Thứ nhất là xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo môi trường thông thoáng và an toàn cho hoạt động tín dụng. NHNN cần phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng các văn bản, quy phạm dưới luật (như thông tư, văn bản hướng dẫn...) trong đó hướng dẫn cụ thể hơn nữa về Luật Ngân hàng, Luật Các tổ chức tín dụng, đặc biệt là những quy định có khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ ngân hàng trong công tác thẩm định. NHNN cần có quy định cụ thể về công tác thẩm định, về quyền hạn và trách nhiệm của các cán bộ khi thực hiện thẩm định. Tránh thay đổi liên tục các chính sách gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thích ứng.
Thứ hai là nhanh chóng hoàn và ổn định chính sách vĩ mô góp phần làm thông thoáng nền kinh tế, tạo cơ sở cho sự ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Thứ ba là ban hành các quy định, hướng dẫn và lịch trình về việc xây dựng, kiểm định và phê duyệt các hệ thống XHTD theo tiêu chuẩn Basel II, có biện pháp hỗ trợ kỹ thuật cụ thể cho các TCTD, thông qua các chương trình hợp tác, đào tạo với các tổ chức có nhiều kinh nghiệm, có cơ chế khuyến khích, tạo động lực cho các TCTD xây dựng và ứng dụng hệ thống quản trị rủi ro tiên tiến; trong đó, có hệ thống XHTD nội bộ. NHNN giám sát có hệ thống và chuẩn mực đối với việc xây dựng và áp dụng hệ thống XHTD của các TCTD, trong đó đề cao tính minh bạch, khoa học và nhất quán.
Thứ tư là hoàn thiện hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng, thông tin tín dụng phải bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các TCTD, phải có các phân tích tổng hợp về khách hàng để các NHTM tham khảo, nhằm nâng cao trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin cũng như chất lượng các nguồn thông tin, cần thành lập những công ty tư vấn chuyên mua, bán thông tin. Tách biệt vai trò quản lý nhà nước, của ngân hàng và vai trò kinh doanh thông tin tín dụng của các công ty tư vấn. Hiện nay các ngân hàng chưa có sự hợp tác tích cực với trung tâm thông tin tín dụng chủ yếu là do muốn giữ bí mật thông tin về khách hàng để cạnh tranh. Vì vậy NHNN nên có những biện pháp thích hợp để các ngân hàng nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ khi cung cấp thông tin lên CIC hay như có những biện pháp xử lý với những ngân hàng vi phạm chế độ báo cáo.
TÓM TẮT CHƢƠNG 3
Trong Chương 3, tác giả tập trung vào các giải pháp để hoàn thiện công tác thẩm định KHCN tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam từ đó đưa ra một số kiến nghị đối với các bên liên quan giúp cho hoạt động tín dụng và công tác thẩm định được bền vững và ổn định hơn.
Tóm lại, trong bối cảnh cần phải duy trì một chính sách kinh doanh thận trọng, tăng trưởng có chọn lọc hướng tới một phân khúc khách hàng tập trung hơn thì cần phải có những giải pháp và chính sách thiết thực nằm nâng cao công tác thẩm định cá nhân, góp phần vào sự phát triển chung của toàn ngân hàng.
KẾT LUẬN
Có thể nói chất lượng thẩm định tín dụng luôn là yếu tố trọng tâm, có tính chất quyết định tới chất lượng tín dụng nói riêng cũng như hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng nói chung, khi mà hoạt động cho vay hiện nay vẫn chiếm tới hơn 80% hoạt động kinh doanh tiền tệ. Bởi lẽ những sơ suất trong công tác thẩm định có thể dẫn đến những sai lầm lớn trong các quyết định cho vay cuối cùng.
Hiện nay, công tác thẩm định cho vay tại hệ thống Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam đang là mối quan tâm hơn bao giờ hết, bởi chất lượng thẩm định đang là vấn đề nhức nhối đối với các nhà quản lý cùng với tỷ lệ nợ xấu tăng cao, tình trạng không tuân thủ đúng quy trình thẩm định cho vay cũng như hàng loạt các vấn đề khác mà chất lượng thẩm định tín dụng là nguyên nhân sâu xa.
Hoàn thiện công tác thẩm định là nhân tố quan trọng trong việc thực hiện mở rộng quy mô tín dụng một cách an toàn, hiệu quả. Song việc nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao công tác thẩm định là một vấn đề có phạm vi rộng lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, đồng thời là công việc đòi hỏi có thời gian lâu dài. Đề tài đã chỉ ra những mặt tốt như: Tổ chức công tác thẩm định được thực hiện tương đối chặt chẽ. Kỹ thuật thẩm định đã từng bước được hoàn thiện, nội dung thẩm định tương đối linh hoạt, lực lượng cán bộ thẩm định có trình độ từ đại học trở lên tương đối cao... cũng như những mặt chưa tốt như công tác tổ chức thẩm định chưa hoàn thiện, nội dung thẩm định chưa đầy đủ, chất lượng công tác thẩm định không đồng đều trong toàn hệ thống... trong công tác thẩm định tín dụng KHCN tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Đồng thời trong phạm vi luận văn của mình, tác giả cũng nêu ra một số giải pháp và kiến nghị cấp thiết nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định đối với các ngân hàng nói chung cũng như trong hệ thống Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Diệu Anh (2013), "Hoạt động kinh doanh ngân hàng", NXB Phương Đông Cao Văn Thành (2008), "Thẩm định tín dụng – Yếu tố quan trọng quyết định chất
lượng tín dụng", tạp chí công nghệ ngân hàng số 30, tháng 09/2008.
