X Bộ Gặm nhấm Rodentia 30 21 17 4 24 Họ Sóc bayPteromyidae3-33
4.2.2. ảnh hưởng gián tiếp của con ngườ
Bên cạnh hành vi săn bắn trái phép động vật rừng thì nguyên nhân khác không kém phần quan trọng gây suy giảm tài nguyên động vật rừng khu BTTN Chư Mom Ray là tác động của con người lên sinh cảnh sống của chúng. Các hoạt động này bao gồm thác lâm sản, phá rừng làm nương rẫy, cháy rừng, thu hái lâm sản phụ...
Số liệu thống kê của Hạt kiểm lâm Sa Thầy và Chi cục kiểm lâm Kon Tum về các hành vi ảnh hưởng gián tiếp đến sinh cảnh sống của thú rừng ở Chư Mom Ray được ghi trong bảng 4-10.
Bảng 4-10 Tình hình vi phạm luật Bảo vệ và phát triển rừng tại địa bàn huyện Sa Thầy( từ 1997-8/2002) Số TT Hành vi vi phạm Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng 1 Khai thác rừng trái phép 35 34 18 25 15 22 149 2 Phát đốt rừng trái phép làm nương rẫy 17 6 10 4 4 53 94 3 Vi phạm qui định PCCC rừng 1 1 3 5 4 Săn bắn trái phép động vật rừng 1 1 3 1 6 5 Vận chuyển, mua, bán Lâm sản trái phép 7 4 5 16 4 8 44 6 Vi phạm qui định nhà nước về CBLS 2 2 4 7 Vi phạm thủ tục trình kiểm lâm sản 1 1 2 Tổng 62 47 34 51 23 87 304
Bảng 4-10 cho thấy hành vi khai thác rừng trái phép là nhiều nhất trên địa bàn huyện Sa Thầy nói chung và trong Khu BTTN Chư Mom Ray nói riêng. Các hoạt động này đã gây những ảnh hưởng lớn đến sinh cảnh sống của các loài thú. Dùng cưa tay hoặc rìu để chặt hạ cây khi khai thác gỗ trong khu bảo tồn là hình thức người dân thường dùng và hình thức này đã gây nhiều tiếng ồn, làm mất sự yên tĩnh của nơi sống. Ngoài ra, ở hầu hết các xã vùng đệm đều có từ 1-5 cưa máy loại nhỏ để xẻ gỗ. Gỗ khai thác một phần được dùng vào việc làm nhà, một phần được bán cho các đầu nậu gỗ. Việc chặt gỗ trái phép có tính chất huỷ diệt nghiêm trọng không những gây tổn hại lớn đến cây rừng, phá vỡ cấu trúc rừng, làm giảm nguồn thức ăn và nơi ở của các loài thú. Khai thác gỗ trái phép còn hình thành các đường mòn trong rừng chia cắt sinh cảnh sống của các loài thú và có thể tạo nên những mô hình địa lý sinh học đảo trong khu bảo tồn.
Các hoạt động chặt hạ cây rừng, phát cây tái sinh, đốt rừng làm nương rẫy trái phép của những người dân địa phương để canh tác sản xuất lương thực (lúa rẫy, mỳ...) đã gây nhiều tổn hại đến nơi sống của các loài động vật nói chung và thú rừng nói riêng. Kết quả cuối cùng là sinh cảnh sống của các loài thú bị thu hẹp, nguồn thức ăn nghèo kiệt, nguồn nước uống không đủ và thú hoặc phải di cư hoặc phải chết vì đói và khát.
