NGÂN HÀNG TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC.
1.3.1. Kinh nghiệm từ một số ngân hàng trong nƣớc
Ngân hàng TMCP Đầu tƣ & Phát triển Việt Nam (BIDV)
BIDV đã ban hành hướng dẫn thực hiện cụ thể quy trình nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, BIDV thực hiện cơ cấu lại bộ máy thẩm định tín dụng theo hướng tách bộ phận thẩm định thành các phòng ban chuyên môn để phân định rõ chức năng thẩm định và đề xuất tín dụng, nhằm đảm bảo tính khách quan và nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng. Việc ra đời bộ phận thẩm định rủi ro tín dụng độc lập tại BIDV là nhằm tăng cường hơn nữa chất lượng trong thẩm định cho vay và hạn chế rủi ro. Bộ phận này sẽ tham gia kết hợp với bộ phận tín dụng trong việc thẩm định hồ sơ vay với tư cách là bộ phận thẩm định đánh giá độc lập, có chức năng như là tái thẩm định lại các nội dung mà các bộ phận thẩm định tại các ĐVKD đã tiến hành. Tùy theo quy định về phân quyền phê duyệt tín dụng của mỗi chi nhánh mà mức độ tham gia của bộ phận này trong công tác thẩm định hồ sơ vay là nhiều hay ít. Đặc biệt đối với các hồ sơ vay lớn, hầu như đều có sự tham gia của bộ phận này. Đây có thể xem là chốt chặn cuối cùng nhằm hạn chế rủi ro trước khi giải quyết cho vay.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng (VPBank)
VPBank là một trong nhóm 12 ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, có sự phát triển ổn định và đã từng bước tạo vị thế vững chắc trong ngành ngân hàng trong các năm vừa qua. Điều đó tạo nền móng và cơ sở để VPBank thực hiện quá trình chuyển đổi toàn diện, đặc biệt trong hệ thống phê duyệt tín dụng và thể thức bán hàng. Ngân hàng đã thành lập đội ngũ kiểm soát sau, kiểm soát tuân thủ, kiểm soát chất lượng dịch vụ và cam kết thời gian xử lý tín dụng (SLA) của Trung tâm phê duyệt tín dụng. Qua đó giám sát trực tiếp hiệu quả hoạt động của mô hình, quản lý rủi ro tín dụng của các đơn vị trong hệ thống để phát hiện các sai phạm, lỗi nghiệp vụ, tìm ra và giải quyết các vướng mắc, mâu thuẫn và bất cập của mô hình tổ chức thẩm định, giữa các bộ phận với nhau. Điều đó cũng phần nào hạn
chế những sai phạm trong khâu thẩm định tín dụng, nâng cao công tác quản lý rủi ro của ngân hàng.
Hiện tại VPBank đang áp dụng mô hình phê duyệt mà trong đó quyền ra quyết định cấp tín dụng tập trung cho các cá nhân phê duyệt tín dụng độc lập hoặc một nhóm người (hội đồng tín dụng, ban tín dụng…). Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản trị rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng. CBTD sẽ chỉ tập trung tìm kiếm khách hàng, thẩm định sơ bộ và thu thập hồ sơ. Các việc còn lại sẽ được bộ phận xử lý tín dụng tập trung giải quyết một cách khách quan nhất thông qua việc thẩm định dựa trên những hồ sơ CBTD đã thu thập được. Rõ ràng điều này giúp hệ thống tín dụng được kiểm soát chặt chẽ hơn, các khâu thực hiện chuyên nghiệp hơn và quan trọng là kiểm soát chất lượng tín dụng tốt hơn. Sử dụng một mô hình phê duyệt tín dụng chặt chẽ, nhiều bộ phận kiểm soát giúp khoản cấp tín dụng tuân thủ đúng quy định, giảm được tình trạng vị nể, cho vay dựa trên các mối quan hệ hoặc thẩm định tín dụng không kỹ càng. Qua đó, rủi ro trong cấp tín dụng được quản lý chặt chẽ hơn.
