- Thảm thực vật trong khu bảo tồn thuộc về 6 kiểu: Rừng kín thường xanh mưa ẩm Nhiệt đới núi thấp, rừng kín cây lá rộng, lá kim ẩm Á nhiệt đới núi thấp; rừng
25/ Bổ cốt toái (Drynaria fortunei (O Kuntze ex Mett.) J.Smith ) Họ Dương
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
KẾT LUẬN
1/ Ở khu BTTN Xuân Nha có 6 kiểu thảm thực vật: rừng kín thường xanh mưa ẩm núi thấp (có 5 kiểu phụ); rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim á nhiệt đới núi thấp (có 2 kiểu phụ); rừng trồng; trảng cây bụi, cỏ cao (có 2 kiểu phụ); trảng cỏ, cây bụi thấp và cây trồng nương rẫy, đồng ruộng) và có 5 hệ sinh thái (hệ sinh thái rừng; hệ sinh thái trảng cỏ, cây bụi; hệ sinh thái suối, ao hồ; hệ sinh thái làng bản và hệ sinh thái nương rẫy, đồng ruộng).
2/ Hệ thực vật tại khu BTTN Xuân Nha gồm 1.072 loài, thuộc 615 chi của 173 họ trong 6 ngành thực vật bậc cao có mạch (Psilotophyta (1 loài, 1 chi, 1 họ); Lycopodiophyta (7 loài, 3 chi, 2 họ); Equisetophyta (1 loài, 1 chi, 1 họ); Polypodiophyta (60 loài, 33 chi, 19 họ); Pinophyta (17 loài, 12 chi, 6 họ); Magnoliophyta (986 loài, 565 chi, 114 họ).
3/ Đa dạng về họ và chi thực vật: 173 họ thực vật với tổng số loài 1.072 loài, mỗi họ có số lượng trung bình 6 loài. Không kể những họ thực vật có số loài < 6 loài, chỉ có 54 họ có số loài từ 6 loài trở lên chiếm 31,2% , còn lại 119 họ có số loài dưới mức trung bình chiếm 68,8% mà trong đó có số họ chỉ có 1- 2 chi chỉ có 111 họ (chiếm 64,2%). Mười họ thực vật phong phú nhất có 335 loài chiếm tỷ lệ 31,2% tổng số loài (Thầu dầu - 30 chi, 53 loài), Hoà thảo - 35 chi, 46 loài), Đậu (22 chi, 38 loài), Dâu tằm (8 chi, 38 loài), Long não (12 chi, 34 loài), Cúc (22 chi, 33 loài), Cà phê (16 chi, 29 loài), Vang (11 chi, 25 loài), Dẻ (3 chi, 20 loài) và Lan (12 chi, 19 loài). Mười chi có số loài phong phú nhất với 97 loài, chiếm 9,0%: Ficus
(Moraceae, 24 loài), Elaeocarpus (Elaeocarpaceae, 10 loài), Castanopsis (Fagaceae, 9 loài), Lithocarpus (Fagaceae, 8 loài), Syzygium (Myrtaceae, 8 loài), Litsea
(Lauraceae, 8 loài), Diospyros (Ebenaceae, 8 loài), Cinnamomum (Lauraceae, 8
4/ Thực vật quý hiếm trong khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha có 69 loài được xếp vào các cấp: Rất nguy cấp (CR): 3 loài; Nguy cấp (EN): 18 loài; Sẽ nguy cấp
(VU): 46 loài. Nhóm IA: 3 loài; Nhóm IIA: 21 loài.
5/ Trong tổng số 1.072 loài. Căn cứ vào công dụng của thực vật, chúng tôi sắp xếp thành 9 nhóm khác nhau: cây cho gỗ (có 356 loài, chiếm 33,2% tổng số loài); cây làm thuốc (400 loài, chiếm 37,3%); cây cho tinh dầu; cây cho dầu béo; cây có nhựa mủ; cây cho tanin và làm thuốc nhuộm; cây cho sợi và nguyên vật liệu; cây ăn được và cây làm cảnh.
6/ Xác định được 5 nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học: dân số các vùng lõi và vùng đệm tăng nhanh; tình trạng phá rừng, xâm lấn đất lâm nghiệp để sản xuất cây lương thực; nạn khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ không bền vững; tình trạng săn bắt, bẫy bắt các loài động vật có giá trị cao vẫn xảy ra; vấn đề nhận thức của cộng đồng địa phương chưa cao. Đề xuất 6 nhóm giải pháp cho việc bảo tồn đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật tại khu BTTN Xuân Nha: giải pháp tổ chức; giải pháp bảo vệ rừng; giải pháp phục hồi rừng; giải pháp xây dựng vườn thực vật; giải pháp nghiên cứu khoa học và giải pháp đối với vùng đệm
KIẾN NGHỊ
- Cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và kỹ lưỡng hơn khu hệ thực vật tại khu BTTN Xuân Nha làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn.
- Hàng năm tiến hành điều tra để tìm ra những loài mới bổ sung và hoàn thiện danh lục thực vật tại khu BTTN Xuân Nha.
- Thực hiện tốt các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học, đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng khu BTTN Xuân Nha, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn đa dạng sinh học, tăng cường và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ chuyên trách.
- Cần có các chương trình, dự án để hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa khu vực. Giảm thiểu áp lực của các nguyên nhân gây suy thoái ĐDSH.
- Sử dụng công nghệ GPS định vị các loài thực vật trong khu BTTN, đặc biệt là những loài quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cao.