Một nguyên nhân khác nữa có ảnh hưởng không nhỏ đến sinh cảnh sống của các loài thú là cháy rừng. Cháy rừng được coi là thảm họa lớn nhất đối với công tác quản lý bảo vệ rừng. Rừng ở Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng nổi tiếng rất dễ bị cháy. Lửa rừng ở Tây Nguyên rất hung bạo và nó thiêu trụi hầu như toàn bộ những gì mà ngọn lửa đi qua, từ cây rừng lớn nhỏ đến thảm thực vật, các loài động vật... Cháy rừng làm thu hẹp sinh cảnh sống, làm thay đổi môi trường kiếm ăn của các loài thú. Các nguyên nhân gây ra cháy rừng thường là: Do canh tác đốt nương làm rẫy, do sử dụng lửa không an toàn của các thợ săn và những người thu hái lâm sản phụ, do đốt đồng cỏ để chăn thả gia súc và một vài nguyên nhân tự nhiên khác.
ảnh hưởng của con người (cả ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp) đến khu hệ thú Chư Mom Ray có thể phân chia thành 4 giai đoạn chính như sau:
Trước 1975 1975-1981 1982-1995 1996-2002
Giai đoạn trước 1975:
Trước chiến tranh, Chư Mom Ray là một khu vực yên tĩnh với mật độ dân cư thưa thớt. Các con đường thông với huyện, tỉnh hầu như chưa có nên việc khai thác lâm sản đưa ra thị trường diễn ra chưa nhiều. Dân số khoảng 1.100 người định cư ở 6 thôn nằm trong khu bảo tồn hiện nay, gồm Rờ Kơi, Đăk Đê, Ba R'gốc, KRam, Jar Siêng, Khốc Long. Mức độ đốt nương làm rẫy thấp, nhà đa số bằng tre vách đất. Người dân địa phương chỉ sử dụng các dụng cụ săn bắn giản đơn như cung tên để săn bắn các thú lớn và chim phục vụ cho nhu cầu đời sống hàng ngày. Có thể nói ảnh hưởng của người dân lên rừng Chư Mom Ray trong những năm đó là không đáng kể.
Tuy nhiên, giai đoạn này lại là giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, nhất là trong những năm 1960-1975, khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến dịch đánh phá đường mòn Hồ Chí Minh, ngăn chặn sự chi viện người, lương thực, đạn dược của miền Bắc vào miền Nam. Hàng nghìn tấn bom và một lượng lớn chất độc hoá học đã được rải xuống một số vùng ở khu vực này.
Dựa vào báo cáo đánh giá môi trường của nhóm lập kế hoạch quản lý khảo sát từ 1999-2000 (Nguyễn Ngọc Chính, 2001) [9]: Trên các ô tiêu chuẩn, nếu mỗi ha chịu 0,6 quả bom thì toàn bộ khu BTTN Chư Mom Ray sẽ phải hứng chịu hơn 29.000 quả bom; giả sử mỗi quả bom và chất độc hoá học phá huỷ 1 m3 gỗ và 0,5 con thú (thú có kích thước trung bình và bò sát) bị chết thì ước đoán thiệt hại do số bom Mỹ thả tại Chư Mom Ray đã phá huỷ 29.000 m3 gỗ và 14.500 con thú bị chết (kể cả ảnh hưởng của chất độc hoá học)
Có ít nhất khoảng 24.900 ha rừng của khu bảo tồn bị rải chất độc hoá học, trong đó 4.600 ha bị rải 1 lần, 6.700 ha bị rải 2 lần, 2.300 ha bị rải 3 lần. Vùng lưu vực sông Sê San thuộc địa phận của Chư Mom Ray và một phần Sa Thầy chiếm tới 90% số vụ rải chất độc như năm 1967: 197 vụ, 1968: 282 vụ, 1969: 348 vụ, 1970: 258 vụ.... Chất độc hoá học không những làm cho diện tích rừng bị thu hẹp mà chất lượng rừng cũng bị xuống cấp. Nhiều loài động thực vật quí hiếm bị tiêu diệt. Chỉ có
môt yếu tố rất nhỏ mang tính tích cực là giúp việc phát triển các đồng cỏ (khu vực đồng cỏ Ya Bôk, Cư Tsung...) tăng sự thu hút các loài thú móng guốc.