1.3.2. Kinh nghiệm từ một số ngân hàng nƣớc ngoài Siam Commercial Bank (SCB)
Hệ thống ngân hàng tại Thái Lan đã có bề dày lịch sử hoạt động hàng trăm năm, nhưng đứng trước cơn khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á vào năm 1997- 1998 vẫn bị chao đảo, các khoản vay khó đòi chiếm tỷ lệ cao, gần 36% trong tổng dư nợ tại Thái Lan, là một tỷ lệ đáng báo động. Trước tình hình đó cũng giống như các ngân hàng thương mại Thái Lan khác, Siam Commercial Bank đã xem lại chính sách, cách thức, quy trình hoạt động ngân hàng đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng, nhằm giảm thiểu rủi ro, trong khi trước đây các bộ phận trong quy trình cấp tín dụng gộp làm một nên Siam Commercial Bank xây dựng mô hình tổ chức triển khai dịch vụ tín dụng theo nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm của 03 bộ phận: bộ phận marketing khách hàng, bộ phận thẩm định và bộ phận quyết định cho vay.
Ngân hàng tiến hành phân loại khách hàng theo từng nhóm khác nhau như khách hàng tiêu dùng, khách hàng kinh doanh, tình trạng thu nhập, điều kiện kinh tế của từng khách hàng cũng được nghiên cứu để tạo cơ sở thông tin cho các bộ phận làm nhiệm vụ liên quan đến cấp tín dụng tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thẩm định và ra quyết định cho vay.
Bên cạnh đó, Siam Commercial Bank trước đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến thẩm định dòng tiền của khách hàng vay, vì thế hậu quả tín dụng là nợ xấu tăng cao. Ngân hàng này đã tìm ra nguyên nhân là do đã không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc tín dụng trong quá trình cho vay. Giờ đây, ngân hàng đã quan tâm và thực hiện triệt để các nguyên tắc tín dụng, đặc biệt là thông tin về khách hàng.
Ngân hàng Citibank
Một trong những tập đoàn tài chính có hiệu quả kinh doanh được đánh giá cao trên thế giới là Citigroup, trong đó kết quả hoạt động của Citibank đã tạo nên một nguồn thu lớn cho Citigroup. Đây là một tập đoàn hàng đầu không chỉ về quy mô mà còn là đối thủ có sức mạnh trên thương trường nhờ chính sách quản lý chất lượng tín dụng của tập đoàn. Chủ tịch tập đoàn Citigroup - Walter Wriston đã từng nói lên vai trò quan trọng của chất lượng tín dụng như sau: toàn bộ cuộc sống trong hoạt động ngân hàng là chất lượng tín dụng.
Trong môi trường hoạt động ngân hàng, Citibank đã xây dựng một khung quản lý chất lượng tín dụng, trong đó bao gồm các chính sách tín dụng được tuyên bố một cách rõ ràng, quy trình quản lý khoản vay, các công cụ và nguồn thông tin cần thiết để ra quyết định, về đội ngũ nhân sự có cùng một sự hiểu biết, một ngôn ngữ chung, trách nhiệm về vai trò của họ trong quy trình tín dụng. Khi những yếu tố này được hội tụ một cách đầy đủ sẽ tạo ra trong ngân hàng một văn hóa hiệu quả.
Mô hình cấp tín dụng được tiêu chuẩn hóa và phải trải qua 3 giai đoạn của quá trình xét duyệt: gặp gỡ khách hàng, thẩm định, thực hiện giao dịch. Ba giai đoạn trong chính sách tín dụng chủ chốt của Citibank bao gồm: hình thành chiến lược và kế hoạch cấp tín dụng; tiến hành cấp tín dụng cho khách hàng; đánh giá và
báo cáo thực thi. Trong các giai đoạn này trách nhiệm của các bộ phận tham gia được thể hiện một cách rất cụ thể, rõ ràng như sau:
- Ủy ban quản lý (Management Committee) thực hiện các nhiệm vụ: thiết lập mục tiêu hoạt động và tiêu chuẩn danh mục đầu tư đối với ngân hàng; đặt hạn mức tín dụng đối với Ủy ban chính sách tín dụng.
