Trên cơ sở kết quả đạt được từ các nghiên cứu thực nghiệm đã được tìm hiểu và trình bày, các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:
0-2Bảng 3.2: Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết Diễn giải Dấu kỳ
vọng H1 Quy mô dư nợ chi nhánhcó tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu.
Dư nợ chi nhánhcàng lớn thì sẽ tác động làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu củachi nhánh
+
H2 Tăng trưởng dư nợ tín dụng có tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu. Tăng trưởng dư nợ tín dụng càng cao thì sẽ tác động làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu
+
H3 Lợi nhuận khoán tài chính: có tác động ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu. Lợi nhuận khoán tài chính càng cao thì tỷ lệ nợ xấu càng giảm
-
H4 Tỷ lệ nợ xấu kỳ trước có tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu thời kỳ trước càng cao thì tác động làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu hiện tại
+
H5 Tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu. Tăng trưởng GDP càng cao thì sẽ tác động giảm tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh
-
H6 Tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì sẽ tác động làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu củachi nhánh
+
Tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để xem xét ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Dữ liệu bảng được sử dụng trong nghiên cứu.