Đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam tại tỉnh bến tre (Trang 61 - 64)

Việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng sẽ giúp cho các chi nhánh phân tán và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Tại các NHTM Việt Nam nói chung và tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn Bến Tre nói riêng, doanh thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao cho dù tín dụng lại là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro. Vì vậy, việc thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ 4.0 bên cạnh sản phẩm tín dụng truyền thống sẽ giúp cho các chi nhánh phân tán và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động

kinh doanh. Trong thực tế cũng chứng minh rõ, thu dịch vụ có tính ổn định cao, bảo đảm an toàn trong hoạt động và hiệu quả mang lại cao nhất.

5.3.1.3 Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý

Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất trong sự thành công. Vì vậy, để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng cần phải có đội ngũ CBTD có phẩm chất, năng lực công tác, và tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc. Chất lượng công tác tín dụng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cả về chủ quan lẫn khách quan, để phòng ngừa, hạn chế các yếu tố có thể dẫn đến rủi ro do chủ quan và một trong các yếu tố đó chính là chất lượng đội ngũ CBTD. ối với ngân hàng, việc tuyển chọn CBTD có đạo đức nghề nghiệp tốt và giỏi về chuyên môn sẽ giúp cho hoạt động tín dụng theo đúng mục tiêu và có hiệu quả. ối với cán bộ, được tuyển dụng vào vị trí CBTD là những người được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ, có kiến thức tổng hợp, am hiểu về kinh tế, xã hội. CBTD thực hiện nhiệm vụ theo các qui định tại Qui chế cho vay của NHNN và Qui trình tín dụng của NHTM, được tạo điều kiện thuận lợi về môi trường làm việc, chủ động về thời gian và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định và đề xuất việc đầu tư vốn cho khách hàng. ối với một phương án hay dự án đầu tư, CBTD cần phải phân tích kỹ tình hình tài chính của khách hàng, phân tích hiệu quả dự án, đánh giá năng lực quản trị và điều hành dự án/phương án, khả năng trả nợ,…, quản lý và giám sát tình hình sử dụng vốn vay. Việc CBTD tuân thủ chặt chẽ quy chế cho vay và quy trình tín dụng sẽ đảm bảo về mặt khách quan, hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra đối với khoản cho vay. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn luôn tiềm ẩn các rủi ro, loại trừ những nguyên nhân khách quan không lường trước được, thì nguyên nhân chủ quan do yếu tố về con người có thể xảy ra hai khả năng là trình độ CBTD và đạo đức nghề nghiệp.

5.3.1.4 Giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ

Thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ CBTD. Một người có đạo đức tốt, thái độ hành xử đúng mức sẽ rất

cân nhắc trong việc giải quyết cho vay trên cơ sở đầy đủ những thủ tục theo quy định và dự án có hiệu quả. CBTD phải luôn lấy mục đích sự nghiệp phát triển ngân hàng làm mục đích phấn đấu. ạo đức của CBTD thể hiện ở việc nâng cao tính kỷ luật, tính liêm khiết, chấp hành tốt chủ trương của ngành, quy chế, cơ chế của cơ quan và không thể thoát ra ngoài phạm vi của những quy định, nội quy làm việc. Trung thực là yếu tố quan trọng nhất: trung thực trong xử lý nghiệp vụ, trung thực trong việc cân nhắc lợi ích công - tư, trung thực trong việc xây dựng tập thể nơi mình đang làm việc... là sự thể hiện cao nhất của người có bản lĩnh về đạo đức. Môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, những mặt trái cơ chế thị trường, tận dụng lợi thế đặc thù của CBTD về nghiệp vụ cho vay... cũng là một trong những tác nhân đẩy cán bộ vào những tình huống dễ nảy sinh tiêu cực, nếu không tự mình nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với các công việc mình đang làm thì đương nhiên phải chịu trách nhiệm về những rủi ro trong hoạt động tín dụng do mình gây ra, nhưng hậu quả cho ngân hàng, cho xã hội là vô cùng lớn. Vì vậy, với CBTD việc trau dồi nghiệp vụ và đạo đức là ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, song, việc tạo một môi trường làm việc chuyên nghiệp, lành mạnh cũng quan trọng không kém trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức CBTD.

5.3.1.5 Tăng cường, duy trì công tác kiểm tra, giám sát và kiểm tra chuyên đề đối với hoạt động tín dụng

Thường xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình, thủ tục cho vay, kịp thời phát hiện các tồn tại, sai phạm, các "lỗ hổng” trong hoạt động tín dụng để đề ra các giải pháp chấn chỉnh phù hợp. Do hoạt động tín dụng là hoạt động có nhiều rủi ra xảy ra nhất, vì vậy việc kiểm tra - kiểm soát của ngân hàng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đảm bảo cho hoạt động tín dụng đạt chất lượng cao và được coi là hoạt động thường xuyên. Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của công tác kiểm tra kiểm soát và phân tích thực trạng chất lượng tín dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng thì các chi nhánh Agribank tại tỉnh Bến Tre cần thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra để kịp thời phát hiện những sai phạm, kịp thời khắc phục và ngăn ngừa những

sai sót phát sinh, tránh những sai sót được lặp đi lặp lại nhiều lần. Trong công tác kiểm tra lĩnh vực sản xuất kinh doanh thương mại được đặc biệt quan tâm do đặc thù lĩnh vực này có nhiều biến động, đòi hỏi ngân hàng sau khi cho vay phải bám sát, nắm vững tình hình, trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp. Đối tượng của những đợt kiểm tra không chỉ dừng lại ở mặt hồ sơ mà còn đối chiếu kiểm tra thực tế tình hình kinh doanh của khách hàng, tình hình thực hiện dự án, phương án kinh doanh, thực trạng tài sản đảm bảo, việc làm này có ý nghĩa quan trọng trong công tác tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam tại tỉnh bến tre (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)