- Ủy ban chính sách tín dụng (Credit Policy Committee) thực hiện các nhiệm vụ sau: đặt ra hạn mức tín dụng cùng với Ủy ban quản lý; xây dựng chính sách tín dụng; quản lý và đánh giá danh mục đầu tư và quản trị chất lượng tín dụng.
- Bộ phận quản trị rủi ro (Line Management) thực thi các nhiệm vụ: lập ra chiến lược kinh doanh; nhận định thị trường mục tiêu và mức chấp nhận rủi ro; gặp gỡ khách hàng và đánh giá rủi ro, xét duyệt dư nợ rủi ro; theo dõi việc hoàn trả và các hồ sơ tín dụng, theo dõi và duy trì giao dịch, giải ngân cho nhà đầu tư: theo dõi các vấn đề phát sinh trong quá trình tín dụng; xúc tiến tiến độ khoản vay. Mục tiêu của quy trình tín dụng hiệu quả là đảm bảo ngân hàng hoạt động đạt hiệu quả cao, rủi ro được giảm thiểu một cách thấp nhất với lợi nhuận mục tiêu.
1.4. BÀI HỌC CHO NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
Qua kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng tại một số NHTM trên, có thể rút ra một số bài học cho Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam như sau:
Thứ nhất, tiến hành đa dạng hóa sản phẩm, thành phần kinh tế, ngành nghề kinh doanh cấp tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng xảy ra.
Thứ hai, không nên xem trọng tài sản thế chấp, cam kết bảo lãnh mà bỏ qua các nguyên tắc tín dụng.
Thứ ba, chú trọng và tăng cường thu thập thông tin, sàng lọc thông tin và tập hợp những thông tin tin cậy phục vụ cho công tác thẩm định, đánh giá được các phương diện rủi ro do ngành, rủi ro trong kinh doanh.
Thứ tư, giám sát khoản vay sau giải ngân một cách chặt chẽ, thường xuyên thu thập và đánh giá khách hàng từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo được chất lượng tín dụng luôn ở mức độ an toàn.
Thứ năm, phân tách các bộ phận liên quan đến hoạt động tín dụng thành nhiều bộ phận hoạt động độc lập, có trách nhiệm rạch ròi, chuyên nghiệp, có tác dụng kiểm soát chéo lẫn nhau.
Thứ sáu, thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích tín dụng cho CBTD.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Tín dụng ngân hàng là một phần quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Nắm bắt đầy đủ quy trình tín dụng, quy trình thẩm định tín dụng, quy trình thẩm định KHCN chính là chìa khóa giúp tiếp cận hoạt động tín dụng trong thực tế. Vận dụng khung lý thuyết vào thực tế đạt hiệu quả đảm bảo không sai lệch và có sự thống nhất giữa các bộ phận khi lập, xét duyệt và cấp hạn mức tín dụng.
Trên cơ sở khung lý thuyết ở Chương 1, tác giả tiến hành đánh giá thực trạng về chất lượng thẩm định tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ở Chương 2 để làm rõ vấn đề nêu ra ở Chương 1.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đầu tiên được thành lập tại Việt Nam vào ngày 24/05/1989 theo Quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/01/1990 và nhận được Giấy phép hoạt động số 11/NH-GP ký ngày 06/04/1992 của Thống đốc NHNN Việt Nam cho phép Ngân hàng hoạt động 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng (tương đương 12,5 triệu đô la Mỹ tại thời điểm thành lập ngân hàng) và có tên mới là Ngân hàng Thương Mại cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (gọi tắt là Eximbank).
Eximbank có vốn điều lệ đạt 12.355 tỷ đồng. Tổng vốn chủ sở hữu đạt 14.068 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Tổng tài sản đạt 161.094 tỷ đồng.
Tổng số lượng khách hàng của Eximbank đến cuối năm 2015 đạt gần 939 nghìn khách hàng. Trong đó, KHCN chiếm tỷ trọng 96% và khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 4%.
