Cách thức tổ chức thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 28 - 30)

Đây là khâu rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định tín dụng chính xác hay không, vì vậy phải phân định rõ trách nhiệm của những người tham gia vào giai đoạn này. Thông thường có hai cách tổ chức như sau:

Thứ nhất là phƣơng pháp giao toàn bộ công việc thẩm định cho cán bộ tín dụng thực hiện. Theo phương pháp này cách tổ chức thẩm định là giao cho một hoặc một số người thực hiện toàn bộ các nội dung thẩm định. Chỉ khi nào vượt mức thẩm quyền phán quyết của đơn vị thì hồ sơ tín dụng sẽ được chuyển về chi nhánh trực thuộc hoặc hội sở. Tại đây, hồ sơ được tái thẩm định hoặc đưa ra hội đồng tín dụng xem xét. Mô hình này thường được áp dụng tại một số ngân hàng tại Việt Nam như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam…

Ưu điểm:

- Phát huy tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của CBTD, giảm sức ép lên nhà quản trị.

- Gọn nhẹ, cơ cấu tổ chức đơn giản.

- Chủ động và tiết kiệm thời gian, bán hàng và chăm sóc khách hàng hiệu quả.

Nhược điểm:

- Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu chuyên sâu.

- Hoạt động tín dụng được quản lý từ xa, khó kiểm soát, sâu sát kỹ càng quy trình thẩm định tín dụng.

- Không đảm bảo tính chính xác và khách quan. Vì vậy nhiều ngân hàng đã quy định những trường hợp vượt mức hoặc có mâu thuẫn trong kết quả ra quyết định tín dụng thì phải đưa ra Hội đồng tín dụng phán xét. Theo đó, khoản vay thuộc PGD phán xét sẽ được chuyển cho ban tín dụng cấp chi nhánh; khoản vay vượt quyền phán xét của Ban Giám đốc chi nhánh sẽ do hội đồng tín dụng khu vực phán quyết.

Trong mô hình này, nhà quản trị phải xác định rõ trình độ và kinh nghiệm của các bộ phận lãnh đạo ĐVKD trong quy trình thẩm định tín dụng. Từ đó quy định số tiền tối đa mà họ có quyền ra quyết định tín dụng. Mức phán quyết tăng lên theo trình độ và kinh nghiệm của nhân viên, cũng như quy mô của ĐVKD.

Thứ hai là phƣơng pháp giao công việc thẩm định cho một số ngƣời hoặc bộ phận thực hiện. Với phương pháp này, CBTD tại chi nhánh, phòng giao dịch thu thập toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản vay và chuyển về phòng phê duyệt tín dụng khu vực hoặc hội sở thông qua hệ thống mạng. Tại đây toàn bộ hồ sơ sẽ được tái thẩm định và sẽ được hội đồng tín dụng xem xét đối với các khoản tín dụng lớn. Mô hình này được áp dụng tại một số ngân hàng tại Việt Nam như Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam.

Ưu điểm:

- Thiết lập và duy trì môi trường phê duyệt tín dụng đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh.

- Hỗ trợ xây dựng quy trình và nội dung thẩm định tín dụng thống nhất cho toàn hệ thống.

Nhược điểm:

- Ngân hàng sẽ gặp khó khăn nếu có một khối lượng lớn khách hàng đề nghị cấp tín dụng cùng thời điểm.

- Không phân định được rõ ràng trách nhiệm của cá nhân tham gia thẩm định và phê duyệt.

- Đội ngũ cán bộ phê duyệt tín dụng phải có kiến thức cần thiết, gắn kết lý thuyết với thực tiễn, có kinh nghiệm tín dụng lâu năm.

- Đòi hỏi đầu tư nhiều công sức, thời gian và nguồn nhân lực

Tổ chức thẩm định theo phương pháp chuyên môn hóa được đưa ra để kiểm soát hoạt động thẩm định và phê duyệt tín dụng một cách chặt chẽ hơn. Mô hình này hạn chế thẩm quyền phê duyệt tín dụng đối với ĐVKD (đơn vị tiếp xúc trực tiếp với khách hàng). Mô hình này đã phần nào giúp kiểm soát được hoạt động cấp tín dụng, giám sát được các khoản vay có hiệu quả, đồng thời giải phóng thời gian cho ĐVKD để tập trung bán hàng, tìm kiếm khách hàng, đa dạng trong các sản phẩm bán và gia tăng nhanh doanh số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)