Tăng cường năng lực cán bộ và các hoạt động quản lý tài nguyên thú ở Khu bảo tồn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính đa dạng khu hệ thú, ảnh hưởng của con người và các giải pháp bảo tồn tài nguyên thú rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên chư mom ray tỉnh kon tum​ (Trang 54 - 62)

X Bộ Gặm nhấm Rodentia 30 21 17 4 24 Họ Sóc bayPteromyidae3-33

4.3.1. Tăng cường năng lực cán bộ và các hoạt động quản lý tài nguyên thú ở Khu bảo tồn:

Khu bảo tồn:

Điều đầu tiên mà chúng tôi muốn đề cập đến ở là con người. Đảng ta đã nhận định:"Nguồn nhân lực chính là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá..." (Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX). Vì vậy, trên cơ sở bộ máy quản lý của khu bảo tồn đã có chúng ta cần sắp xếp và nâng cao năng lực cán bộ.

4.3.1. 1. Công tác qui hoạch cán bộ:

Ban quản lý khu BTTN Chư Mom Ray là một cơ quan có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng khu bảo tồn theo đúng điều 12 "Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý rừng đặc dụng" của quyết định 08/2001/QĐ-TTg. Ban quản lý Khu bảo tồn có nhiệm vụ bảo vệ một cách hiệu quả tính đa dạng sinh học của khu BTTN Chư Mom Ray và quản lý một cách bền vững nguồn tài nguyên rừng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ chung, cần cụ thể hoá các công việc:

 Tuần tra và thi hành pháp luật; Quản lý hành chính và tài chính;

 Quản lý vùng lõi: Phân định ranh giới, quản lý, nghiên cứu, giám sát động thực vật và hệ sinh thái; quản lý tài sản của khu bảo tồn;

 Đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ trong lĩnh vực bảo tồn;

 Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng của khu bảo tồn.

Hiện nay Ban quản lý khu BTTN Chư Mom Ray có tất cả 39 cán bộ công chức; trong đó có 11 cán bộ có trình độ đại học, 19 trung cấp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của khu bảo tồn, dựa theo các báo cáo về kế hoạch quản lý và tình hình thực tế hiện nay, theo chúng tôi cần sắp xếp lại bộ máy, cơ cấu tổ chức và qui hoạch cán bộ như sau:

Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý khu BTTN Chư Mom Ray (sau khi sắp xếp và tăng cường) 1 2 3 3 Tổ tuyên truyền Giám đốc (1) P.Giám đốc (1) Hạt kiểm lâm (55) P.kỹ thuật (6) P. kế toán (2) P.hành chính (10) Trưởng phòng

(1) Trưởng phòng(1) Trưởng phòng(1) Hạt trưởng(1)

Nhân viên (2) Thủ thư (1) Thủ quĩ (1) Nhân viên (2) Nhân viên KL viên (35) KL viên (9) Tổ trưởng T.truyền (1) Trạm trưởng (9)

Đội trưởng Đội cơ động (1)

Bảo vệ (2) Bảo dưỡng (2) Lái xe (2)

Đội trưởng T.truyền (1)

Như vậy sau khi sắp xếp, tăng cường và qui hoạch cán bộ thì khu bảo tồn cần 75 cán bộ công chức (trong khi hiện nay mới chỉ có 39), tính ra còn thiếu 36 cán bộ. Đặc biệt là khi khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Ray đã được chuyển thành Vườn quốc gia thì công tác tổ chức hành chính và qui hoạch cán bộ đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra. Phân công nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng, có thể được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 4-12 Tổng quát nhiệm vụ và trách nhiệm của các phòng ban của khu bảo tồn

Vị trí Số

lượng Nhiệm vụ và trách nhiệm

Ban giám đốc (2)

Giám đốc 1 Quản lý toàn bộ các hoạt động của khu bảo tồn

Quản lý tài chính (bao gồm cả kêu gọi các nguồn vốn đầu tư)

Chỉ đạo chiến lược tuyên truyền nâng cao nhận thức

Chỉ đạo và giám sát việc thực hiện kế hoạch quản lý

Chỉ đạo và giám sát công tác tổ chức hành chính

Chỉ đạo công tác tuần tra và thi hành pháp luật

Chỉ đạo công tác chuẩn bị và thực thi các kế hoạch tác nghiệp và kế hoạch tài chính hàng năm.

