Kiến nghị đối với NHNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bán chéo sản phẩm dịch vụ khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông sài gòn (Trang 70 - 75)

7. Đóng góp của đề tài

3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN

Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò là cơ quan quản lý nhà nước cho hoạt động của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam nhằm bảo đảm hoạt động của tổ chức tín dụng lành mạnh, phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm sự phát triển và sự ổn định của hệ thống tài chính tín dụng quốc gia. Do đó, ngân hàng nhà nước cần có sự quản lý và giám sát chặt chẽ đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng. Hoạt động bán chéo sản phẩm của các ngân hàng thương mại không phải không có tồn tại rủi ro. Những rủi ro của hoạt động này có thể là làm tăng nợ xấu phát sinh từ các khoản vay tín chấp cá nhân hoặc vay tiêu dùng. Do đó, NHNN cần có sự giám sát định kỳ và đột xuất đối với hoạt động bán chéo sản phẩm để đảm bảo hoạt động này tuân thủ các chuẩn mực của ngành và quy định của pháp luật hiện hành. Hơn nữa, nhằm tăng tính minh bạch và tạo hành lang pháp lý cho hoạt động bán chéo, NHNN cần xây dựng các quy định về vấn đề này dưới dạng thông tư,

chỉ thị, xây dựng dự thảo luật, nghị định tham mưu cho Quốc hội và Chính phủ ban hành. Xây dựng hành lang pháp lý theo chuẩn mực quốc tế sẽ tăng tính minh bạch và đảm bảo chức năng quản lý nhà nước NHNN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 là chương mang tính tổng kết và đề ra kiến nghị giải pháp cho hoạt động bán chéo sản phẩm của ngân hàng. Chương đã trình bày khái quát các định hướng chính của ngân hàng BIDV nói chung và của chi nhánh Đông Sài Gòn nói riêng trong phát triển hoạt động bán chéo sản phẩm. Các mục tiêu cho hoạt động này được chia thành mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể nhằm hiện thực hoá các định hướng mang tính chiến lược của ngân hàng. Để đạt được các mục tiêu đề ra, giải pháp về con người được chi nhánh xác định là giải pháp chủ chốt và nền tảng. Chi nhánh xác định nhân sự là chìa khoá cho sự thành công của hoạt động bán chéo sản phẩm do đó chương 3 đã trình bày cụ thể và chi tiết về giải pháp này. Hơn nữa, các kiến nghị đối với sản phẩm và dịch vụ của BIDV nói chung và các hỗ trợ từ BIDV Hội sở cũng như kiến nghị với NHNN nhằm thúc đẩy hoạt động bán chéo sản phẩm. NHNN với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức tín dụng cần có những chính sách phù hợp nhằm tạo môi trường phát triển lành mạnh cho hoạt động bán chéo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. BIDV (2014), (2015), (2016), (2017), Báo cáo tài chính, Hà Nội.

2. BIDV Đông Sài Gòn (2014), (2015), (2016), (2017), báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, TP Hồ Chí Minh.

3. Bùi Khắc Hoài Phương (2014), “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam – hướng đến phát triển bền vững”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 20 tháng 10/2014.

4. Thái Bá Cẩn, Trần Nguyên Nam (2004), Phát triển Thị trường Dịch vụ Tài chính Việt Nam Trong Tiến Trình Hội Nhập, NXB Tài chính.

5. Dang Dinh Tram (2004), Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh theo M. Porter. 6. Hoàng Thị Thanh Hằng và cộng sự (2015), Marketing Dịch vụ tài chính, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

7. Đoàn Thanh Hà (2017), “Hội nhập kinh tế quốc tế và sự chuẩn bị của các ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 5 – tháng 03/2016.

8. Đoàn Thị Hồng Nga (2015), “Nâng cao “sức khỏe” cho hệ thống NHTM trong bối cảnh mới”, Tạp chí Tài chính, tháng 09/2015.

