Kiểu phụ rừng kín cây lá rộng, lá kim ẩm ôn đới núi vừa (ở độ cao 1.70 0m đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, mộc châu, sơn la (Trang 38 - 39)

1.886 m)

Kiểu rừng kín cây lá rộng lẫn cây lá kim ẩm ôn đới núi vừa có phân bố ở đỉnh và sườn đỉnh các dông núi có độ cao 1.700 – 1.886m. Kiểu rừng kín cây lá rộng lẫn cây lá kim ẩm ôn đới núi vừa này có diện tích nhỏ nhất và nằm ở chóp đỉnh Pha Luông và dọc biên giới Việt Lào. Đất có tầng thảm mục dày, nhiệt độ trung bình năm thấp dưới 160C, nhiều mây mù, độ ẩm rất cao, nhưng kiến tạo địa chất là nền đá Macma có nhiều thềm đá lộ, tầng đất rất mỏng nên tầng cây gỗ của rừng có chiều thấp 5 – 10m. Thành phần cây lá rộng gồm: Giổi lá bạc, Hà nu, Xoan nhừ, Kháo cuống đỏ, Chè lá ròn, Dẻ cuống, Sồi đá, Cà muối, Kháo thơm, Thích lá xẻ, Sau sau lào, Chắp tay… Thành phần cây lá kim đáng kể có Du sam, Thông tre lá ngắn, Thông nàng, Pơ mu, nhưng kích thước nhỏ. Thành phần cây lá rộng chủ yếu là các loài cây của các họ thực vật như Lauraceae, Fagaceae, Theaceae,

Magnoliaceae, Altingiaceae. Tầng dưới có các loài quyết thực vật, Địa y, Dương xỉ, Cỏ lào tím, Trúc đũa, Phong lan, Mua đất, Lá khôi, Thu hải đường.

Ưu hợp chính:

Re, Giổi lá bạc, Giổi đá, Chè lá tròn, Dẻ gai, Dẻ cau, Thích lá xẻ, Pơ mu.

4.1.1.3. Rừng trồng

Rừng trồng trong khu vực tập trung chủ yếu quanh làng xóm do người dân tự phát trồng hay do các chương trình 327; 661. Rừng trồng phân bố không tập trung mà rất rải rác ở cả 3 xã của KBT: xã Xuân Nha có diện tích rừng trồng nhiều hơn vì có nhiều đồi đất hơn.

a. Rừng Luồng:

Rừng Luồng do người dân trồng và quản lý. Diện tích rừng Luồng nhỏ và tập trung chủ yếu ở Tà Lào. Rừng Luồng phát triển; phần lớn diện tích rừng đang được khai thác chọn hàng năm. Cần có kế hoạch chăm sóc và từng bước phát triển, trồng bổ sung, để phục vụ nhu cầu xây dựng, củi đun, lấy măng ăn, bán tăng thu nhập, diện tích rừng này là mô hình tốt phục vụ nghiên cứu phát triển rừng Tre nứa. Đất dưới rừng Luồng còn khá tốt nhưng khô, cây bụi thảm tươi, cây tái sinh ít.

b.Cây ăn quả:

Tuy diện tích không nhiều, được trồng xen trên nương rẫy, trong vườn. Với nhiều loài cây ăn quả: Nhãn, Vải, Xoài, Mơ, Mận, Cam, Chanh, Táo... Nhãn, Vải, Xoài, Mơ, Mận, Cam, Chanh là những loài cây ăn quả sống lâu năm được trồng nhiều nơi và tập trung ở vườn rừng và vườn nhà các gia đình. Do thiếu nước, gió nóng vào đầu hè và lạnh về mùa đông, nên quả thường nhỏ và hay bị mất mùa.

4.1.1.4. Trảng cây bụi, cỏ cao

Dựa vào nguồn gốc phát sinh có thể chia Trảng cây bụi thuộc khu vực Xuân Nha thành hai kiểu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, mộc châu, sơn la (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)