Rừng kín thường xanh bị tác động nhẹ trên sườn đỉnh núi đá vôi thấp (các trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, mộc châu, sơn la (Trang 30 - 31)

thái IIA, IIB, IIIA1). Đặc điểm:

- Nằm rải rác hay thành vùng ở vùng núi đá vôi phía đông KBT sát địa phận Hang Kia-Pà Cò và chạy dọc ranh giới xã Xuân Nha với xã Lóng Luông, Vân Hồ, nơi người dân không thể làm nương rẫy mà chỉ có thể khai thác vận chuyển hạn chế một số lâm sản quý.

- Diện tích: Hẹp về diện tích, không liền khoảnh mà theo dải.

- Rừng còn cây nhưng trữ lượng thấp vì những cây tốt, cây to đã bị khai thác, mật độ cây thấp 400-600 cây/ha, độ khép tán đạt từ 0,5-0,6. Cây có kích thước tương đối nhỏ H = 10-15m, D1.3 = 13-18 cm.

- Rừng ở chân, sườn đỉnh núi đá vẫn phong phú về loài cây nhưng kích thước nhỏ hơn cây của rừng trên núi đất. Những cây cá biệt lớn như Chò nhai, Vàng anh, Sấu trai, Phay, Đăng, Bồ hòn, Đa, Gạo, Chò xanh có D1.3 = 50-60 cm (Trữ lượng rừng thấp, tương đương loại rừng IIB, IIIA1).

Tầng cây gỗ: 2 tầng Tầng A1:

Gồm một số loài cây cao, to có tán vượt như: Trám trắng, Trai, Nghiến, Trám đen, Hà nu, Thanh thất, Trương vân, Cà muối, Dâu da, Thôi ba (Mương), Đa,

Nghiến, Sấu, Đăng, Bồ hòn, Dẻ gai, Trâm trai, Đinh thối, Trám ba cạnh… Tầng A2:

Tầng chính này có độ khép tán cao, có chiều cao trung bình 10-15m. Nhiều loài cây phổ biến của vùng núi đá vôi phân bố ở đây như: Nghiến, Trai, Đinh, Ké, Nhội, Lòng mang, Trâm, Thị đá, Giổi bà, Vàng tâm, Nanh chuột, Đa, Si, Màu cau, Kháo đá, Nhọc, Chò nhai, Chò xanh, Táu mặt quỷ, Sơn, Xoan lông, Mò lông, Thành ngạnh, Cọ nọt, Trâm sừng, Dung giấy, Hồng bì, Nhãn rừng, Cà muối, Nhọ nồi… Trong tầng 2 cũng có nhiều cây có D1.3 > 50 cm nhưng thường thấp về chiều cao.

Tầng B: Tầng cây bụi :

Chủ yếu gặp các loại sau: Cọc rào, Hoắc quang, Bồ cu vẽ, Sầm sì, Cỏ lào, Mua cao, Mua bà, Thao kén, Bỏng nổ, Găng gai, Lấu, Găng thạch…

Tầng C: Tầng thảm tươi:

Tầng này tuy không phong phú về số lượng cá thể trong loài, nhưng lại gặp rất nhiều loài: Riềng ấm, Sa nhân, Ráy dại, Lá han, Thóc lép, Quyết lá xẻ, Cốt toái bổ, Huyết giác, Cỏ dĩ, Có lá tre, Cỏ lau, Chít, Chè vè, nhiều loài Dương xỉ, Quyển bá. Thực vật ngoại tầng: Chủ yếu gồm các loại dây leo: Dây sưa, Dây muồng, Sống rắn, Dất mèo, Móc hùm, Móc diều, Dây cao su, Dây chiên chiến, Hoàng đằng, Dây nho rừng, Dây đau xương, Dây móng bò, Dây thèm bép, Cẩm cang, Khúc khắc, Chạc chìu, Bìm bìm, Mướp đất… Đáng chú ý trong tầng thảm tươi có nhiều loài cây thuốc quý nhưng số lượng ít ỏi như: Đẳng sâm, Bảy lá một hoa, Củ bình vôi, củ Dòm, Dây đau xương, Hoàng đằng, Ngọc trúc, Huyết đằng…

Ưu hợp thực vật điển hình ở loại rừng này là: Nghiến, Chò nhai, Mạy tèo, Trai lý, Bản xe, Gội gác, Thôi chanh, Ô rô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, mộc châu, sơn la (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)