Ảnh hưởng trực tiếp của con người:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính đa dạng khu hệ thú, ảnh hưởng của con người và các giải pháp bảo tồn tài nguyên thú rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên chư mom ray tỉnh kon tum​ (Trang 45 - 48)

X Bộ Gặm nhấm Rodentia 30 21 17 4 24 Họ Sóc bayPteromyidae3-33

4.2.1. ảnh hưởng trực tiếp của con người:

Đã từ lâu, thú rừng là nguồn lợi quan trọng của người dân địa phương và những người dân sống xung quanh khu vực rừng. Thú rừng không những cung cấp thực phẩm trong cuộc sống hàng ngày mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho họ. Kể từ khi thành lập khu BTTN Chư Mom Ray, sự điều hành của ban quản lý và hạt kiểm lâm trong lĩnh vực tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã. Nhờ đó, số vụ vi phạm ở hành vi săn bắn trái phép động vật rừng giảm đáng kể.

Hoạt động có ảnh hưởng lớn nhất đến số lượng quần thể các loài rừng là nạn săn bắn, bẫy bắt. Có thể nói, chính lợi nhuận quá lớn thu được từ buôn bán hàng tươi sống (địa phương gọi là hàng con) đã lôi kéo nhiều người tham gia vào săn bắn, bẫy bắt và mua bán động vật rừng quí hiếm. Theo số liệu của Cục kiểm lâm tổng kết 3 năm thực hiện chỉ thị 287/TTg của Thủ tướng chính phủ về “Tổ chức, kiểm tra truy quêt những cá nhân, tổ chức phá hoại rừng” thì trong cả nước đã phát hiện và xử lý 125.880 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, khởi tố 915 vụ, xử lý tịch thu

102.711 kg động vật hoang dã và 28.570 con, trong đó có nhiều loại quí hiếm như Hổ (kể cả các sản phẩm của nó), Báo hoa mai, Báo gấm, Gấu ngựa, Gấu chó... .

Đối với khu BTTN Chư Mom Ray, theo số liệu điều tra và các báo cáo cho thấy vẫn còn tình trạng người dân lén lút vào rừng săn bắt động vật hoang dã. Phương tiện săn bắt gồm các loại súng săn tự chế (súng kíp), các loại súng trận và nhiều loại cạm bẫy. Theo Đỗ Tước (Viện Điều tra qui hoạch rừng) cho biết từ năm 1995 trở về trước, mỗi năm có ít nhất 2 con Hổ (Panthera tigris) của khu bảo tồn bị bắn chết. Một số thông tin từ các giáo viên Trường Trung cấp Lâm nghiệp Gia Lai cho biết từ năm 1998 đến 2001, có 3 con Hổ bị bắn chết ở địa phận hành chính của xã Mo Ray.

Săn bắn, bẫy bắt thú rừng là mối đe doạ lớn nhất đối với hệ động vật của khu bảo tồn. Tình trạng đi săn trước năm 1996 (trước khi Ban quản lý khu bảo tồn được thành lập) diễn ra rất mãnh liệt. Hiện tại, người dân địa phương vẫn giữ tập tục đi săn truyền thống của mình, đặc biệt là dân làng Bargóc, làng hiện tiếp giáp vùng lõi của khu bảo tồn. Thời gian qua, chúng tôi vẫn còn gặp một số thợ săn sử dụng xe ô tô đi theo trục lộ Ya bôk vào trung tâm khu bảo tồn. Nhóm này chuyên săn bắn các loài thú móng guốc (Nai, Bò tót, Bò rừng, ...), thú Linh trưởng (Khỉ cộc, Chà vá, Vượn má hung) và các loài gấu. Nhiều thông tin còn cho biết, thậm chí những chiến sỹ bộ đội biên phòng đóng trong khu bảo tồn cũng đi săn để cải thiện đời sống và để phục vụ những mục đích khác!

