a. Trảng cây bụi nguyên sinh trên núi đá
nơi mà chỉ có những loài cây nhỏ ưa kiềm, chịu nóng, chịu hạn mới tồn tại, không liền khu, liền khoảnh, phân bố rải rác. Trảng cây bụi nguyên sinh phân bố ở Pha Luông, Thung Ngúp, Chiềng Him, Mường An, Nà An và vùng sát xã Hang Kia của Hoà Bình. Trảng cây bụi có cây nhỏ, ít loài, thưa thớt. Độ che phủ rất thấp: S < 0,3. Những tập đoàn cây ở đây phân bố theo vệt hoặc theo dải.
Cây gỗ gồm: Nóng sổ, Tu hú, Đa thắt nghẹt, Si, Xanh, Sung vè, Ruối leo, Kháo nhớt, Kháo đá, Dẻ gai, Lòng trứng, Vối thuốc, Chè đuôi lươn, Màng tang, Sầm, Bọt ếch, Bồ cu vẽ, Vỏ rộp, Việt quất, Đa quả nhỏ, Cọc rào, Màu cau, Mùng quân, Găng gai…
Cây bụi gồm: Huyết giác, Dứa dại, Lá han, lá Han tía, lá Gai rừng, Áng sơn, Đùng đình, Trúc đũa…
Các loài dây leo: Bình vôi, Đùm đũm, dây Bướm lông, Dạ cẩm lông, Chua ngút, dây Đồng tiền, dây Muồng, dây Mỏ quạ, Chiên chiến, Bạc thau, dây Móc câu, dây Sông ran, Tóc tiên, Huệ đá, Mua đất.
Đáng chú ý những cây thuộc kiểu thảm này thấp, phân nhánh nhiều, cong queo, khúc khuỷu, nhiều hình thù độc đáo rất thích hợp khi sử dụng chúng làm cây cảnh và kiểu thảm này cũng là nơi hấp dẫn cho khách tham quan du lịch.
b.Trảng cây bụi thứ sinh trên núi đá, núi đất
Trảng cây bụi thứ sinh trên núi đá hay núi đất là hậu quả của quá trình khai thác rừng nhiệt đới liên tục nhiều năm tạo ra.
- Thực vật đặc trưng: Nhiều loài cây bụi ưa sáng ở các mức độ khác nhau quyết định.
- Các loài cây bụi chính: Huyết giác, Lấu, Quanh châu, Bồ cu vẽ, Thao kén, Mua thường, Găng, Cỏ lào, Bòn bọt, Mẫu đơn, Chòi mòi lông, Mua bà, Ngũ sắc.
- Các loài cây gỗ tái sinh: Cà muối, Màu cau, Cọc rào, Nhò vàng, Đáng, Ruối gai, Đa, Thôi ba, Nóng sổ, Đỏm lông, Hu đay, Ba soi, Bui bui, Chè đuôi lươn, Chạc hươu, Màu cau, Dền, Đáng, Mua bà, Ô rô…
- Các loài dây leo như: Móng bò chanh, Móng bò tím, Dây nang rừng, Dây muồng, Cuồng cuồng, Đùm đũm…
- Thảm tươi: Cỏ lau, Cỏ tranh, Cỏ lau, Cỏ chít, Cỏ chè vè, Cỏ đĩ, Cỏ sâu róm,Cỏ lông, Đơn buốt, Mua đất, Bồ công anh, Tầu bay, Ngải cứu…
Trảng cây bụi thứ sinh có các ưu hợp:
+ Ưu hợp các loài cây bụi + các loài dây leo.
+ Ưu hợp Cỏ lau, Cỏ chít, Đơn buốt + các loài cây bụi.
+ Ưu hợp cây bụi + dây leo (Sống rắn- Móc mèo- dây Móng bò). + Ưu hợp dây leo Sống rắn- dây Móng bò- cây bụi.
+ Ưu hợp Huyết giác- cây bụi- Cỏ lá tre.
Theo phân loại rừng của Loschaus, trảng cây bụi được xếp vào trạng thái IB, IC. Đây là đối tượng trồng rừng hay khoanh nuôi bảo vệ. Tuy nhiên, nền địa chất là núi đá vôi, núi đá, vấn đề trồng rừng là không thể, nên vấn đề khoanh nuôi bảo vệ phải được coi là giải pháp duy nhất nếu muốn có rừng, bảo vệ được hệ sinh thái, bảo tồn được nguồn gen.
4.1.1.5. Trảng cỏ, cây bụi thấp
Trảng cỏ thứ sinh sau nương rẫy được hình thành từ hậu quả của quá trình đốt nương làm rẫy, chăn thả trâu bò hay cháy rừng nhiều lần. Ngoài các loài cỏ là thành phần chính thuộc các họ, các loài cỏ phổ biến trong các họ: Poaceae, Cyperaceae, Asteraceae, Fabaceae, Mimosaceae, Zingiberaceae… còn có mặt cây bụi thấp: Tháu kén đực, Tháu kén cái, Mua, Mẫu đơn, Găng trích… Trảng cỏ thuộc trạng thái IA, IB, là đối tượng cần được trồng lại rừng.
