25 Họ Sóc cây Sciwridae 6 6 - - - 26 Họ Dúi Rhizomyidae 1 1 - - - 27 Họ Chuột Muridae 18 15 2 - 1 28 Họ Nhím Hystricidae 2 1 - 1 - XI Bộ Thỏ Lagomorpha 1 1 - - - 29 Họ Thỏ Leporidae 1 1 - - - 11 bộ, 29 họ 97 62 20 8 7 Tỷ lệ (%) 100 63,92 20,62 8,25 7,22
Theo kết quả tổng hợp tại bảng 4-7, chúng tôi thấy khu hệ thú Chư Mom Ray có mối quan hệ với cả 4 nhóm yếu tố địa lý động vật. Nổi bật và đặc trưng nhất là mối quan hệ với nhóm yếu tố nhiệt đới (ấn Độ-Malaysia) với 62 loài (chiếm 63,92%) và tập trung ở các bộ Gặm nhấm, Ăn thịt, Guốc chẵn). Tiếp đến là nhóm yếu tố ấn Độ-Himalaya 20 loài (chiếm 20,62%), nhóm yếu tố Trung Hoa 8 loài (8,25%) và nhóm yếu tố đặc hữu 7 loài (7,22%).
Đặc điểm đặc trưng ở khu BTTN Chư Mom Ray là nhóm yếu tố ấn Độ- Malaysia chiếm ưu thế hơn nhiều so với các nhóm yếu tố khác. Điều này phản ảnh sự phân bố địa lý động vật đặc trưng của động vật mang tính chất nhiệt đới của khu vực Nam Trung bộ. Theo Đào Văn Tiến (1978), nhóm yếu tố nhiệt đới trội ở các tỉnh phía Nam, cao nhất ở Nam bộ, giảm dần ra Nam trung bộ và Bắc bộ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với nhận định của Đào Văn Tiến. Có thể rằng, yếu tố nhiệt đới của khu hệ thú Chư Mom Ray cao là do khu vực nghiên cứu nằm trong vùng địa lý sinh học Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, phía Nam dãy Trường Sơn. Đặc điểm địa hình của khu vực đã tạo thuận lợi cho sự du nhập của các loài có nguồn gốc nhiệt đới nhưng lại không thuận lợi cho những loài thú có nguồn gốc từ các vùng phía Bắc, Việt Nam. Giải núi Trường Sơn như là vật cản ngăn cách hai vùng rừng ẩm hơn ở phía đông và khô ở phía tây; đèo Hải Vân-Bạch Mã chia tách vùng nhiệt đới Nam Trung Bộ ra khỏi vùng cận nhiệt đới Bắc Bộ tạo nên một đơn vị khí hậu và khu hệ động vật có nhiều nét đặc trưng. Vì vậy, nhóm yếu tố ấn Độ – Himalaya lại ngược lại, cao nhất ở vùng Tây Bắc, giảm dần vào Nam Trung Bộ và rất nghèo ở Nam Bộ. Còn yếu tố Trung hoa, hàng loạt các cánh cung ở vùng Đông Bắc đã có nhiều hạn chế đến sự du nhập của các loài động vật mang tính cận nhiệt đới đến các vùng lãnh thổ nước ta. Yếu tố cận nhiệt đới chỉ cao ở Đông Bắc, giảm nhiều khi vào Bắc Trung Bộ và rất nghèo ở vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và hầu như vắng mặt ở Nam Bộ.
Như vậy, về mặt địa lý động vật học, Khu hệ hệ thú khu BTTN Chư Mom Ray thuộc khu hệ thú Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và mang những nét đặc trưng của yếu tố động vật nhiệt đới. Các loài thú lớn điển hình cho tính chất động vật nhiệt
đới như Bò xám (Bos sauveli), Bò rừng (Bos banteng), Nai cà toong (Cervus eldi), Hươu vàng (Cervus porcinus), Hổ(Pantera tigris),Voi(Elephas maximus)...
Việc nắm bắt phân vùng địa lý động vật giúp cho những người làm công tác bảo tồn hiểu rõ hơn những đặc điểm vùng địa lý với những loài thú đặc trưng. Đây là những cơ sở khoa học quan trọng phục vụ việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp và xây dựng các kế hoạch bảo tồn đạt kết quả cao.
4.1.5. Đặc điểm phân bố theo đai cao của khu hệ thú
Sự đa dạng về địa hình cùng với hệ thống sông suối dày đặc (0,4 km/km2) đã tạo sự đa dạng về các hệ sinh thái ở Khu BTTN Chư Mom Ray phân bố từ độ cao 200 m đến 1.773m. Sự đa dạng của địa hình, kiểu rừng đã tạo nên sự khác nhau về tổ thành thực vật ở mỗi trạng thái và chính sự khác nhau vể tổ thành thực vật là những yếu tố quan trọng tạo sự phân bố khác nhau của các loài thú. Nghiên cứu đặc điểm phân bố theo đai cao (gắn liền với các sinh cảnh) của các loài thú sẽ giúp chúng ta biết được nhu cầu sống của từng loài và để từ đó, các nhà bảo tồn có thể áp dụng những giải pháp phù hợp để bảo vệ loài thông qua bảo vệ sinh cảnh sống của chúng trong khu bảo tồn.
Dựa trên sự phân chia các đai cao từ 200m đến 1.773m, dựa theo các số liệu điều tra thực địa và thừa kế thừa các tài liệu đã có [10, 14, 26, 33] chúng tôi tổng hợp được sự phân bố của các loài thú theo đai cao sau:
Bảng 4-8 Đặc điểm phân bố theo đai cao của khu hệ thú Chư Mom Ray
(Chú thích: A.Đai 200-700m;B.Đai 700-1.000m;C.Đai 1.000-1.500m;D.Đai 1500-1.773m)
Số TT
Bộ, họ Tổng
loài
Đai cao
Tên phổ thông Tên khoa học A B C D