Hiện tượng săn bắn, bẫy bắt vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Báo cáo của Ban quản lý Khu bảo tồn (năm 2000) [2] cho biết khoảng 40-50 con nai bị giết hàng năm do những người thợ săn đơn lẻ còn duy trì đến tháng 4/1999, tình trạng săn bắn này đã bị phát hiện và những người săn trộm bị đuổi ra khỏi vùng. Người dân địa phương còn dùng bẫy cần giật tự tạo bằng các dây phanh xe đạp (thít chặt chân con vật khi vướng bẫy), hay bẫy thò (tên/gậy nhọn đâm ngang cơ thể thú lớn) và bẫy sập. ởđây còn phổ biến hình thức săn thú tập thể. Thợ săn dùng chó săn dồn vào khu vực hàng rào đã làm sẵn để đâm chết hoặc bắt sống thú. Các loài động vật rừng săn bắn đa số là các loài thú quí hiếm, có giá trị cao trên thị trường như Gấu, Hổ, Nai....

Một trong những nguyên nhân khác khiến cho tình trạng săn bắn động vật rừng vẫn còn tiếp diễn là từ khi thành lập Ban quản lý (năm 1996) đến cuối năm 2001 vẫn chưa có Hạt kiểm lâm của khu bảo tồn để làm công tác chuyên trách về quản lý bảo vệ rừng. Lực lượng bảo vệ rừng hiện là các nhân viên của khu bảo tồn, họ chưa có các trang thiết bị, công cụ hỗ trợ cần thiết khi thi hành pháp luật, chưa có chức năng xử lý các vụ vi phạm xảy ra tại khu vực mình quản lý. Các vụ vi phạm lâm luật đều phải chuyển cho Hạt kiểm lâm Sa Thầy hoặc Ngọc Hồi xử lý nên hiệu lực quản lý bảo vệ rừng chưa cao. Nhận thấy tình trạng cấp bách này, đến ngày 16/11/2001 UBND tỉnh Kon Tum ra quyết định số 75/QĐ-UB thành lập Hạt kiểm lâm Khu BTTN Chư Mom Ray (gọi là Hạt kiểm lâm Chư Mom Ray).

Theo số liệu của Hạt kiểm lâm Sa Thầy, Hạt kiểm lâm Ngọc Hồi, Hạt kiểm lâm Chư Mom Ray và Chi cục kiểm lâm Kon Tum thì tình hình săn bắn, bẫy bắt động vật rừng của khu vực Chư Mom Ray như sau:

Bảng 4-9 Hành vi săn bắn trái phép động vật rừng ở Khu BTTN Chư Mom Ray Năm Vi phạm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng Số vụ vi phạm 01 01 0 03 0 01 06 Xử lý vi phạm Xử lý hành chính Cảnh cáo 01 01 02 01 05 Phạt tiền 01 01 Tịch thu 01 01 0 03 0 01 06 Xử lý hình sự Khởi tố 0 0 0 0 0 0 0

Bảng 4-9 cho thấy, số vụ phát hiện, vi phạm và xử lý về hành vi săn bắn động vật rừng trái phép không nhiều, chưa phản ảnh trung thực tình hình săn bắn động vật hoang dã trong thực tế. Phần bắt được là rất nhỏ. Có thể do số trạm cửa rừng còn ít (7 trạm), lực lượng quá mỏng (2-3 người / trạm), trong khi đó diện tích rừng quản lý của 1 trạm lớn, có nhiều đường mòn ra vào rừng, động vật rừng lại dễ mang vác, đi tắt cắt rừng để về nơi tiêu thụ. Mặt khác, không riêng gì Khu BTTN Chư Mom Ray,

rất nhiều khu rừng đặc dụng ở Việt Nam chưa thực hiện chương trình tuần tra rừng hàng tuần. Kiểm lâm các trạm chủ yếu thường trực ở trạm nên việc phát hiện các hành vi săn bắn trộm động vật hoang dã không nhiều là điều tất yếu.

Tất cả các vụ vi phạm về hành vi săn bắt động vật rừng và các sản phẩm động vật rừng này đều bị tịch thu tang vật, những động vật rừng còn sống đều được thả vào khu bảo tồn và rừng đặc dụng Đăk Uy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính đa dạng khu hệ thú, ảnh hưởng của con người và các giải pháp bảo tồn tài nguyên thú rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên chư mom ray tỉnh kon tum​ (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)