, Hoàng Minh Khiên (1994), Danh lục các loài thú (Mammalia) Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
12. Đặng Huy Huỳnh (1998), Bảo vệ và phát triển lâu bền nguồn tài nguyên động vật rừng Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
13. Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (2000), Đa dạng sinh vật và vai trò của chúng trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Tây Nguyên, Hội thảo tại Đăk Lăk.
nhiên Chư Mom Ray, Báo cáo Dự án bảo vệ rừng và phát triển nông thông tỉnh Kon Tum.
15. Đào Văn Tiến (1978), Phân vùng địa lý động vật Việt Nam, Tạp chí động vật, Hà Nội.
16. Đào Văn Tiến (1985),Khảo sát thú miền Bắc Việt Nam,Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
17. Fauna & Flora International (2000), Hướng dẫn điều tra ngoại nghiệp linh trưởng.
18. Hội đồng Bộ trưởng (1992), Nghị định 18/HĐBT ngày 17/01/1992 của Hội đồng bộ trưởng ban hành danh mục thực vật rừng, động vật rừng quí hiếm và chế độ quản lý bảo vệ.
19. Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam- Phân hội các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (1997), Tuyển tập báo cáo: Hội thảo quốc gia về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, TP Hồ Chí Minh.
20. IUCN, UNDP, WWF (1996), Cứu lấy trái đất - chiến lược cho cuộc sống bền vững, Bản dịch của Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội. NXB KHKT, Hà Nội.
21. Lê Hiền Hào (1972), Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
22. Lê Vũ Khôi-Nguyễn Nghĩa Thìn (2001), Địa lý sinh vật, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
23. Nguyễn Minh Hân, Bùi Hữu Mạnh và Mạc Lê Đan Thanh (2001),Quản lý động vật hoang dã vùng nhiệt đới - Tập I, II, Dự án bảo tồn vườn quốc gia Cát Tiên, Việt Nam.
24. Nguyễn Tấn Phong (2001), Qui hoạch và quản lý vườn quốc gia và khu bảo tồn,Dự án bảo tồn vườn quốc gia Cát Tiên, Việt Nam.
25. Nguyễn Tứ (2000),Những động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng, Nhà xuất bản Trẻ.
26. Phạm Nhật (1993), Góp phần nghiên cứu thú Linh trưởng và đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái Khỉ vàng (Macaca mulatta Zim.), Khỉ cộc (Macaca arctoides Geof.), Chà vá (Pygathrix nemaeus Lin.) và Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dol.) ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ sinh học, Hà Nội.
27. Phạm Nhật (1995), Tài nguyên thú linh trưởng và vai trò các khu rừng cấm trong công tác bảo vệ chúng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
28. Phạm Nhật, Nguyễn Xuân Đặng & Gert Polet (2001).Sổ tay ngoại nghiệp nhận diện các loài thú của Vườn quốc gia Cát Tiên, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
29. Richard B.Primack (1999), Cơ sở sinh học bảo tồn, Bản tiếng Việt do Võ Quí, Phạm Bình Quyền, Hoàng Văn Thắng, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường - Đại học quốc gia Hà Nội dịch. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
30. Roland Eve - Shobhana Madhavan - Vu Van Dzung (2000). Qui hoạch không gian để bảo tồn thiên nhiên ở khu BTTN Vũ Quang, WWF Indochina, Hà Nội.
31. Thông điệp (2000), Thông điệp của hội thảo về bảo vệ đa dạng sinh học vùng Tây Nguyên, Đăk Lăk 15-16/6/2000.
32. Traffic, Cục kiểm lâm, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật (2000), Nhận dạng động vật hoang dã bị buôn bán,NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
33. Trần Hồng Việt (1986), Thú hoang dại vùng Sa Thầy và ý nghĩa kinh tế của chúng, Luận án Tiến sĩ sinh học, Hà Nội.
34. Viện Điều tra qui hoạch rừng (1995), Luận chứng kinh tế kỹ thuật Khu BTTN Chư Mom Ray.
Tiếng Anh
35. Krish Ma-B. (1997),Social change and conservation environmental politics and impacts of National Parks and Protected Areas, U.K.
36. Larry D.Harris (1984), The Fragmented Forest: Island Biogeography Theory and the Preservation of Biotic Diversity, The University of Chicago Press.
37. Michael C.Baltzer-Nguyen Thi Dao- Robert G.Shore (2001), Toward a vision for Biodiversity conservation in the forest of the lower MeKong ecoregion complex,WWF Indochina, Ha Noi.
38. Osgood W.H. (1932), Mammals of the Kelley-Roosevelt and Delacour Asiatic expeditions,Chicago-USA.
39. Van Peenen P. F., 1969. Preliminary Identification Manual for Mammals of South Vietnam.Washington.
40. William J.SutherLand (2000), The Conservation Handbook: Research, Management and Policy,U.K.