Eximbank có trụ sở chính đặt tại Tầng 8, Văn phòng số L8-01-11+16, tòa nhà Vincom Center số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Mạng lưới hoạt động của Eximbank đến 12/2015 có 208 điểm giao dịch tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, bao gồm: 44 chi nhánh, 163 Phòng giao dịch (PGD), 01 Quỹ tiết kiệm.
Mô hình tổ chức của ngân hàng được mô tả tại phụ lục số 01: Mô hình tổ chức của Eximbank.
2.1.2. Các hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Ngân hàng cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại như: huy động vốn, cho vay, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính, chiết khấu và tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá, quản lý nợ và khai thác tài sản, phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán…
- Hoạt động huy động vốn: Nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức bằng VND và ngoại tệ. Phát hành kỳ phiếu chứng chỉ tiền gửi và các loại hình tiết kiệm khác mà ngân hàng cung cấp tạo điều kiện tiện ích nhất cho khách hàng.
- Hoạt động cấp tín dụng: tài trợ vốn cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng như mua nhà, sữa chữa nhà, mua sắm vật dụng gia đình, phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay thấu chi, cho vay du học, cho vay cán bộ công nhân viên…
- Hoạt động đầu tư: Đầu tư tài chính vào chứng khoán, trái phiếu chính phủ, tín phiếu NHNN...
- Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán: Hoạt động thanh toán nội địa: Eximbank đã chính thức tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, thu hút lượng lớn khách hàng đến mở tài khoản tiền gửi giao dịch và góp phần tăng thu phí dịch vụ cho ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế: Eximbank có quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng trên thế giới, cùng với một nền tảng khách hàng xuất nhập khẩu khá tốt nên doanh số thanh toán quốc tế tại Eximbank tăng qua các năm.
- Hoạt động kinh doanh khác: Xác định nguồn thu dịch vụ là nguồn thu an toàn, ít rủi ro hơn thu từ cấp tín dụng. Eximbank đã đầu tư xây dựng và phát triển mạnh hệ thống cơ sở hạ tầng và thông tin nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng với các dịch vụ như: Internet Banking, Mobile Banking, máy rút tiền tự động (ATM) và điểm chấp nhận thẻ (POS), dịch vụ chuyển tiền Money Gram, chi trả điện, nước, và thuế cho các doanh nghiệp và cá nhân, thu cước điện thoại...
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính Eximbank giai đoạn 2010-2015 ĐVT: tỷ VNĐ Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Số liệu TT (%) Số liệu TT (%) Số liệu TT (%) Số liệu TT (%) Số liệu TT (%) Tổng tài sản 183.567 40.02 170.156 -7,31 169.835 -0,19 161.094 -5,15 124.850 -22% Tổng vốn chủ sở hữu 16.303 20,71 15.812 -3,01 14.680 -7,16 14.068 -4,17 13.145 0,2% Vốn điều lệ 12.355 17,00 12.355 0 12.355 0 12.355 0 12.355 0 Lợi nhuận sau thuế 3.039 67,91 2.139 -29,6 659 -69,2 56 -91,5 40 -28,6% ROE (%) 20.39% 13,32% 4,32% 0,39% 0,3% ROA(%) 1.93% 1,21% 0,39% 0,03% 0,03%
Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo tài chính Eximbank giai đoạn 2011-2015
Thông qua Bảng 2.1, ta có thể thấy năm 2011, tất cả các chỉ tiêu tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ và lợi nhuận toàn ngân hàng đều tăng trưởng tốt. Mặc dù còn dư âm sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, nhưng Eximbank vẫn đạt được những kết quả khả quan trên mọi hoạt động của ngân hàng. Quy mô tài sản tăng từ 131.105 tỷ đồng năm 2010, tăng lên thành 183.567 tỷ đồng trong năm 2011; vốn điều lệ tăng lên đạt 16.303 tỷ đồng năm 2011.
Đến năm 2012, tình hình nền kinh tế toàn cầu vẫn còn bất ổn, gây ra nhiều bất lợi cho nền kinh tế, xã hội Việt Nam, cùng với nhiều khó khăn trong nước chưa