Những tác động ảnh hưởng tới khu bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, mộc châu, sơn la (Trang 25)

Do thiếu ruộng nước canh tác, khó khăn về lương thực và thiếu thốn về thực phẩm của các cộng đồng nằm trong khu bảo tồn, đặc biệt vùng nghiêm ngặt và phục hồi sinh thái. Do vậy tình trạng đốt nương làm rẫy một vài nơi vẫn xảy ra và tình trạng du canh du cư đã làm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, ảnh hưởng tới giá trị bảo tồn nguyên vẹn, tới phục hồi hệ sinh thái nguồn gen động thực vật rừng.

Mặt khác do sức ép gia tăng dân số tự nhiên, tăng dân số cơ giới do di dân tự do làm cho sự quản lý của chính quyền địa phương còn gặp nhiều khó khăn, từ đó trực tiếp hoặc gián tiếp đã ảnh hưởng tiêu cực vào khu BTTN Xuân Nha.

Mức thu nhập bình quân đầu người trong vùng qui ra thóc từ 150-250

kg/người/năm, trong đó có Gạo, Ngô là 2 loại lương thực chính đạt 65-70%, còn lại là Sắn, Khoai và các loại nông sản khác.

Cụ thể bình quân lương thực của 3 xã như sau: - Xã Lóng Sập: 708 kg/người/năm

- Xã Chiềng Sơn: 1460 kg/người/năm - Xã Xuân Nha: 603 kg/người/năm

Nhìn chung đời sống của người dân ven và trong vùng Bảo tồn thiên nhiên còn gặp nhiều khó khăn. Những khó khăn trong sản xuất mùa vụ đã làm cho nhiều hộ gia đình bị thiếu ăn từ 5-6 tháng, những hộ này thường tập trung vào vùng phục hồi sinh thái và vùng cao nơi bảo tồn nguyên vẹn của Khu bảo tồn thiên nhiên.

Do vậy đầu tư vào sản xuất đối với các đối tượng này cần sự quan tâm và ưu tiên đúng mức để góp phần tích cực khôi phục hệ sinh thái rừng ở Xuân Nha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, mộc châu, sơn la (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)