- Thảm thực vật trong khu bảo tồn thuộc về 6 kiểu: Rừng kín thường xanh mưa ẩm Nhiệt đới núi thấp, rừng kín cây lá rộng, lá kim ẩm Á nhiệt đới núi thấp; rừng
25/ Bổ cốt toái (Drynaria fortunei (O Kuntze ex Mett.) J.Smith ) Họ Dương
4.5.3.6. Giải pháp đối với vùng đệm
- Tổ chức giao đất khoán rừng cho người dân trong vùng đệm.
- Hỗ trợ cây giống keo cho các xóm sát rừng để dân trồng trong gia đình nhằm lấy củi.
- Trồng rừng mới 50 ha/năm trên các đối tượng trảng cỏ không có tái sinh (IA, IB) bằng cây bản địa.
- Xây dựng các chương trình Tổ chức lại sản xuất theo mô hình VACR. Cần khuyến khích các hộ dân nuôi trồng một số loài thực vật làm dược liệu, cây cảnh… (trồng một số cây thuốc ở bìa rừng và dưới tán rừng như Sa nhân, Ích mẫu, Thiên niên kiện…) và nuôi trồng một số động vật hoang dã có giá trị kinh tế tại khu vực vùng đệm của khu BTTN Xuân Nha (như Nhím, Lợn rừng, Don… nhằm cải thiện
và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Tổ chức phổ biến và nhân rộng mô hình.
- Cần có chính sách kinh tế thích hợp với phong tục tập quán canh tác của nhân dân địa phương phù hợp với đất đai, khí hậu trong vùng để có quy hoạch về cơ cấu cây trồng thích hợp, dần dần nâng cao mức sống cho người dân trong vùng, sẽ dần hạn chế được nạn phá rừng làm nương rẫy, lấy gỗ, củi, cũng như săn bắt động vật rừng, khai thác Phong lan, dược liệu vẫn diễn ra mạnh thường xuyên ở Xuân Nha hiện nay.
- Phối hợp với bộ đội biên phòng tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên cho mọi người, phổ biến sâu rộng các văn bản của Nhà nước, Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc săn bắt buôn bán động vật rừng. Song song với công tác quản lý thu mua, săn bắt động vật rừng thông qua Chi cục, các Hạt, trạm kiểm lâm nhân dân các huyện, các đồn Biên phòng, UBND các xã trong và quanh khu BTTN Xuân Nha. Cần kết hợp giữa tuyên truyền giáo dục và xử lý hành chính với các cá nhân cố tình vi phạm săn bắt buôn bán những loài động thực vật mà nhà nước đã cấm săn bắt, khai thác và buôn bán.
- Nghiêm cấm các hình thức dùng súng và bẫy kiềng, bẫy thòng lọng để săn bắt động vật rừng. Đặc biệt chú ý cần ngăn chặn ngay việc sản xuất súng tự chế để săn bắt động vật rừng trong khu vực. Đây là hình thức tiêu diệt có hiệu quả gây giảm nhanh số lượng động vật rừng ở trong khu BTTN Xuân Nha.
- Việc tách mới 3 xã mới là Xuân Nha, Chiềng Sơn và Lóng Sập là giải pháp tốt cho việc Qui hoạch và bảo vệ rừng tại đây. Tuy nhiên do lực lượng kiểm lâm mỏng, việc chặt phá rừng lấy gỗ quí như Nghiến, Pơ mu, Sa mu dầu, các loài Lan, Cẩu tích … đem bán vẫn diễn ra thường xuyên.
- Việc phát hiện sự có mặt của quần thể Sa mu dầu tại khu BTTN Xuân Nha là vấn đề mới có ý nghĩa khoa học cao. Theo sự điều tra của chúng tôi cần có kế hoạch bảo tồn tại chỗ loài cây này và một số loài thực vật quí hiếm tại KBT để bảo tồn nguồn gen quí hiếm tại đây.