Giai đoạn 1975-1981:
Là giai đoạn phục hồi tích cực sau khi dân chúng sơ tán trong thời kỳ chiến tranh đã quay trở lại bản làng và tiếp tục cuộc sống hàng ngày. Cách sống của người dân cũng không ảnh hưởng nhiều đến tài nguyên rừng và các quần thể động vật hoang dã.
Theo số liệu của Viện Điều tra qui hoạch rừng thì năm 1984 khu vực Chư Mom Ray có 3 đàn voi với khoảng 30 cá thể sống trong thung lũng Voi, Sa Loong, Đăk H'Rai, suối Ya Bốk và trên đỉnh Chư Đô ở phía Nam khu bảo tồn. Nai là loài có số lượng lớn, khoảng 400-500 cá thể. Hổ cũng còn khá và sống trên vùng có độ cao dưới 700m cả trong khu bảo tồn và vùng đệm. Trong thời gian này, hoạt động săn bắn có phần tăng lên và chủ yếu do lực lượng bộ đội biên phòng. Các loài thú Móng guốc (Nai, Hươu vàng, Bò tót, Bò rừng, ...) bị săn bắn để lấy thực phẩm, xương nấu cao, sừng và gạc để bán. Hàng năm, có từ 4-5 con Hổ bị bắn để lấy xương nấu cao, da bán hoặc nhồi bông trang trí. Hoạt động săn bắn của dân các làng Mo Rây và Rờ Kơi không đáng kể, khoảng 8-10 con Nai bị bắn / năm.
Trong giai đoạn này, nhận thức của chính quyền tỉnh về vai trò và giá trị của rừng có tăng lên, các hoạt động bảo tồn thiên nhiên được đẩy mạnh. Lãnh đạo tỉnh đã có kế hoạch qui hoạch khu bảo tồn, xây dựng và thực hiện kế hoạch di chuyển các làng bản sống trong vùng lõi ra khỏi khu bảo tồn và thành lập 1 xã mới (xã Rờ Kơi).
Giai đoạn 1982-1995:
Ngày 7/4/1982, Hội đồng Bộ trưởng đã quyết định thành lập khu rừng cấm Chư Mom Ray-Ngọc Vin (quyết định 65/HĐBT). Tuy vậy, áp lực lên khu bảo tồn vẫn tăng do ranh giới của khu bảo tồn chưa được xác định rõ ràng trên thực địa, chưa có ban quản lý và chưa có lực lượng bảo vệ rừng của khu bảo tồn. Tác động của con người trong giai đoạn này chủ yếu là khai thác gỗ, săn bắn và thu hái lâm sản phụ...
- Khai thác gỗ: Khối lượng gỗ khai thác hàng năm được cấp phép của Lâm trường Sa Thầy từ 4.000-5.000 m3 (tương ứng khoảng 90-100 ha rừng giàu) chủ yếu ở phía nam Chư Mom Ray. Do trữ lượng rừng lớn, diện tích rừng tự nhiên nhiều nên hoạt động khai thác gỗ trong giai đoạn này ảnh hưởng chưa đáng kể đối với khu bảo tồn.
- Săn bắn: áp lực đặc biệt cao lên các đàn voi trong những năm 1989-1995, khoảng 30 cá thể voi được ghi nhận từ số liệu trước đã di chuyển sang Lào và Cămpuchia năm. Rất ít khi chúng quay trở lại khu bảo tồn và nếu quay lại cũng chỉ với từng nhóm nhỏ 5-7 cá thể. Cũng theo số liệu điều tra của Viện Điều tra qui hoạch rừng (năm 1995) thì giai đoạn này, trung bình hàng năm có 2 con Hổ bị bộ đội biên phòng bắn chết, ít nhất là 6 con Hổ bị giết chết trong vòng 2 năm 1993-1994. Số lượng Nai cũng bị giết chết tăng lên đáng kể, khoảng 40-50 con/năm.áp lực của săn bắn đã làm giảm đáng kể trữ lượng quần thể các loài thú của khu bảo tồn.
