Yếu tố từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam tại tỉnh bến tre (Trang 25 - 28)

Nhóm yếu tố thuộc chiến lược, chính sách của ngân hàng:

- Chính sách tín dụng của ngân hàng không phù hợp hoặc không được chấp hành nghiêm túc: Ngân hàng không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và điều kiện cho vay. Vấn đề cung ứng tín dụng quá mức cho các thành viên HĐQT và các cổ đông lớn, hoặc cho những người thân hoặc cho các quan hệ riêng tư khác. Vi phạm nguyên tắc tín dụng xuất phát từ các hành vi tiêu cực trong tiến trình cho vay.

Tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh, “khẩu vị rủi ro” mà mỗi ngân hàng xây dựng chính sách tín dụng phù hợp. Thực tế, trong thời gian qua, khách hàng không đủ điều kiện vay tại ngân hàng lớn sẽ nộp hồ sơ ở ngân hàng nhỏ hơn và được chấp nhận vay. Trước áp lực kinh doanh và cạnh tranh, gay gắt trong ngành, các ngân hàng phải luôn điều chỉnh chính sách tín dụng và nếu không cẩn trọng sẽ dẫn đến rủi ro.

- Thiếu chiến lược kinh doanh hiệu quả và bền vững: Thực tế, một số ngân hàng cho vay theo tín hiệu thị trường, nếu thị trường đất đai sôi động thì cho vay kinh doanh bất động sản… Vì vậy, nhiều quyết định kinh doanh chỉ dựa vào lợi ích ngắn hạn và khi môi trường kinh doanh thay đổi, hoặc có biến động tiêu cực thì sẽ kéo theo những khoản nợ lớn cho ngân hàng.

- Hệ quả tất yếu của quá trình tăng trưởng tín dụng quá nóng: Trong những năm qua, Ngân hàng đã mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động quá nhanh, trong khi đó năng lực quản trị rủi ro còn yếu, cùng với chính sách cho vay lỏng lẻo (nới lỏng tiêu chuẩn cho vay, cho vay ồ ạt, dễ dãi, thiếu kiểm soát cả về đối tượng cho vay, lĩnh vực và mục đích vay, thiếu các điều kiện bảo đảm cần thiết, hạ thấp điều kiện vay vốn...) của những năm trước để lại nhiều hệ lụy, trong đó có nợ xấu.

Nhóm yếu tố thuộc điều hành, tác nghiệp:

- Chất lượng thẩm định thấp: Công tác thẩm định, đánh giá khách hàng và dự án, phương án vay vốn rất quan trọng trong quá trình cho vay. Công việc này cần xác định nhiều nguồn thông tin minh bạch và đánh giá khách hàng tương đối chính xác.

Chỉ cần một thông tin không minh bạch có thể dẫn đến việc đánh giá khách hàng không đúng và khả năng nợ quá hạn xảy ra là rất cao.

- Thiếu kiểm tra, giám sát sau cho vay: Thông thường việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn của khách hàng rất quan trọng ngay cả trước và sau cho vay. Nếu khách hàng sử dụng vốn vay đúng với mục đích như cam kết để tạo ra nguồn trả nợ

khả thi theo đánh giá từ ban đầu sẽ hạn chế được phát sinh nợ quá hạn. Khi đó, ngân hàng sẽ xem xét tăng mức cấp tín dụng cho khách hàng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt hoặc nhu cầu đầu tư. Nếu khách hàng sử dụng không đúng mục đích vốn vay vào lĩnh vực không thuộc ngành chính của mình thì rủi ro kinh doanh rất cao, dễ dẫn đến trường hợp không thanh toán được khoản nợ khi đến hạn làm phát sinh nợ quá hạn tại ngân hàng. Qua kiểm tra, giám sát ngân hàng kịp thời phát hiện và thu hẹp tín dụng, không cho vay thêm hoặc cho vay có điều kiện. Do đó, sẽ hạn chế được rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng.