Đỗ Thị Hồng Hạnh (2015), "Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bến Thành", Luận văn thạc sĩ,Trường Đại học Ngân hàng TP HCM Hồ Diệu (2002), “Quản trị ngân hàng”, NXB Thống kê.
Hồ Diệu (2003), “Tín dụng ngân hàng”, NXB Thống kê.
Hồ Mai Thanh Xuân (2013), "Nâng cao chất lượng tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam", Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP HCM.
Huỳnh Nguyễn Đức Huy (2012), “Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh – thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP HCM.
Lý Hoàng Ánh và Nguyễn Đăng Dờn (2014), "Giáo trình thẩm định tín dụng",
NXB Kinh tế TP. HCM.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm 2011, 2012,2013,2014,2015, truy cập tại <http://www.eximbank.com.vn>, [15 May 2016]
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, Báo cáo trung tâm xử lý nợ Eximbank các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015: văn bản lưu hành nội bộ. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (2010), Chính sách tín dụng nội bộ
của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam số 471/2010/EIB/QĐ-TGĐ, TPHCM và các quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định này: văn bản lưu hành nội bộ.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (2010), "Quy định về cho vay liên quan đến bất động sản tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam số 1635/2010/EIB/QĐ-TGĐ , TPHCM và các quyết định sửa đổi, bổ sung quyết
định này: văn bản lưu hành nội bộ.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (2012), "Hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ tín dụng du học trong hệ thống Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam số 2663/2012/EIB/QĐ-TGĐ , TPHCM và các quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định này: văn bản lưu hành nội bộ.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (2014), "Hướng dẫn về cho vay mua ô tô trong hệ thống Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam số 6050/2014/EIB/QĐ-TGĐ , TPHCM và các quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định này: văn bản lưu hành nội bộ.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (2014), "Hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ cho vay hỗ trợ tiểu thương tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam số 433/2014/EIB/QĐ-TGĐ , TPHCM và các quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định này: văn bản lưu hành nội bộ.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (2014), "Hướng dẫn chi tiết Quy định về cấp tín dụng, quản lý tiền vay tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam số 5498/2014/EIB/QĐ-TGĐ , TPHCM: văn bản lưu hành nội bộ. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (2014), Quy định về Hệ thống xếp
hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam số 255A/2014/EIB/QĐ-HĐQT, TPHCM và các quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định này: văn bản lưu hành nội bộ.
Ngô Vi Trọng, Lê Hồ An Châu (2010), "Thông tin đối với qui trình tín dụng: thực trạng và giải pháp", Học viện ngân hàng.
Nguyễn Thị Thu Đông (2012), “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập”,Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Nguyễn Thụy Vũ (2007), " Rủi ro tín dụng - Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa", tạp chí công nghệ ngân hàng số 19, tháng 10/2007.
Nguyễn Minh Kiều (2008), “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, NXB Thống Kê. Peter S. Rose (2001), “Quản trị ngân hàng thương mại ”, NXB Tài chính.
Tô Thị Hồng Gấm (2012), "Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam",Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP HCM.
Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự (2012), "Giáo trình thẩm định tín dụng", NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CÁC KHOẢN VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
Chỉ tiêu Mục đích của chỉ tiêu Công thức tính/ Cách xác định
/Nguồn thông tin
Các thuật ngữ cần giải thích
Thuật ngữ Giải thích
I THÔNG TIN VỀ NHÂN THÂN
1.1 Tuổi
Đánh giá ảnh hưởng của độ tuổi đến khách hàng vay như: rủi ro nhân mạng, bệnh tật, số năm kinh nghiệm trong nghề....
Các loại giấy tờ tuỳ thân (Giấy chứng minh thư của khách hàng vay, giấy khai sinh, hộ chiếu, giấy phép lái xe…)
Tuổi của khách hàng vay
Tuổi của khách hàng vay được tính theo dương lịch và tính chẵn năm (dựa trên năm sinh).
1.2 Trình độ học vấn
Đánh giá trình độ học vấn của khách hàng vay. Chỉ tiêu này giúp CBTD đánh giá sơ bộ về nền tảng kiến thức của khách hàng vay, khả năng tạo ra thu nhập của khách hàng vay
Các bằng cấp của khách hàng vay;
Khảo sát thực tế qua trao đổi với các thành viên trong gia đình của khách hàng vay
Bằng cấp tương đương
Văn bằng tốt nghiệp THPT, TCCN, CĐ, ĐH và văn bằng thạc sĩ, tiến sĩ do các cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được công nhận như văn bằng tương đương trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt nam. Các cơ sở này phải hoạt động giáo dục theo quy định trong giấy phép và được tổ chức kiểm định của VN hoặc nước ngoài công nhận về chất lượng
1.3 Lý lịch tư pháp Đánh giá rủi ro pháp lý của khách hàng vay
Đánh giá lý lịch tư pháp sẽ dựa trên lý lịch pháp lý trong quá khứ cũng như tình trạng hiện tại.
