Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam tại tỉnh bến tre (Trang 70 - 71)

Tăng cường vai trò của Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính, hoàn thiện cơ chế pháp lý trong việc xử lý tài sản đảm bảo. Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 về Thí điểm xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng đã phát huy tác dụng, chính quyền địa phương các cấp, cơ quan công an, các ban ngành như tòa án, thi hành án, ... đã hỗ trợ khá tốt cho TCTD trong quá trình xử lý nợ xấu, tuy nhiên thời gian xử lý vẫn còn kéo dài, cần có những văn bản quy định rút ngắn hơn nữa thời gian để công tác xử lý nợ được tốt hơn, nhanh chóng mang lại hiệu quả.

Theo Nghị định 178/1999/NĐ-CP và Nghị định 163/2006/NĐ-CP, TCTD được quyền thu giữ TSBĐ khi xử lý nợ, nhưng hiện nay, theo Nghị quyết 42, để thực hiện quyền thu giữ TSBĐ, trong hợp đồng bảo đảm giữa TCTD và bên bảo đảm phải có nội dung thỏa thuận về việc được quyền thu giữ TSBĐ. Do vậy, nếu hợp đồng bảo đảm không có thỏa thuận cụ thể về quyền thu giữ hoặc có thỏa thuận nhưng nội dung không rõ ràng có thể gây bất lợi cho TCTD trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện quyền lợi của mình. Với cơ chế tiếp cận thông tin về tình trạng TSĐB, hiện nay, tòa án, cơ quan thi hành án dân sự không có hệ thống dữ liệu cho phép các TCTD trích xuất, tra cứu thông tin về tình trạng (có tranh chấp, hay đang áp dụng biện pháp khẩn cấp…) tài sản nên gây khó khăn khi áp dụng các biện pháp xử lý tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 42 về điều kiện để thu giữ TSBĐ;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam tại tỉnh bến tre (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)