19 Họ Lợn Suidae 1 - - - 1 - 1 - - - -
20 Họ Cheo Cheo Tragulidae 1 1 - 1 - - - - 1 1 -
21 Họ Hươu Nai Cervidae 8 8 3 8 8 - 8 - 4 2 4
22 Họ Trâu Bò Bovidae 5 5 1 5 4 - 5 - 5 5 4
IX Bộ Tê Tê Pholidota 1 - 1 - - - 1 - 1 1 -
23 Họ Tê Tê Manidae 1 - 1 - - - 1 - 1 1 -
X Bộ Gặm nhấm Rodentia 12 9 2 10 9 - 16 11 3 8 4 24 Họ Sóc bay Pteromyidae 3 3 - 3 3 - 3 - 3 3 3 25 Họ Sóc cây Sciwridae 6 6 - 6 6 - 6 - - 3 1 26 Họ Dúi Rhizomyidae 1 - - - - - - - - - - 27 Họ Chuột Muridae - - - 1 - - 7 11 - 2 - 28 Họ Nhím Hystricidae 2 - 2 - - - - - - - - XI Bộ Thỏ Lagomorpha 1 1 - 1 1 - - 1 - 1 - 29 Họ Thỏ Lephoridae 1 1 - 1 1 - - 1 - 1 - 11 bộ, 29 họ 97 58 59 30 54 48 13 60 17 42 39 20 Tỷ lệ (%) 100 (%) 59,8 60,8 30,9 55,7 49,5 13,4 61,9 17,5 43,3 48,8 22,5 Ghi chú:
Giá trị kinh tế: TP: Thực phẩm; DL: Da lông; Dli: Dược liệu; LC: Làm cảnh; DLST: Du lịch sinh thái; XK: Xuất khẩu.
Gtrị BVR: Giá trị bảo vệ rừng: L: Lợi; H: Hại
Gen QH: Gen quí hiếm: NĐ 48: Nghị định 48/CP; VN: Sách đỏ Việt Nam; TG: Sách đỏ thế giới.
Qhệ Đlý: Quan hệ địa lý: A: ấn độ-Malaysia; H: ấn độ -Himalaya; T: Trung Hoa; Đ: Đặc hữu
P.bố theo đai cao và SC: Phân bố theo đai cao và sinh cảnh: A: Đai cao từ 200-700m; B: Đai cao từ 700-1.000m; C: Đai cao từ 1.000-1.500m; D: Đai cao từ 1.500-1.773m
4.1.3.1. Đánh giá về giá trị bảo tồn nguồn gen:
Loài có giá trị bảo tồn nguồn gen được đánh giá trên những cơ sở:
- Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ thế giới (IUCN);
- Loài có trong phụ lục IB, IIB của Nghị định 48/2002/NĐ-CP;
- Loài đặc hữu;
- Loài bản địa Tây Nguyên, đặc biệt là Kon Tum ;
Kết quả bảng 4-6 cho ta thấy Khu BTTN Chư Mom Ray có nhiều loài thú có giá trị bảo tồn nguồn gen quí hiếm (Bảng 4-6 và phần phụ lục 2), cụ thể:
- Trong 89 loài thú của Việt Nam có tên trong Sách Đỏ thế giới (IUCN-1996) thì Khu BTTN Chư Mom Ray có 20 loài chiếm 22,5% tổng số loài thú của Việt Nam có trong danh sách.
- Chư Mom Ray có 39 loài thú (chiếm 48,8%) tổng số loài thú có tên trong Sách Đỏ Việt Nam.
Theo Nghị định 48/2002/NĐ-CP của Chính phủ [7] thì Khu BTTN Chư Mom Ray có 42 loài (trong đó 29 loài thuộc nhóm IB - nghiêm cấm khai thác và sử dụng và 13 loài thuộc nhóm IIB - Hạn chế khai thác và sử dụng) chiếm 43,3% tổng số loài thú ở khu bảo tồn;
Những số liệu này đã chứng tỏ khu BTTN Chư Mom Ray có số lượng các loài quí hiếm rất cao. Đây là những nguồn gen có giá trị bảo tồn, nghiên cứu khoa học không chỉ trong phạm vi Quốc gia mà nhiều loài còn có giá trị bảo tồn Quốc tế, đặc biệt là các loài thú lớn (Bò xám, Bò rừng, Bò tót, Hổ, Voi, ...).