- Kiểm tra, quản lý và giám sát đối với Tài sản đảm bảo:Tài sản đảm bảo là yếu tố quan trọng cuối cùng trong việc bảo đảm khả năng trả nợ vay của khách hàng. Công tác kiểm tra, quản lý và giám sát đối với tài sản đảm bảo có vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng và hạn chế xử lý nợ xấu, bởi các khách hàng dùng tài sản của mình để thấp chấp/cầm cố vay vốn thì sẽ có trách nhiệm hơn trong việc trả nợ, đồng thời ngân hàng cũng có nguồn trả nợ khác từ thanh lý tài sản đảm bảo nếu nợ xấu xảy ra.

- Thiếu thông tin thị trường: Ngân hàng thường gặp khó khăn về tính chính xác của thông tin do khách hàng cung cấp. Thiếu thông tin khách hàng có thể sẽ dẫn đến thẩm định dự án/ phương án vay vốn không chính xác, đánh giá không đúng năng lực thật sự của khách hàng, không phát hiện được những âm mưu lừa đảo.

- Công tác quản trị và phòng ngừa rủi ro: Đây là một yếu tố quan trọng thể hiện năng lực kiểm soát và đối phó với các rủi ro của ngân hàng trong các giai đoạn biến động kinh tế-tài chính. Một ngân hàng có công tác quản trị phòng ngừa rủi ro tốt đảm bảo việc vận hành ổn định và bền vững của hệ thống ngân hàng, tạo cơ sở cho sự phát triển ổn định lâu dài. Nếu các ngân hàng không chú trọng và làm tốt công tác quản trị rủi ro, thì dễ xảy ra nhiều lỗ hổng tạo nhiều rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng, đặc biệt là khả năng rủi ro nợ xấu gia tăng.

- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng: Với việc xây dựng bộ tiêu chí hợp lý theo hệ thống xếp hạng tín dụng sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng xác định

và nhận diện được năng lực kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, tạo cơ sở cho việc ra quyết định tăng mức cấp tín dụng nếu khách hàng có xếp hạng tốt hay thu hẹp tín dụng đối với khách hàng có vấn đề và xếp hạng thấp.

Nhóm yếu tố thuộc về trình độ, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp:

- Đạo đức nghề nghiệp: Ngân hàng là ngành kinh doanh đặc thù cần dựa trên sự tin cậy và tín nhiệm, đặc biệt là đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng thì yếu tố đạo đức là điều kiện cần thiết đối với người làm tín dụng. Nếu cán bộ ngân hàng sa sút về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, thiếu vững vàng, lợi dụng kẽ hở của quy trình quản trị rủi ro và luật pháp để làm giàu bất hợp pháp, gây thiệt hại về tài sản và tiền vốn. Ngoài ra, vấn đề rủi ro đạo đức cũng xảy ra khi lãnh đạo ngân hàng có quan hệ lợi ích với khách hàng.

- Năng lực của cán bộ tín dụng: cán bộ tín dụng là người trực tiếp giao dịch với khách hàng, nắm bắt đặc điểm cũng như chất lượng khách hàng, khoản vay. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kiến thức, kinh nghiệm làm việc cũng như khả năng phân tích, dự báo… Một bộ phận cán bộ tín dụng trình độ yếu kém không đánh giá được hết các khả năng rủi ro liên quan đến khoản vay sẽ dẫn đến quyết định cho vay sai lầm và nguy cơ phát sinh nợ xấu rất cao.

- Năng lực của ban lãnh đạo ngân hàng: năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng không tốt như buông lỏng quản lý, quản lý con người chưa hiệu quả phù hợp cũng như các hoạt động khác trong quản lý ngân hàng dẫn đến những sai lầm trong các quyết định cho vay, có thể đưa đến nợ xấu.

Do tình trạng sở hữu chéo: Hệ thống ngân hàng với doanh nghiệp tại Việt

Nam đã hình thành một mạng lưới sở hữu chéo và cho vay theo quan hệ rất phức tạp, nhằm mục đích thâu tóm ngân hàng, thu xếp vốn cho những dự án đầu tư chưa minh bạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam tại tỉnh bến tre (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)