Phối hợp với cơ quan tỉnh và các cấp chính quyền địa phương Phó giám

đốc 1 Giám sát hoạt động tuần tra và thi hành pháp luật

Chỉ đạo và giám sát các hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động bảo tồn.

Phụ trách công tác lập kế hoạch phát triển, bảo dưỡng và sửa chữa cơ sở hạ tầng

Hướng dẫn chiến lược và giám sát các hoạt động tuyên truyền giáo dục cộng đồng.

Tổ chức và thực thi các chương trình đào tạo.

Hỗ trợ giám đốc chỉ đạo công tác chuẩn bị và thực thi các kế hoạch tác nghiệp và kế hoạch tài chính hàng năm

Phòng tổ chức hành chính (10)

Trưởng

phòng 1 Thực hiện các nghiệp vụ tổ chức hành chính hàng ngày

Giám sát hoạt động của các nhân viên trong phòng

Quản lý và tổ chức bán vé

Giám sát công tác phát triển cơ sở hạ tầng, kiểm tra và bảo dưỡng Nhânviên 2 Hỗ trợ các công việc hành chính và tham mưu cho trưởng phòng Văn thư 1 Tổ chức và quản lý thư viện (bao gồm cả việc sắp xếp lưu trữ tài

liệu của khu bảo tồn)

Vị trí Số

lượng Nhiệm vụ và trách nhiệm

Nhân viên bảo dưỡng

2 Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa cơ sở hạ tầng

Dọn dẹp phòng khách, nhà khách tại trụ sở Bảo vệ 2 Đảm bảo an toàn trong khu vực trụ sở

Phòng tài vụ (2)

Trưởng

phòng 1 Thực hiện các nghiệp vụ kế toán cho Ban quản lý

Quản lý các hoạt động thu chi

Chuẩn bị cho công tác kiểm toán

Phụ trách công việc mua sắm

Xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm

Thủ quĩ 1 Phụ trách công tác quản lý lương và chi trả lương

Quản lý tài sản

Phòng kỹ thuật (6)

Trưởng

phòng 1 Phụ trách các hoạt động quản lý động thực vật và sinh cảnh

Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động bảo tồn và giám sát

Đánh giá các kết quả nghiên cứu và giám sát

Xây dựng chiến lược cho các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng trong lĩnh vực bảo tồn

Lập qui hoạch cho thiết kế xây dựng cơ sở hạ tầng Nhân

viên kỹ thuật

2 Quản lý và bảo dưỡng các cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng của khu bảo tồn

Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và giám sát

Phụ trách các hoạt động nghiên cứu, hoạt động quản lý động thực vật và sinh cảnh trên thực địa

Tổ tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng

Tổ trưởng tổ tuyên truyền

1 Tổ chức hoạt động của trung tâm du khách và du lịch sinh thái

Soạn thảo và xây dựng các chương trình tuyên truyền, thông tin và giáo dục môi trường

Phối hợp với kiểm lâm viên các trạm kiểm lâm trong các hoạt động tuyên truyền.

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền Đội trưởng Đội tuyên truyền cơ động

1 Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình tuyên truyền cùng với tổ tuyên truyền

Chuẩn bị các tài liệu, nội dung cho hoạt động tuyên truyền và giáo dục

Bảo dưỡng các trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền của tổ tuyên truyền

Nhân viên tuyên

1 Hỗ trợ hoạt động của trung tâm du khách và các chương trình tuyên truyền giáo dục của khu bảo tồn

Vị trí Số

lượng Nhiệm vụ và trách nhiệm

Hạt kiểm lâm (55)

Hạt

trưởng 1 Tổ chức các hoạt động tuần tra, thi hành pháp luật về rừng

Tổ chức kiểm lâm viên thực hiện các hoạt động sinh thái và sinh học.

