Tăng cường hoạt động quản lý tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học có sự tham gia ở Khu BTTN Chư Mom Ray.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính đa dạng khu hệ thú, ảnh hưởng của con người và các giải pháp bảo tồn tài nguyên thú rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên chư mom ray tỉnh kon tum​ (Trang 62 - 71)

X Bộ Gặm nhấm Rodentia 30 21 17 4 24 Họ Sóc bayPteromyidae3-33

4.3.2. Tăng cường hoạt động quản lý tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học có sự tham gia ở Khu BTTN Chư Mom Ray.

sự tham gia ở Khu BTTN Chư Mom Ray.

Người dân địa phương là những người sống trong và quanh khu bảo tồn, vì vậy, hoạt động của họ sẽ có những ảnh hưởng hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến tài nguyên rừng, đến sinh cảnh sống của các loài thú. Kinh nghiệm của nhiều nước và một số khu bảo vệ của Việt Nam cho thấy, khi người dân địa phương phản đối hoạt động bảo tồn hoặc khi họ chưa có được lợi ích gì từ khu bảo vệ thì công tác quản lý tài nguyên ở đó rất khó khăn. Cho nên, bên cạnh việc tăng cường năng lực cán bộ của Khu bảo tồn thì một trong những nhiệm vụ cấp bách là làm thế nào để tăng cường sự tham gia của người dân vào các hoạt động bảo tồn. Thực hiện nhiệm vụ này, có 2 việc cần phải triển khai:

4.3.2.1. Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn ĐDSH, bảo vệ thú rừng;

Sự nghiệp bảo vệ rừng là sự nghiệp chung của toàn xã hội, nếu chỉ có lực lượng kiểm lâm, chỉ có cán bộ của Ban quản lý khu bảo vệ không thôi thì sẽ không

tham gia vào công tác này thì trước hết, người dân phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong đó có thú rừng. Hoạt động giáo dục cộng đồng và nâng cao nhận thức của họ về quản lý bảo vệ rừng nói chung và về bảo tồn đa dạng sinh học nói riêng cần được lồng ghép trong các chương trình tuyên truyền, trong các hội nghị tuyên truyền trực tiếp tại các thôn, bản, làng.

Theo Luật “Bảo vệ và phát triển rừng” (1991) thì tuyên truyền được xác định là một trong 3 nhiệm vụ chính của lực lượng kiểm lâm, vì vậy Hạt kiểm lâm Chư Mom Ray cần xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể để 100% số thôn, bản (52 thôn của 8 xã) được tuyên truyền trực tiếp ít nhất 2 lần/năm. Nội dung tuyên truyền cần cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu và phù hợp với từng thời điểm trong năm như tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy rừng vào mùa khô, hanh; tuyên truyền về quản lý sản xuất nương rẫy khi vào mùa phát rẫy của người dân. Đối tượng tuyên truyền gồm già làng, trưởng bản, tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, các ban ngành trong thôn (trường học, y tế, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh..). Định kỳ tổ chức 2 hội nghị quản lý bảo vệ rừng cấp xã vào 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm nhằm đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học.

Cần đa dạng hoá các loại hình tuyên truyền, bằng áp phíc, pano, khẩu hiệu, truyền thanh và phương thức tuyên tuyền cũng cần được thay đổi, tuyên truyền trực tiếp, tuyên truyền gián tiếp. Nội dung tuyên truyền cần phủ hết được các yêu của công tác bảo tồn, từ luật pháp đến đa dạng sinh học, giá trị và sự cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ thú rừng. Mảng pháp luật cần được tăng cường nhưng cách tuyên truyền cần phù hợp với trình độ nhận thức của cộng đồng, phải đơn giản, dễ hiểu. Các văn bản luật pháp liên quan có Luật bảo vệ và phát triển rừng (1991), Luật bảo vệ môi trường (1994), Nghị định 22/CP về phòng cháy chữa cháy rừng, Nghị định 77/CP (và nghị định 17/CP sửa đổi) về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản, nghị định 18/HĐBT (Nghị định 48/CP sửa đổi) về danh mục thực vật rừng, động vật rừng quí hiếm và chế độ quản lý bảo vệ...

Tại các khu vực trọng điểm, cần xây dựng các hệ thống bảng tuyên truyền cố định với các nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, có sức thuyết phục người dân tham gia vào việc bảo vệ rừng và động vật hoang dã.

In ấn các loại ấn phẩm tuyên truyền như tranh ảnh về động vật hoang dã quí hiếm, tờ rơi...

Tuyên truyền nhằm phát huy những kinh nghiệm truyền thống trong việc bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn các giống cây con bản địa có ý nghĩa với đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của cộng đồng.