4.1.3.2. Giá trị sử dụng:
Giá trị kinh tế:
Trên cơ sở phân tích số liệu tại bảng 4-6, chúng tôi thấy số lượng các loài thú có giá trị về các mặt thực phẩm, cho da lông, cung cấp nguyên liệu dược liệu rất nhiều. Nhóm thú cho da lông có số lượng nhiều nhất, 59 loài (60,8%) và chiếm ưu thế là các loài thú thuộc bộ Ăn thịt, bộ Guốc chẵn, bộ Linh trưởng, bộ Gặm nhấm...). Nhóm thú cho thực phẩm có 58 loài (chiếm 59,8%), nhóm thú làm cảnh,
mỹ thuật 54 loài (55,7%), nhóm thú làm dược liệu hoặc nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ có 30 loài (30,9%).
Đặc biệt trong xu thế đời sống kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, thu nhập kinh tế người dân ngày càng tăng, số người có nhu cầu thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, tham quan du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái xã hội ngày càng nhiều và họ muốn được tận mắt chiêm ngưỡng các loài động vật hoang dã trong các khu bảo vệ. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu thực tế này, chúng tôi cũng đã đưa thêm 1 chỉ tiêu đánh giá giá trị của khu hệ thú là tiềm năng thu hút và phục vụ du lịch sinh thái. Nhóm này có 48 loài (chiếm 49,5%) và gồm những loài thú guốc chẵn (Bò xám, Bò tót, Bò rừng, Nai, Hươu vàng, Cà toong, Hoẵng, Cheo cheo), thú ăn thịt lớn (Hổ, Báo hoa mai, Bảo gấm, Gấu ngựa, Gấu chó), Voi (Voi châu á). Còn nhiều nhóm thú có hình dáng, màu sắc đẹp hoặc biết bay, leo trèo cây giỏi (họ khỉ, họ cầy, họ chồn bay, họ sóc bay...) cũng là những đối tượng thu hút khách du lịch. Để có thể quan sát được các loài thú, người ta làm các nhà chòi theo dõi chúng tại những khu vực, những sinh cảnh mà chúng hay kiếm ăn.
Nhóm có giá trị kinh tế xuất khẩu ít nhất, 13 loài (chiếm 13,4%) và đa số các loài cho da lông, làm cảnh đều là những loài quí hiếm, có tên trong danh sách các loài quí hiếm nghiêm cấm khai thác, sử dụng (IB).
Tóm lại, những loài thú thuộc các bộ Ăn thịt, Guốc chẵn, Linh trưởng, Gặm nhấm là có giá trị kinh tế cao nhất. Đây là một nguồn lợi rất lớn của tài nguyên động vật rừng Chư Mom Ray nói riêng và Việt Nam nói chung nếu chúng ta quản lý tốt. Cần có những nghiên cứu chuyên sâu cho những nhóm thú cụ thể, để từ đó có thể phát huy được thế mạnh kinh tế của từng loài. Tuy nhiên chúng tôi cũng thấy rằng loài bò xám (Bos sauveli) nếu được phát hiện thì đây sẽ không những là nguồn gen quí hiếm cho khoa học mà còn góp phần cải tạo, lai giống cho bò nhà để tạo năng suất thịt cao, hoặc là việc bảo tồn các loài thú guốc chẵn (nai, bò tót, bò rừng...), thú linh trưởng (khỉ, voọc vá...), hoặc các loài chồn dơi, sóc bay... để tạo ra các phân khu du lịch với các chòi canh được xây dựng sẽ thu hút khách du lịch sinh thái quan sát sinh cảnh sống và hoạt động của các loài thú có hình dáng đẹp này...