Thiết lập các mối quan hệ với người dân vùng đệm

Lập báo cáo hàng tháng về tình hình quản lý bảo vệ rừng Trạm

trưởng trạm QLBVR

9 Tổ chức các hoạt động của trạm và tuần tra khu vực được phân công

Tổ chức thực hiện các hoạt động giám sát sinh thái và sinh học

Làm công tác tuyên truyền thông tin và giáo dục đối với người dân vùng đệm

Kiểm

lâm viên 35 Thực hiện công tác tuần tra và thi hành pháp luật

Thực hiện các hoạt động giám sát sinh học

Tổ chức tuyên truyền và giáo dục đến với người dân vùng đệm

Xây dựng các mối quan hệ cộng đồng

Tiếp đón và hướng dẫn khách tham quan, dulịch...

Đội kiểm lâm cơ động

Đội

trưởng 1 Tổ chức các hoạt động của Đội kiểm lâm cơ động Kiểm

lâm viên cơ động

9 Kết hợp tuần tra với kiểm lâm viên ở các trạm

Tuần tra một số tuyến và một số trọng điểm thường xâm phạm tài nguyên rừng.

Như vậy mỗi vị trí trong ban quản lý phải có bằng chuyên môn phù hợp với chức vụ mà mình đảm nhiệm. Trên cơ sở đó cần có hướng qui hoạch cán bộ và định hướng đào tạo cho cán bộ công chức của khu bảo tồn; Ngoài ra cần có chiến lược đào tạo về lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và từng lĩnh vực chuyên môn nói riêng. Rõ ràng việc qui hoạch cán bộ tốt thì việc thực hiện nhiệm vụ bảo tồn sẽ đạt được kết quả cao, góp phần vào bảo vệ tài nguyên thú của khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Ray đạt hiệu quả.

4.3.1.2. Công tác đào tạo chuyên môn:

Chương trình đào tạo sẽ giải quyết được yêu cầu nâng cao kiến thức chung và kiến thức chuyên môn cho cán bộ công chức khu bảo tồn nhằm cải tiến việc qui hoạch và thực thi công tác quản lý khu bảo tồn, trong đó nội dung đào tạo phải hướng vào các chức năng và nhiệm vụ của người được đào tạo. Nội dung chi tiết cho

Bảng 4-13 Đào tạo cán bộ chuyên môn về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học ở Kbu BTTN Chư Mom Ray

Nhiệm vụ

chính Đề tài đào tạo Nội dung đào tạo chi tiết

Ban giám đốc

Chỉ đạo công tác quản lý khu bảo tồn

Quản lý Khu bảo tồn Các nguyên tắc cơ bản về bảo tồn

Nghiên cứu và giám sát trong công tác quản lý khu bảo tồn

Mối quan hệ vùng lõi và vùng đệm

Tiếng Anh Chỉ đạo công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng

Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng hỗ trợ trong công tác quản lý khu bảo tồn như thế nào?

Các nguyên tắc cơ bản của công tác tuyên truyền

áp dụng các chiến lược tuyên truyền cộng đồng

Chỉ đạo công tác tuần tra và thi hành pháp luật

Vai trò của công tác tuần tra và thi hành pháp luật trong khu bảo tồn

Hệ thống pháp luật đối với các khu bảo tồn

Mối quan hệ giữa công tác thi hành pháp luật với cộng đồng địa phương

Phòng kỹ thuật

Quản lý khu

bảo tồn Quản lý động thực vật vàsinh cảnh Đào tạo cơ bản về nguyên lý bảo tồn và quản lý ĐDSH

Nguyên tắc và kỹ năng phân loại sinh vật

Quản lý hệ sinh thái

Kỹ thuật quản lý

Tiếng Anh Nghiên cứu và

giám sát Chương trình nghiên cứu Xây dựng các chương trình và mục tiêu nghiên cứu

Kiểm tra và đánh giá kết quả n/cứu Giám sát, điều tra áp dụng các phương pháp kỹ thuật khảo

sát điều tra

Thu thập các số liệu

Tổ tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng

Các chương trình tuyên truyền mà đội tuyên truyền cơ động thực hiện

Xây dựng các chương trình tuyên truyền giáo dục

Đào tạo cơ bản về môi trường và bảo tồn (trong đó chú trọng đến mảng tài nguyên thú rừng)

Chọn và sắp xếp các chủ đề tuyên truyền Tài liệu thông tin

tuyên truyền và giáo dục

Xuất bản các tài

liệu Lựa chọn các chủ đề để in ấn (tài nguyên thú rừng Chư Mom Ray).