Khu BTTN Chư Mom Ray có 3 đồn biên phòng, Đồn biên phòng 705 đóng tại khu vực Ya Bốk, Đồn biên phòng phòng 677 đóng ở phía Bắc và Đồn biên phòng 709 đóng ở phía Nam khu bảo tồn. Trên cơ sở chỉ thị số 201-CT ngày 08/6/1992 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng về việc quân đội tham gia quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng, Ban Quản lý Khu bảo tồn cần xây dựng chương trình hợp tác với các đồn biên phòng này trong việc quản lý tài nguyên rừng của mình.

4.3.2.2. Tăng cường hiệu lực pháp luật thông qua các hoạt động giáo dục môi trường và xây dựng hương ước:

Song song với công tác tuyên truyền, cần tăng cường hiệu lực pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã thông qua các hoạt động giáo dục môi trường. Tham khảo dự án hành lang xanh của Hổ miền Trung Việt Nam đã hoàn thành giai đoạn 3 (từ 2000-2002) tại chi cục kiểm lâm Kon Tum, chúng tôi thấy thông qua các hoạt động giáo dục môi trường như tổ chức tuyên truyền thông qua các cuộc thi, các buổi họp dân, thành lập các câu lạc bộ xanh tại các trường học (xung quanh vùng đệm), câu lạc bộ thiên nhiên cho cuộc sống... đã góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong lĩnh vực bảo tồn Hổ và sinh cảnh sống của Hổ tại khu vực huyện KonPlong và Đăk Tô (Kon Tum).

Căn cứ Thông tư số 56/1999/TT/BNN - KL ngày 30/3/1999 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn " V/v hướng dẫn xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, làng, buôn, bản, ấp", Ban quản lý cần triển khai chương trình xây dựng qui ước quản lý bảo vệ rừng; qui ước xây dựng cần phù hợp với từng xã, từng thôn và tuyên truyền để nhân dân thực hiện đúng những qui định trong qui ước. Tính đến nay, lực lượng Kiểm lâm Kon Tum đã hướng dẫn các xã, thôn xây dựng qui ước bảo vệ rừng ở 450 trong số 647 thôn, đạt 69,55%). Các thôn trong và quanh Khu BTTN Chư Mom Ray cần phải có cam kết thông qua các hương ước về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài thú.

Xây dựng các ban lâm nghiệp xã và tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, vận động nhân dân vùng đệm tham gia ký cam kết bảo vệ rừng, đăng ký hộ an toàn lửa rừng.... Từng bước xây dựng lực lượng bảo vệ rừng trở thành nòng cốt trong nhân dân, hình thành mặt trận bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của toàn xã hội.

Tăng cường các hoạt động kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về rừng, đấu tranh ngăn chặn các hành vi phá rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ và các loại lâm sản, gây cháy rừng, buôn lậu lâm sản. Xử lý nghiêm minh và kịp thời các vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, các vụ săn bắn, mua bán vận chuyển các sản phẩm động vật rừng, kiên quyết xử lý các hành vi buôn bán động vật rừng đúng theo pháp luật.

Tăng cường kiểm tra các cơ sở chuyên mua bán thú rừng sống và các sản phẩm thú rừng, kiểm tra các nhà hàng đặc sản thịt thú rừng. Các điểm thu mua, các nhà hàng đặc sản thịt động vật rừng là những nguyên nhân, yếu tố kích thích các hoạt động săn bắt động vật hoang dã, đặc biệt là thú rừng. Các nhà hàng, điểm thu mua động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Kon Tum vẫn tồn tại, có nơi ngang nhiên và có nơi bí mật. Luật pháp chưa chấm dứt được các hoạt động trái phép này. Điều cần làm ngay là chấm dứt các nhà hàng ăn đặc sản thịt động vật rừng, trước mắt lực lượng kiểm lâm tham mưu cho UBND tỉnh và UBND 2 huyện Sa Thầy, Ngọc Hồi tổ chức đoàn liên ngành kiểm tra các nhà hàng ăn đặc sản thịt thú rừng, yêu cầu chủ cửa hàng làm bản cam kết không trưng biển quảng cáo và không kinh doanh các món ăn đặc sản thịt thú rừng. Trường hợp nhà hàng nào vẫn vi phạm thì phải xử lý kiên quyết theo đúng Nghị định 17/CP ngày 08/02/2002 của Chính phủ (Mức phạt từ 100.000 đ đến 50.000.000 đ) hoặc có thể khởi tố hình sự theo điều 176 - Tội vi phạm các qui định về quản lý rừng của Bộ Luật hình sự.

