Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp (kiểu rừng này phân bố ở độ cao dưới 800m).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, mộc châu, sơn la (Trang 28 - 30)

bố ở độ cao dưới 800m).

Kiểu rừng này phân bố tập trung dọc hai bên suối Quanh, suối Ngà, suối Nậm Con... và tập trung nhiều ở phía Đông Nam Khu Bảo tồn, ở các chân đồi thấp dọc theo tuyến đường ô tô từ Co Phương, Khò Hồng, bản Chiềng Hin, Nà Hiếng, bản Tưn, Là Lào, bản Ngà và chạy đến địa phận Thanh Hóa.

Do khai thác bừa bãi, đến nay diện tích rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp đã bị tác động nhiều về cấu trúc và hệ thực vật, diện tích bị thu hẹp, phân tán và còn không đáng kể, phân bố rải rác theo mảng, chủ yếu là rừng thứ sinh nhân tác đang phục hồi sau khai thác, sau cháy rừng và nương rẫy.

Theo phân loại rừng của Loschau, kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp có các kiểu phụ:

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp bị tác động nhẹ trên sườn và đỉnh núi đất thấp (các trạng thái IIIA2, IIIA3, IIIB).

- Rừng kín thường xanh bị tác động nhẹ trên sườn và đỉnh núi đá vôi thấp (các trạng thái IIA, IIB, IIIA1).

- Rừng thưa trên sườn, đỉnh núi đá vôi (trạng thái IIA).

- Rừng thứ sinh nghèo phục hồi sau nương rẫy, cháy rừng và khai thác kiệt (các trạng thái IIA, IIB).

- Rừng thứ sinh nghèo sau khai thác (trạng thái IIIA1).

a. Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp bị tác động nhẹ trên sườn và

đỉnh núi đất thấp (các trạng thái IIIA2, IIIA3, IIIB). Đặc điểm:

có địa hình rất hiểm trở, độ dốc cao hoặc xa dân cư.

- Diện tích nhỏ và không liền nhau mà thường theo dám, theo dải.

- Rừng tốt, mật độ cây cao 1200 cây/ha, độ khép tán đạt từ 0,7 – 0,8. Cây có kích thước tương đối lớn HVnTB = 5 – 20m, D1.3TB = 25cm (trữ lượng rừng khá tương đương loại rừng IIIA3, IIIB).

Cấu trúc tầng tán: tầng cây gỗ có thể chia thành 3 tầng phụ: Tầng A1: Tầng gỗ vượt tán

Gồm các loài cây cao phổ biến như Chò nâu, Sến mật, Nanh chuột, Thanh thất, Trám trắng, Trám đen, Sấu, Gội, Chò nhai, Đăng, Du sam, Cà ổi, Trường sâng, Vàng tâm, Giổi xanh, Giổi bà, Giổi thơm, Mỡ, Dẻ cau, Dẻ gai, Sồi hồng… lác đác còn những cây lớn cá biệt có đường kính rất lớn D1,3≈ 1,0m như Đăng, Đa, Nhội, Chò nhai, Trường, Trám, Cóc rừng.

Chiều cao tầng 1 đạt tới 20-25m, đường kính trung bình cây 30-40 cm. Tầng A2: Tầng ưu thế sinh thái

Là tầng ưu thế sinh thái của rừng, có độ khép tán cao. Ngoài cây tầng 1 có mặt ở đây như Chò nâu, Sến mật, Nanh chuột, Thanh thất, Trám trắng, Trám đen, Sấu, Gội, Chò nhai, Đăng, Du sam, Cà ổi, Trường sâng, Vàng tâm, Giổi xanh, Giổi bà, Giổi thơm, Mỡ, Dẻ cau, Dẻ gai, Sồi hồng còn có các loài cây khác như: Ràng ràng mít, Ràng ràng xanh, Thị đá, Gội gác, Ké, Sến, Táu mặt quỷ, Sao hòn gai, Trường vải, Chẹo, Nhội, Mọ, Xoan nhừ, Cà muối, Trai, Bứa, Vàng anh, Thôi chanh, Trường chua, đặc biệt ở tầng này cũng có gặp Thông tre lá dài, Kim giao nhưng số lượng cá thể không nhiều.

Chiều cao tầng 2 đạt tới 15m-20m, đường kính cây 20-30cm. Tầng A3: Tầng gỗ nhỏ

Gồm một số loài cây có chiều cao sát với tầng A2 như Nhọ nồi, Nhội, Đa bóng, Thị đá, Nhãn rừng, Ngát, Màu cau, Nhọc, Đỏm lông, Cà lồ, Re xanh, Rè vàng, Mý, Đỏm gai, đôi khi còn gặp Lát hoa, Thông tre, Kim giao.

Tầng B: Tầng cây bụi: thường cao 3-5 m, phổ biến là các loài cây bụi và cây con tái sinh của tầng cây gỗ. Thường gặp họ Mua, họ Cà phê, họ Ô rô, họ Cam quýt, họ

Thầu dầu.

Tầng C: thảm tươi phát triển khá, gồm Dương xỉ thường, Quyết lá xẻ, Sa nhân, Ráy, Tắc kè đá, Cỏ lá, Cỏ dĩ, Lá han, Gai đại, Bọ mắm… Nhiều loài thuốc quý cũng gặp như Đẳng sâm, Bảy lá một hoa, Củ bình vôi, Củ dòm, Dây đau xương, Hoàng đằng, Dây máu người, Móc câu đằng…

Thực vật ngoại tầng: đáng kể có Dây dất na, Dất nhung, Móc hùm, Móc mèo, Dây gắm, Móng bò, Móc câu, Vỏ quạch, một số phong lan, Tầm gửi, Ráy leo, Cơm lênh, Tai chuột, Hạt bí…

Ưu hợp thực vật cơ bản ở đây là: Giổi lông, Giổi bà, Trường mật, Sến mật, Chò nhai, Chò chỉ, Chò nâu, Nanh chuột, Nhội, Ké, Trám, Sấu, Sung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, mộc châu, sơn la (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)