Thông tin tiêu biểu, khái quát về tính đặc sắc khu hệ thú Chư Mom Ray..

Nhiệm vụ

chính Đề tài đào tạo Nội dung đào tạo chi tiết

Hạt kiểm lâm

Công tác tuần tra và tăng cường pháp luật

Pháp luật Luật bảo vệ và phát triển rừng

Luật môi trường

Các qui định bảo tồn

Các văn bản dưới Luật Kỹ thuật tuần tra Cắm trại và vệ sinh

Tìm kiếm và cứu hộ

Giám sát Khoa học Kiến thức cơ bản về đa dạng sinh học

Nguyên lý cơ bản của hệ sinh thái

Công tác giám sát trên thực địa về động thực vật rừng và sinh cảnh

Nâng cao nhận

thức Đa dạng sinh học Đào tạo cơ bản về bảo tồn và môi trường Khu bảo tồn Ranh giới khu bảo tồn

Các phân khu chức năng của khu bảo tồn

Điều luật và các qui định của khu bảo tồn

Công tác đào tạo chuyên môn với những lĩnh vực cụ thể được xác định gắn liền với những đặc điểm về tài nguyên rừng của khu bảo tồn sẽ giúp cán bộ công chức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình thực thi nhiệm vụ, góp phần bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học của khu bảo tồn.

4.3.1.3. Xây dựng chương trình nghiên cứu, điều tra và giám sát thú.

Hiện nay trong kế hoạch quản lý khu BTTN Chư Mom Ray đề xuất đã phân chia khu bảo tồn thành 3 phân khu lớn, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có 2 tiểu khu: tiểu khu bảo tồn động vật lớn và tiểu khu nghiên cứu khoa học về thú lớn. Điều này là hết sức thuận lợi để bảo tồn các nguồn gen động vật hoang dã của khu bảo tồn. Vì vậy cần xây dựng các chương trình nghiên cứu, điều tra và giám sát thú thích hợp.

* Tiểu khu bảo vệ động vật lớn: là tiểu khu hỗn hợp đồng cỏ-cây bụi rải rác cây bụi ở thung lũng nằm giữa dãy núi phía đông và phía tây của khu bảo tồn; ẩn chứa những động vật lớn, quí hiếm của khu bảo tồn như: bò tót, bò rừng, trâu rừng. Mục tiêu quản lý của tiểu khu này là nhằm duy trì và phát triển số lượng động vật lớn ở những nơi có khả năng.

* Tiểu khu nghiên cứu khoa học về thú lớn: là khu vực lớn nằm ở phía tây của con đường từ Ngọc Vin đi Mo Ray. Mục tiêu quản lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho

nghiên cứu khoa học về các động lực quần thể của động vật có móng guốc và các loài thú lớn khác có liên quan đến các vấn đề quản lý.

Vì vậy các chương trình nghiên cứu giám sát có thể được đưa ra như sau:

Chương trình nghiên cứu các loài thú móng guốc (Bò tót, Bò rừng, Trâu rừng...);

Chương trình nghiên cứu các loài thú ăn thịt (Hổ, Báo...);

Chương trình nghiên cứu và khảo sát các loại sinh cảnh nào là phù hợp hơn cả đối với các loài: bò tót, bò rừng, trâu rừng và phương pháp quản lý tốt nhất (đốt cỏ có điều khiển để tạo cỏ non cho thú móng guốc...);

Chương trình nghiên cứu biến động số lượng các loài thú lớn liên quan đến năng suất đồng cỏ trong khu bảo tồn;

Chương trình nghiên cứu khả năng cung cấp thức ăn cho các loài thú Móng guốc và Linh trưởng trong khu bảo tồn.

Đặc biệt, cần sớm triển khai chương trình nghiên cứu, khảo sát loài Bò xám - loài đang có nguy cơ bị tiêu diệt trên toàn vùng phân bố nhưng khả năng và cơ hội tìm kiếm là rất cao ở Khu BTTN Chư Mom Ray.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính đa dạng khu hệ thú, ảnh hưởng của con người và các giải pháp bảo tồn tài nguyên thú rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên chư mom ray tỉnh kon tum​ (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)