Xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị công ty tại các ngân hàng thương mại niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán việt nam (Trang 69 - 71)

Để nâng cao chất lượng tín dụng, các NHTMCP cần xây dựng riêng cho mình một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng, chủ yếu bao gồm:

61

Xác lập mục tiêu tín dụng trong đó mức độ rủi ro từ hoạt động tín dụng phải đo lường được. Đồng thời, chất lượng của dự nợ tín dụng nội bảng và ngoại bảng đặc biệt coi trọng trong hoạt động tín dụng của NHTMCP.

Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro tín dụng Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng

Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng có hiệu lực bao gồm bộ phận quản lý tín dụng và bộ phận kiểm soát nội bộ.

Thực hiện giám sát và quản lý rủi ro, trong đó bao gồm:

o Nhận biết rủi ro trong hoạt động tín dụng và xác định các biện pháp hạn chế .

o Đo lường rủi ro

o Giám sát và quản lý rủi ro trước cho vay, trong đó coi trọng công tác hoạch định kinh doanh và nghiên cứu thị trường; chức năng thẩm định cần được tách biệt; công tác tập trung phê duyệt tín dụng.

Quản lý và giám sát rủi ro tín dụng trong và sau cho vay, bao gồm:

o Kiểm tra và lưu trữ hồ sơ tín dụng

o Kiểm tra sau cho vay.

o Đo lường mức độ tập trung/phân tán trong danh mục các khoản cấp tín dụng

Xây dựng biện pháp phòng ngừa từ xa

62

Củng cố hoạt động của Hệ thống kiểm tra giám sát tuân thủ: bao gồm Phòng Kiểm tra giám sát tuân thủ tại Hội sở chính, các phòng/tổ kiểm tra giám sát tuân thủ tại các Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc Ngân hàng.

Tăng cường hoạt động của Hệ thống kiểm toán nội bộ: là bộ phận trực thuộc BKS ngân hàng, thực hiện rà soát, đánh giá một cách độc lập và khách quan đối với hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục, quy chế, quy trình đã được thiết lập nhằm quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Các phòng ban có nhiệm vụ quản lý rủi ro (QLRR) tại Hội sở chính tăng cường hiệu quả hoạt động QLRR, bao gồm việc soạn thảo các văn bản hướng dẫn, quy trình nghiệp vụ và các chính sách chỉ đạo cụ thể phù hợp với tình huống thị trường; giám sát và đánh giá hoạt động QLRR nói chung trong toàn ngân hàng và nói riêng đối với từng Chi nhánh, đơn vị cơ sở trực thuộc; đề xuất các biện pháp thực thi nhằm cải thiện tình hình.

Tạo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ phận để nâng cao hiệu quả giám sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị công ty tại các ngân hàng thương mại niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán việt nam (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)