9. Đường Thị Thanh Hải (2015), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, số 2-2015.

10. Lê Cẩm Ninh (2014), Luận án Tiến sĩ kinh tế, Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Học viện tài chính.

11. Lê Thị Kim Nhạn (2015), “Đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM cổ phần Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV)”, Báo Phát triển & hội nhập, Số 22 (32) - tháng 05-06/2015.

12. Michael E. Porter, dịch giả Nguyễn Ngọc Toàn (2009), chiến lược cạnh tranh, NXB trẻ.

13. Michael E. Porter, dịch giả Nguyễn Ngọc Toàn, Lương Ngọc Hà, Nguyễn Quế Nga, Lê Thanh Hải (2008), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, NXB trẻ.

14. Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư số: 13/2010/TT-NHNN Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Hà Nội.

15. Nguyễn Minh Tuấn (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Đại học Quốc gia, TP Hồ Chí Minh.

16. Nguyễn Thái Hà (2010), “NHTM Việt Nam hội nhập quốc tế, cơ hội và thách thức”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán, số 38 - tháng 12/2010.

17. Nguyễn Thị Nhung (2011), “Bán chéo sản phẩm trong hoạt động ngân hàng”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 2-3, 2011.

18. Nguyễn Văn Hà (2013), “Thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 20 tháng 10/2013.

19. Paul A. Samuelson, William D. Nordhaus, Kinh tế học, NXB Thống kê. 20. Philip Kotler & Gary Armstrong (2012), Nguyên lý tiếp thị, NXB Lao động xã hội

21. Quốc hội (2010), Bán chéo sản phẩm trong hoạt động ngân hàng, Công nghệ ngân hàng

22. Trần Sửu (2005), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa, Trường Đại học Ngoại Thương, NXB Lao Động – Hà Nội.

23. Trần Văn Tùng (2004), Cạnh tranh kinh tế - lợi thế cạnh tranh quốc gia và chiến lược cạnh tranh của công ty, NXB Thế giới, Hà Nội.

24. Từ Điển Bách Khoa Việt Nam (1995), NXB Từ Điển Bách Khoa, Hà Nội. 25. Bitner, Mary Jo; Zeithml, Valarie (2000), Services Marketing, BostonMcGrw-Hill

26. Boulding, William, Ajay Kalra; Staelin, Richard; Zeithaml, Valarie (1993), Dynamic Process Model of Service Quality: From Expectations of Service, Journal of Marketing Research

27. Edvardsson, B.; Gustafsson, A.; Roos, I. (2005), Service portraits in service research: a critical review, International Journal of Service Industry Management

28. Haeckel, Stephan H (1998), One Investment Product Never Fits All, Bank Marketing

29. Hauser, John R.; Urban, Glen L. (1986), The Value Priority Hypotheses for Household Budget Plans, Journal of Consumer Research

30. John Manzella (2014), Five essential strategies to enhance competitiveness 31. Kamakura, Wagner A. (2008), Cross-Selling: Offering the Right Product to the Right Customer at the Right Time, Journal of Relationship Marketing

32. Li, Shibo; Sun, Baohong; Wilcox, Ronald T. (2005), Cross-Selling Sequentially Ordered Products: An Application to Consumer Banking Services, Journal of Marketing Research

33. Mayo, M.C.; Qualls, W.J. (1987), Household Durables Goods Acquisition Patterns: A Longitudinal Study, Advances in Consumer Research

34. Peltier, James W.; Schibrowsky, John A.; Schultz, Don E.; Davis, John (2002), Cross-Selling in Banking Industry, Interactive Psychology

35. Ramesh Chandra (2003), Adam Smith and conpetitive equilibrium, Discussionpapers in economics, University of Strathclyde, UK.

36. Service industry, Zulfikar, Noer Sasongko (2016), The model of policy the Banking services to enhance competitiveness Islamic Banking in Indonesian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bán chéo sản phẩm dịch vụ khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông sài gòn (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)