Thông tin từ hộ khấu của khách hàng vay.
Khảo sát thực tế qua trao đổi với các thành viên trong gia đình của khách hàng vay; thông tin từ các hộ gia đình nơi khách hàng vay lưu trú, tạm trú, các phương tiện thông tin đại chúng.
Tốt Người đi vay chưa từng có tiền án, tiền sự (không bao gồm người đi vay đã từng có tiền án, tiền sự nhưng đã được xóa án tích)
Không tốt
Người đi vay đã từng có tiền án tiền sự (bao gồm cả người đi vay đã từng có tiền án, tiền sự nhưng đã được
Chỉ tiêu Mục đích của chỉ tiêu Công thức tính/ Cách xác định /Nguồn thông tin
Các thuật ngữ cần giải thích Thuật ngữ Giải thích 1.4 Tình trạng sở hữu nhà ở/ Bất động sản Đánh giá mức độ ổn định về nơi cư trú của bản thân khách hàng vay. Chỉ tiêu này giúp CBTD đánh giá một phần khả năng tự chủ về tài chính của khách hàng vay
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở hoặc hợp đồng mua bán nhà ở (trường hợp nhà chưa hoàn thành thủ tục pháp lý);
Hợp đồng thuê nhà của khách hàng vay (yêu cầu phải thanh toán tối thiểu 50%);
Hợp đồng thừa kế, cho tặng, góp vốn….
Khảo sát thực tế nơi ở hiện tại của khách hàng vay.
Nhà sở hữu riêng
Khách hàng vay đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở hoặc hợp đồng mua bán nhà ở (trường hợp bất động sản chưa hoàn thành thủ tục pháp lý).
Ở chung nhà thuộc sở hữu của bố mẹ
Bố và/hoặc mẹ của khách hàng vay đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở hoặc hợp đồng mua bán nhà ở (trường hợp bất động sản chưa hoàn thành thủ tục pháp lý).
Ở nhà thuê
Khách hàng vay đang thuê nhà ở theo hợp đồng thuê nhà với bên cho thuê.
Khác
Các tình trạng khác không nằm trong các trường hợp trên. Ví dụ: ở nhờ nhà người khác.
1.5 Thời gian lưu trú tại địa chỉ hiện tại
Đánh giá một phần mức độ thuận lợi hoặc khó khăn đối với hoạt động theo dõi, kiểm soát thu nợ khách hàng trong tương lai dựa trên mức độ ổn định về nơi cư trú của khách hàng vay.
Thời gian lưu trú tại địa chỉ hiện tại được tính tại thời điểm đánh giá.
Sổ hộ khẩu của khách hàng vay, giấy khai báo tạm trú, tạm vắng của khách hàng vay, HĐ thuê nhà của khách hàng vay kể từ lần thuê nhà đầu tiên.
Chỉ tiêu Mục đích của chỉ tiêu Công thức tính/ Cách xác định /Nguồn thông tin
Các thuật ngữ cần giải thích
Thuật ngữ Giải thích
1.6 Tình trạng hôn nhân
Đánh giá tác động của tình trạng hôn nhân của khách hàng vay, tác động gián tiếp đến nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay.
Giấy đăng ký kết hôn;
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
Quyết định xử ly hôn của Tòa án;
Khảo sát thực tế :Trao đổi với các thành viên trong gia đình của khách hàng vay; các hộ gia đình hoặc cơ quan chính quyền nơi khách hàng vay lưu trú/ tạm trú/ làm việc (Ví dụ: công an, UBND phường…); thông tin từ tổ chức nơi khách hàng vay đang công tác…
1.7 Số người trực tiếp phụ thuộc về kinh tế vào khách hàng vay Đánh giá gánh nặng về mặt tài chính của khách hàng vay
Số người trực tiếp phụ thuộc về mặt kinh tế của khách hàng vay được xác định dựa vào hộ khẩu và khảo sát thực tế của khách hàng.
Người trực tiếp phụ thuộc về mặt kinh tế
Những người không có khả năng lao động; người thất nghiệp; trẻ vị thành niên mà khách hàng vay có trách nhiệm hoặc nghĩa vụ chăm sóc, cung ứng về mặt tài chính.
1.8
Giá trị hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà EIB là người thu hưởng so với tổng dư nợ hiện tại
Đánh giá khả năng được bồi thường về những tổn thất, thiệt hại trong trường hợp khách hàng vay gặp rủi ro về nhân mạng
Xác định dựa trên số tiền bảo hiểm trên hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (còn hiệu lực) của khách hàng vay (nếu có).
Các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của khách hàng vay ký kết với công ty bảo hiểm;
Bảo hiểm nhân thọ
Các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được coi là có giá trị pháp lý khi khách hàng vay ký kết với các công ty bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam (Ví dụ: Bảo hiểm Bảo