Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá ki má nhiệt đới núi thấp (ở độ cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, mộc châu, sơn la (Trang 36 - 38)

c. Rừng thưa trên sườn, đỉnh núi đá vôi (trạng thái IIA) Đặc điểm:

4.1.1.2. Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá ki má nhiệt đới núi thấp (ở độ cao

800m trở lên)

a. Kiểu phụ rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim á nhiệt đới núi thấp có phân bố ở sườn và đỉnh các dông núi (có độ cao 800 – 1700m)

Đặc điểm:

- Phân bố:. Kiểu rừng này phân bố trên cao, xa dân cư và tập trung quanh khu vực Pha Luông và dọc ranh giới với tỉnh Thanh Hoá.

- Diện tích: Diện tích kiểu rừng này khá rộng và thường liền nhau.

- Trạng thái rừng: Rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim á nhiệt đới núi thấp, ít nhiều đã bị khai thác chọn và rừng hiện tại phần lớn thuộc trạng thái rừng IIIA1, IIIA2, IIIB. Trong rừng có một số diện tích nhỏ rừng phục hồi.

+ Đặc điểm chung về rừng: Độ khép tán đạt cao S = 0,6 – 0,8. Chiều cao phổ biến 15 – 25m. Đường kính cây TB 25cm, nhiều cây cá biệt như Giổi, Dẻ, Đa, Hà nu, Sến, Pơ mu, Du sam, Hoàng đàn giả, Chò chỉ, Táu mặt quỷ, Trương vân, Trường vải, Xoan nhừ đường kính tới 50-100 cm.

Trạng thái rừng IIA, IIB có thành phần cây chính không khác nhiều so với trạng thái rừng loại III nhưng kích thước đường kính, chiều cao, mật độ nhỏ hơn, tỷ lệ cây

ưa sáng tăng hơn. Các chỉ số D1.3, Hvn, mật độ cây tăng dần theo chiều tăng từ IIA

lên IIB, IIIA1 đến IIIA2 đến IIIA3 và IIIB.

Cấu trúc tầng rừng tương tự như rừng cây lá rộng nhiệt đới núi thấp nhưng thành phần cây có sự khác nhau. Tầng cây gỗ lớn có 2 tầng phụ:

Tầng A1: có tán nhấp nhô, cây cao 15 – 25m, đường kính phổ biến 20 – 30cm. Tầng A1 bao gồm một số loài cây cao, to như: Sến mật, Trường mật, Táu mật, Giổi thơm, Giổi găng, Giổi mỡ, Re hương, Dẻ cau, Gội nếp, Gội tẻ, Gội gác, Thanh thất, Kháo, Thôi chanh, Sến đất, Giổi xanh, Trám trắng, Trám ba cạnh, Chò chỉ, Chò xanh, Lim xẹt, Kháo tầng… những cây gỗ tốt điển hình như: Đinh, Giổi, Sến mật, Táu mật, Vàng tâm.

Tầng A2: có độ khép tán cao hơn, có chiều cao trung bình 10 – 15m. Nhiều loài cây phân bố ở đây như: Tô hạp, Lát hoa, Táu mặt quỷ, Vối thuốc, Giổi găng, Giổi bà, Re gừng, Re hương, Sồi đàn, Dẻ gai bắc bộ, Chẹo, Xoan nhừ, Bạc tán, Rè vàng, Dẻ gai ấn độ, Côm, Bản xe, Chò nhai, Dẻ cau, Lòng mang, Dâu rừng, Lòng trứng, Chắp xanh, Thôi chanh, Chè là ròn, Chè sim, Đinh, Nhội, Lòng mang, Trâm, Thị đá, Nanh chuột, Đa, Si, Vải thiều rừng, Nhọc lá to, Sếu rừng, Kháo đá, Dăm bầu, Thôi ba, Chân chim, Mắc niễng và các loài cây hạt trần như Pơ mu, Du sam, Thông tre, Thông nàng, Kim giao, Hoàng đàn giả…

Nhìn vào thành phần cây rõ ràng đa phần là cây của các họ có nguồn gốc Á nhiệt đới như họ Theaceae, Lauraceae, Fagaceae, Magnoliaceae, Altingiaceae, Fabaceae…

Thành phần cây lá kim có các đại diện chính như: họ Cuppressaceae, Podocarpaceae, Pinaceae, trong đó các loài Pơ mu, Thông nàng, Du sam, Sa mộc dầu, Thông pà cò là những đại diện có số cá thể của thực vật hạt trần.

Rừng hỗn giao cây lá rộng, lá kim có mật độ cây thấp hơn so với kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm cây lá rộng Á nhiệt đới núi thấp. Nơi có nhiều cây lá kim phân bố, tầng cây bụi, thảm tươi rất ít, cây tái sinh và dây leo bụi rậm cũng ít hơn so với nơi có nhiều cây lá rộng tập trung tuy cùng trong một kiểu rừng, cùng độ cao. Các ưu hợp thực vật chủ yếu:

- Sến, Táu mật, Gội, Giổi, Chò chỉ, Re, Dẻ, Pơ mu, Thông nàng

- Trường, Gội, Giổi, Táu mặt quỷ, Dẻ, Du sam, Thông nàng, Thông tre

Hai ưu hợp này ở trong các trạng thái rừng loại IIIA1, IIIA2, IIIA3, IIIB, và tập trung ở sườn trên của các dông núi quanh đỉnh Pha Luông (xã Chiềng Sơn, xã Xuân Nha) và các đỉnh núi cao độc lập trong khu vực nối tiếp từ Pha Luông đến Nâm Dên (xã Xuân Nha).

Ưu hợp Re, Giổi lá bạc, Giổi đá, Chè lá ròn, Dẻ gai, Dẻ cau, Thích lá xẻ, Pơ mu, Hoàng đàn giả.

Ưu hợp Pơ mu, Thông nàng, Dẻ, Giổi (có diện tích nhỏ theo đám).

Hai ưu hợp này không phổ biến mà thường phân bố đặc thù theo đám, đặc biệt ưu hợp Pơ mu có nơi gần như thuần loài theo đám vì số cây lá rộng rất ít.

Cây tái sinh chủ yếu là tái sinh như: Giổi thơm, Giổi găng, Trám, Trâm tía, Thông nàng, Du sam, Kè đuôi dông, Côm mấn nhội, Re hương, Giẻ gai, Thôi ba, Hà nu, đôi chỗ có Pơ mu, Hoàng đàn giả… Riêng Du sam, Thông nàng có cây con tái sinh nhiều.

Cây bụi, dây leo, thảm tươi ít hơn rất nhiều so với rừng ở đai thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, mộc châu, sơn la (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)