Đẩy mạnh thực hiện chỉ thị 287/TTg của Thủ tướng chính phủ về truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng, tổ chức các đợt truy quét tại các địa bàn trọng điểm, các khu vực hay bị săn bắn, các khu vực đặt bẫy trong toàn bộ khu bảo tồn như khu vực đồng cỏ Ya Bôk, Sa Nhơn, BaRgoc (Sa Sơn), Rờ Kơi.

4.3.2.3. Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cộng đồng:

Từ thực tế, một trong những nguyên nhân chính làm mất rừng chính là do đời sống của người dân khó khăn. Nghèo đói đã buộc họ phải vào rừng khai thác các

tồn được các loài thú nói riêng cần có các giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Hiện nay 8 xã vùng đệm của 2 huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi có 14.501 ha đất canh tác nông nghiệp, trong đó hơn 1/3 là diện tích trồng cây lúa nước; tuy nhiên năng lực tưới của hệ thống thủy lợi hiện có chỉ đáp ứng khoảng hơn 300 ha, còn lại là kênh mương tự chảy của người dân và phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết. Vì vậy, việc xây dựng thêm các công trình thủy lợi và nâng cấp, cải tạo những công trình đã có để đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu đồng ruộng là hết sức cần thiết. Điều chắc chắn rằng nếu khả năng tưới tiêu tăng lên, diện tích đất canh tác, năng suất cây trồng sẽ tăng, đời sống của cộng đồng sẽ ổn định và độ an toàn lương thực sẽ cao, áp lực của người dân vào rừng sẽ giảm.

Theo kế hoạch hành động xã của dự án bảo vệ rừng và phát triển nông thôn [1] chính quyền địa phương sẽ phục hồi, nâng cấp 8 công trình thủy lợi đã có, xây mới 7 công trình. Nếu thực hiện sớm vấn đề này, diện tích tưới nước sẽ nâng lên 1.280 ha. Với diện tích đất sản xuất này cộng với các hoạt động chuyển giao kỹ thuật canh tác và sử dụng giống mới, lương thực cho người dân vùng đệm sẽ được đảm bảo. Cụ thể:

Bảng 4-14 Dự kiến xây mới các công trình thủy lợi

Huyện Tên công trình Loại Khả năng tưới Ước giá (USD) Sa Thầy Mo Ray Le Rmâm Bờ ngăn 50 150.000

Sa Sơn Bar Góc Bờ ngăn 15 40.000

Rờ Kơi Đăkan Đập/hồ 150 800.000

Sa Nhơn Ia Brao Bờ ngăn 10 35.000

Thị trấn Ia Dri Bờ ngăn 10 30.000

Tổng huyện Sa Thầy 235 1.055.000

Ngọc Hồi

Sa Loong Đăk Loong 1 Bờ ngăn 70 120.000

Đăk Loong 2 Bờ ngăn 20 50.000

Tổng huyện Ngọc Hồi 90 170

Bảng 4-15 Dự kiến phục hồi, nâng cấp các công trình thủy lợi hiện có

Huyện Tên

công trình Loại Hiện cóKhả năng tưới (ha)Sau nâng cấp Ước giá(USD) Sa Thầy Mo Ray Đăk Yapan Bờ ngăn 20 30 20.000

Sa Nhơn Đăk Ngao 2 Bờ ngăn 7 15 30.000

Ia Rai 1 Bờ ngăn 5 40 60.000

Ia Rai 2 Bờ ngăn 0 10 50.000

Đăk Drong Bờ ngăn 60 150 55.000

Tổng huyện Sa Thầy 92 225 215.000

Ngọc Hồi

Bờ Y Đăk Honiêng Đập/hồ 30 300 240.000

Sa Loong Đăk Kan Đập/hồ 120 400 120.000

Đăk Sát Bờ ngăn 10 30 40.000

Tổng huyện Ngọc Hồi 160 730 400.000

Tổng 2 huyện Sa Thầy + Ngọc Hồi 252 955 615.000

Khu BTTN Chư Mom Ray có 8 xã vùng đệm, để cụ thể hóa những giải pháp bảo tồn tài nguyên rừng, chúng tôi chọn xã Sa Nhơn là một trong 8 xã điển hình có những tác động lớn nhất vào rừng.

