- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến và tranh thủ sự giúp đỡ của các chuyên gia động vật, thực vật, lâm sinh học, kinh tế xã hội, văn hoá dân tộc, đặc
4.1.3. Đa dạng về các giá trị:
Tài nguyên động thực vật rừng nói chung và thú nói riêng là một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong các tài nguyên rừng, thú cũng là một trong số ít các loại lâm sản có mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, bảo vệ môi trường của con người.ý nghĩa thực tiễn của thú thường được thể hiện qua 2 mặt đối lập nhau, vừa có lợi, vừa có hại. Một thực tế là không có loài thú nào mà tất cả các sinh hoạt của nó là tuyệt đối có lợi hoặc tuyệt đối có hại đối với con người và hệ sinh thái rừng. Do vậy, việc đánh giá giá trị của thú rừng Khu BTTN Chư Mom Ray nhằm giúp con người tìm được những giải pháp quản lý, phát huy mặt lợi và hạn chế mặt có hại của chúng. Tuy nhiên, những đánh giá của chúng
tôi trong luận văn này mới chỉ là định tính, do vậy, ý nghĩa của nó mới chỉ dừng lại ở việc nâng cao nhận thức của con người đối với nguồn tài nguyên thú nhằm giúp cải thiện cách ứng xử của con người với nguồn lợi này.
Để đánh giá toàn diện giá trị của nguồn tài nguyên thú rừng ở Khu BTTN Chư Mom Ray để từ đó đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thú rừng, chúng tôi tạm chia theo các nhóm: thú có giá trị bảo vệ rừng (tiêu diệt côn trùng gây hại, phát tán hạt, thụ phấn, làm tơi xốp đất rừng, ...), khoa học (quí hiếm), thú cho thịt (thực phẩm), thú cho da lông, thú cho dược liệu, thú làm cảnh, thú xuất khẩu...
Thú quí hiếm là những loài đã được đưa vào Sách Đỏ thế giới (IUCN), Sách Đỏ Việt Nam (Phần động vật, năm 1992) [3], Nghị định 48/2002/NĐ-CP (22/4/2002) của Chính phủ [7], số liệu thu thập thực địa, ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước, tình hình sử dụng thực tế ở địa phương và trên toàn quốc.... Trên cơ sở danh lục thú của Khu BTTN Chư Mom Ray, chúng tôi lập bảng các giá trị của các loài thú được sắp xếp theo từng họ trong các bộ thú (Bảng 4-6).
Bảng 4-6 Đa dạng giá trị của các loài thú ở Khu BTTN Chư Mom Ray
Số Bộ, họ Giá trị kinh tế Gtrị BVR Nguồn gen
TT Tên
phổ thông
Tên
Khoa học TP DL DLi LC DLST XK L H NĐ48 VNSĐ CNIU
I Bộ Ăn sâu bọ Insectivora - - - - - - 3 - - - -