4.1.1.6. Cây trồng nương rẫy, đồng ruộng
Cây trồng chủ yếu trên nương rãy đồng ruộng là Lúa nước, Lúa nương, Ngô, Khoai lang, Khoai sọ, Sắn, Chè, Mía, Vừng, Đậu đen, Đậu xanh, Đậu đũa, Sắn dây, Đậu vàng, Đậu tương, Kê, Lạc, bầu bí, các loại rau xanh… Tập đoàn cây trồng này là cây được dẫn giống đã được khảo nghiệm gieo trồng cho hiệu quả phù hợp với khí hậu địa phương, được người dân chấp thuận.
4.1.2. Đa dạng hệ sinh thái
Kết quả nghiên cứu các hệ sinh thái trong Khu bảo tồn:
4.1.2.1. Hệ sinh thái rừng
Là hệ sinh thái chủ đạo có diện tích lớn nhất và phân bố rộng. Hệ sinh thái rừng, không chỉ đã tạo nên cảnh quan, môi trường rừng Khu Bảo tồn mà còn chi phối sự phát triển của các hệ sinh thái khác trong khu vực. Đến nay hệ sinh thái rừng đã bị suy giảm nhiều, các trạng thái IB, IC, IIA, IIB phổ biến. Trạng thái IIIA1 có diện tích rất lớn, các trạng thái IIIA2, IIIA3, IIIB còn ít nhưng chủ yếu ở xa, hẻo lánh, hiểm trở. Các loài cây quý nổi tiếng như: Nghiến, Trai, Chò nhai, Chò xanh, Đăng, Xoan nhừ còn khá nhiều, nhưng Lát hoa, các loài Giổi, Vàng tâm, Thông Pà cò, Táu mật, Chò chỉ, Thạch hộc, Hài gấm lan, Bình vôi… cạn kiệt, kích thước trung bình các loài cây giảm dẫn đến cấu trúc nguyên thuỷ tự nhiên bị phá vỡ đã làm giảm vai trò của hệ sinh thái rừng ở đây.
4.1.2.2. Hệ sinh thái trảng cỏ, cây bụi
Hệ sinh thái này hẹp và tập trung trên một số đỉnh núi thấp, đường dông phụ, sườn núi nơi trước đây được đốt nương làm rẫy để lại, hoặc bị đốt bỏ hàng năm để lấy cỏ non chăn nuôi trâu bò. Các loài cỏ phổ biến trong Hệ sinh thái đồng cỏ là: Cỏ tranh, Cỏ rác, Cỏ lá tre cao, Cỏ chân nhện, Cỏ lau, Cỏ chít, Cỏ lào, Đơn buốt… Do bị tàn phá nặng nên nguồn cây mẹ và nguồn giống tái sinh rất ít, khả năng phục hồi rừng rất chậm, dễ bị cháy rừng.
4.1.2.3. Hệ sinh thái suối, ao hồ
Hệ sinh thái này nhỏ về diện tích, trong hệ sinh thái này rất nghèo các loài động vật sống dưới nước. Thực vật trong hệ có các loài phổ biến như: Rành rành suối, Kháo suối, Rù rì nước, Áng nước, Cỏ bạc đầu, Cỏ ba cạnh, Cỏ môi, Cỏ lác, các loài Nghể răm, Nghể trâu, Thuỷ xương bồ, Thạch xương bồ và một số Rong suối.
4.1.2.4. Hệ sinh thái làng bản
Hệ sinh thái này nằm rải rác trong tất cả các xã nhưng chủ yếu nằm ở chân và sườn các dông phụ bắt nguồn từ Trường Sơn. Làng bản nằm trong vùng không nhiều, trong hệ sinh thái làng xóm, người dân thường chăn nuôi gia súc thả rông và
trồng nhiều các loài cây nông nghiệp, cây ăn quả, cây làm thuốc như: Nhãn, Vải, Cam, Chanh, Mía, Ổi, Xoài, Mận, Mít, Hồng, Vông nem, Bưởi, Chuối, cây hoa, cây cảnh…Quanh các miếu thờ của các gia đình, dòng họ, làng xóm còn giữ được một số cây rừng như: Nghiến, Đăng, Đinh, Bồ hòn, Đa, Sanh, Dẻ, Giổi, Xoan nhừ, Ruối.
4.1.2.5. Hệ sinh thái nương rẫy - đồng ruộng
Hệ sinh thái đồng ruộng nương rẫy trong khu vực nghiên cứu hẹp. Ruộng nước bậc thang ở dọc các mó nước, dọc các suối gần dân cư. Nương lúa, Sắn ở rất xa và thường bám vào chân các núi đá ở sâu trong rừng. Cây trồng chủ yếu ở đây là cây lương thực ngắn ngày như: Lúa nước, Lúa nương, Sắn, Ngô, Lạc, Đỗ xanh, Khoai sọ, Khoai lang, Vừng, Rong riềng, Đỗ tương, Dưa, Dứa, Mía, Rau cải... Cây công nghiệp không đáng kể.
Tóm lại:
- Thảm thực vật trong khu bảo tồn thuộc về 6 kiểu: Rừng kín thường xanh mưa ẩm Nhiệt đới núi thấp, rừng kín cây lá rộng, lá kim ẩm Á nhiệt đới núi thấp; rừng