Xã Sa Nhơn có diện tích tự nhiên 11.700ha, nằm ở phía bắc của huyện và cách thị trấn Sa Thầy 2 km. Toàn xã có 505 hộ và 2.464 nhân khẩu, trong đó dân tộc kinh chiếm 96,3%, còn lại là dân tộc Gia Rai chiếm 3,7% phân bố trên địa bàn 6 thôn: Nhơn An, Nhơn Bình, Nhơn Đức, Nhơn Khánh, Nhơn Lý, Nhơn Nghĩa. Hầu hết dân xã Sa Nhơn là người Kinh từ miền xuôi lên định cư nên đời sống của người dân hiện đang còn nhiều khó khăn. Những năm trước, cuộc sống của người dân chủ yếu lệ thuộc vào canh tác nương rẫy và khai thác lâm sản như song mây, gỗ, củi, măng, chai cục, ươi và săn bắt chim thú rừng. Số liệu điều tra PRA xã Sa Nhơn [1] cho thấy số hộ có thu nhập từ các sản phẩm của rừng ở các thôn chiếm 40%, cá biệt thôn Nhơn Bình là 100% (chủ yếu là chặt gỗ làm nhà, lấy củi, săn bắt chim, thú nhỏ). 100% số hộ vào rừng lấy củi và một số hộ khai thác gỗ trái phép về làm nhà. Hàng năm nhu cầu về củi đốt của người dân là rất lớn, nếu tính trung bình 1 hộ trong 1 năm sử dụng từ 3-5 m3 củi thì riêng xã Sa Nhơn đã cần đến 1.500-2.500 m3

củi trong 1 năm, nếu tính cho cả 8 xã vùng đệm thì nhu cầu về chất đốt là rất lớn. Vì vậy chúng tôi đề xuất giải pháp:

*Mô hình xây dựng bếp lò cải tiến: Theo điều tra thì 100% hộ gia đình trong xã dùng củi lấy từ rừng để dùng cho việc đun nấu và sưởi ấm. Với số lượng

năm. Mặt khác người dân còn nghèo nên chưa thể chuyển đổi nguồn nhiên liệu khác. Đề xuất xây dựng bếp lò cải tiến của chúng tôi nhằm tận dụng những sản phẩm phụ thu được từ sản xuất nông lâm nghiệp nhằm giảm sức ép khai thác củi từ khu bảo tồn và từ rừng tự nhiên ở vùng đệm. Mô hình bếp lò cải tiến được đề xuất cho 12 hộ/6 thôn (6 hộ người Kinh và 6 hộ dân tộc Gia Rai). Theo lý thuyết, bếp lò cải tiến tiết kiệm được 60% chất đốt và như vậy 1 năm một hộ sẽ tiết kiệm được 2,4 m3, 12 hộ sẽ tiết kiệm 28,8m3. Chương trình bếp lò cải tiến cần được phát triển lên khoảng 90% số hộ vào năm 2004 và nếu đạt được con số này (455 hộ) thì sẽ tiết kiệm cho chúng ta 1.092 m3 củi/ 1 năm, tương đương với 13 ha rừng trung bình không bị chặt trắng.

* Hiện trạng sử dụng đất:

Kết quả điều tra [1] cho thấy tổng diện tích tự nhiên của xã Sa Nhơn là 11.700 ha, trong đó đất nông nghiệp 3.259,9 ha (27,9%), đất lâm nghiệp 3.847,7 ha (32,89%) trong đó có rừng 2.696,8 ha, đất chưa sử dụng 4.553,3 ha (38,9%). Toàn bộ diện tích đất chưa sử dụng nằm ở sườn đông của dãy Chư Gok Tông giáp với sông Pô Kô có điều kiện thuận lợi cho phát triển mô hình nông lâm kết hợp, ổn định đời sống cho cộng đồng. Vì vậy chúng tôi đề xuất giải pháp:

+ Mô hình nông lâm kết hợp: Xây dựng 0,5 ha/hộ theo tỉ lệ 40% sản xuất lâm nghiệp và 60% sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu cây trồng cụ thể: Cây muồng đen trồng theo băng và bao quanh mô hình (cho sản phẩm là gỗ và củi đun), mật độ 200 cây/ha; Muồng hoa vàng trồng theo băng (chống xói mòn, cải tạo đất, chắn gió, làm phân xanh); Cây lương thực kết hợp chủ yếu là sắn cao sản, ngô, đỗ các loại hoặc cà phê đã trồng từ trước. Để mô hình có tính khả thi thì cần chọn 5 hộ/5 thôn (là những hộ nông dân tiên tiến người Kinh) để xây dựng mô hình điểm dưới sự hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp giống của trạm khuyến nông khuyến lâm huyện Sa Thầy. (Vốn hỗ trợ của dự án bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kon Tum-vùng đệm).

* Tình hình sản xuất nông nghiệp:

Tổng diện tích đất sản xuất là 3.259,9 ha, trong đó đất canh tác mới là: 2.542,6 ha (chủ yếu là đất xâm canh từ đất lâm nghiệp). Tuy nhiên, do diện tích ruộng nước

1.300m2/hộ, lại tập trung ở những hộ đã định cư lâu đời (không phải chia đều) nên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính đa dạng khu hệ thú, ảnh hưởng của con người và các giải pháp bảo tồn tài nguyên thú rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên chư mom ray tỉnh kon tum​ (Trang 62 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)