Chính quyền tỉnh đã có chỉ thị tịch thu các súng săn nhưng rất khó có thể thu hết được. Người Mường di cư từ tỉnh Hoà Bình có chó săn và khoảng 350 súng kíp tự chế đã bị thu giữ.
- Thu hái lâm sản phụ: Thường được người dân tổ chức thành từng đoàn thu hái vào các mùa có lâm sản phụ như thu hái hạt ươi, chai cục, song mây, đót... . Ví dụ quả Ươi (Scaphium macropodium) trước đây được người dân tộc thiểu số sở tại thu nhặt các quả chín rụng. Sau khi các đồng bào dân tộc phía Bắc di cư vào, cách thu lượm cổ truyền này đã bị những người mới thay đổi, họ tìm cách chặt hạ cây rừng rồi thu hái. Phương thức thu hái này đã nhanh chóng làm cạn kiệt loài cây này.
Giai đoạn 1996-2002:
Là giai đoạn sau khi Ban Quản lý khu bảo tồn được thành lập nên quá trình bảo vệ và bảo tồn được thực hiện một cách tích cực. Các hoạt động khai thác gỗ được cấp phép hàng năm đã hoàn toàn chấm dứt, nhiều súng săn đã bị tịch thu... Ban quản lý khu BTTN Chư Mom Ray đã chú trọng đến công tác tổ chức và tăng cường
lực lượng bảo vệ rừng cả về số lượng và chất lượng. Đã thành lập 7 trạm quản lý bảo vệ rừng, 1 đội cơ động, tổ chức nhiều hội nghị tuyên truyền trực tiếp đến các xã, thôn, bản.. . Tuy nhiên, do đời sống người dân vùng đệm của khu bảo tồn còn thấp và do các nguyên nhân khác mà ở khu bảo tồn vẫn còn tình trạng người dân vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng nói chung và tác động tiêu cực đến nguồn tài nguyên thú nói riêng.
Trên cơ sở phân tích các tác động ảnh hưởng của con người đến tài nguyên thú của khu bảo tồn, chúng tôi thấy rằng các mối đe dọa trong thời gian tới có thể được tổng hợp như sau:
Bảng 4-11 Các mối đe doạ lên khu bảo tồn trong tương lai
Mối đe
dọa Trực tiếp Nguyên nhânGián tiếp
Săn bắn và khai thác gỗ bất hợp pháp Giá các sản phẩm săn được rất cao. Đặc biệt là hổ, voi, gấu, hươu , nai... Giá gỗ bán được tương đối cao
Mở và thi hành không hiệu quả các qui chế đi vào rừng Có đường thông với Cămpuchia
Tuần tra và thi hành luật pháp hiệu quả khô ng cao
Nguyên nhân:
Quá ít nhân viên
Không đào tạo cán bộ đầy đủ
Giao việc cho cán bộ không rõ ràng Khai thác quá mức lâm sản phụ Do đời sống và mức thu nhập của người dân quá thấp; họ phải vào rừng để thu hái lâm sản phụ nhằm bổ sung thực phẩm và thu nhập
Mở và thi hành không hiệu quả các qui chế đi vào rừng Thói quen thu hoạch lâm sản bền vững bị phá vỡ
Đưa vào các thói quen thu hoạch không bền vững do những người di cư
Tuần tra và thi hành luật pháp hiệu quả không cao
Nguyên nhân:
Quá ít nhân viên
Không đào tạo cán bộ đầy đủ Giao việc cho cán bộ không rõ ràng
Cháy rừng
Do các yếu tố tự nhiên và các nguyên nhân khác
Do canh tác đốt nương làm rẫy
Do sử dụng lửa không an toàn của những người thu hái lâm sản phụ; Do đốt đồng cỏ để chăn thả gia súc; Phát đốt nương làm rẫy trái phép Do thiếu lương thực, thiếu đất canh tác sản xuất
Di dân dẫn đến tăng nhu cầu về đất
Trình độ canh tác thấp dẫn đến sản xuất nông nghiệp không hiệu quả.
Ranh giới khu bảo tồn không thể nhận biết tại thực địa