Giá trị bảo vệ rừng:
Trong lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng thì động vật rừng là những sinh vật tiêu thụ và đóng vai trò quan trọng đối với sự cân bằng sinh thái. Nhóm thú có giá trị bảo vệ rừng được xác định dựa trên những đóng góp của chúng đối với rừng thông qua các sinh hoạt hàng ngày của chúng. Đó là những loài ăn côn trùng sâu bọ phá hoại rừng (thú ăn côn trùng, thú ăn thịt, Dơi, ...), những nhóm thú lớn có khả năng cung cấp cho rừng nguồn phân hữu cơ quan trọng (thú trong họ Trâu bò, họ Hươu nai, họ Voi..) hoặc là những nhóm thú hay đào xới đất để tìm kiếm thức ăn (Lợn rừng, họ Dúi), những nhóm thú giúp cho việc phát tán hạt giống cây rừng (họ sóc, họ khỉ...). Còn những nhóm thú có hại là những thú phá hoại cây non, rừng trồng, mùa màng (Bộ gặm nhấm, họ dơi quạ)...
Bảng 4-6 đã thống kê được 60 loài thú có lợi (61,9%) và 17 loài thú có hại (17,5%) trong tổng số 97 loài thú có mặt tại khu bảo tồn. Tất nhiên, những đánh giá có lợi và có hại này chỉ mang tính chất tương đối, bởi lẽ nằm trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái rừng thì giá trị lớn nhất không thể tính toán được mà các loài thú mang lại đó chính là các giá trị về giá trị đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái trong tự nhiên. Những giá trị mà sự tác động của con người dù có tích cực đến mấy cũng khó có thể tạo ra được trong các môi trường nhân tạo. Với số liệu thống kê này sẽ phần nào giúp khu bảo tồn có những giải pháp bảo tồn hữu hiệu các loài thú có lợi như các loài thú họ trâu bò (bò rừng, bò tót, sơn dương...), họ hươu nai (nai, nai cà toong...), tuy nhiên cũng cần có giải pháp bảo tồn các loài thú có hại (bộ gặm nhấm, họ dơi quạ...) vì chúng mang ý nghĩa về mặt đa dạng sinh học, ý nghĩa sinh thái nhưng phải hạn chế những mặt có hại của chúng đối với rừng trong phạm vi có thể thực hiện được.
4.1.4. Đa dạng về yếu tố địa lý động vật
Việt Nam là một bộ phận của phân miền địa lý động vật Đông Dương được giới hạn ở phía tây bởi phân miền ấn Độ, nối với Trung Hoa ở phía Bắc, với Malaysia ở phía nam.
Với vị trí cực Đông của bán đảo Đông Dương, Việt Nam có một khu hệ thú khá phong phú, đa dạng và đặc biệt hơn các khu vực ở phía tây như Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Mianma. Tính chất này thể hiện ở mối quan hệ của khu hệ thú Việt Nam với các khu hệ lân cận. Theo Đào Văn Tiến (1985), khu hệ thú Việt Nam có quan hệ địa lý động vật với 4 nhóm yếu tố chủ yếu sau:
Nhóm yếu tố ấn Độ - Malaysia (gọi tắt là ấn Mã Lai-A) mang tính chất nhiệt đới và gồmấn Độ, Đông Dương, quần đảo Mã Lai.
Nhóm yếu tố ấn Độ - Himalaya (gọi tắt là Himalaya - H) mang tính chất ôn đới núi cao và gồm Đông Bắcấn Độ, Nepan, Mianma, Tây Bắc Vân Nam Tứ Xuyên (Trung Quốc).
Nhóm yếu tố Trung Hoa (chủ yếu là Hoa Nam - T) mang tính chất cận nhiệt đới và gồm Đông Nam Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến (Trung Quốc).
Nhóm yếu tố đặc hữu của Việt Nam (Đ) gồm những loài có nguồn gốc phát sinh bản địa.
Dựa vào số liệu điều tra, danh lục thú Chư Mom Ray và các tài liệu tham khảo [11, 15, 16], chúng tôi đã lập bảng tổng hợp mối quan hệ địa lý động vật của khu BTTN Chư Mom Ray (bảng 4-7).
Bảng 4-7 Đa dạng về yếu tố địa lý của khu hệ thú Chư Mom Ray
Số TT
Bộ, họ Tổng
loài
Quan hệ địa lý động vật
Tên phổ thông Tên khoa học A H T Đ I Bộ Ăn sâu bọ Insectivora 4 3 - 1 -
1 Họ Chuột Voi Erinaceidae 1 1 - - -
2 Họ Chuột Chù Sorisidae 2 2 - - -
3 Họ Chuột Chũi Talpidae 1 - - 1 -