Kiểm soát quá trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 30 - 33)

Thông qua kiểm soát việc thực hiện quy trình thẩm định tín dụng, ngân hàng nhanh chóng xác định những khâu, bước thực hiện còn lỏng lẽo, chưa phù hợp cần điều chỉnh nhằm hạn chế tối đa rủi ro trong việc ra quyết định tín dụng.

Nguyên tắc việc kiểm soát là bộ phận kiểm soát phải có tính độc lập với bộ phận thực thi. Hiện nay, hệ thống ngân hàng thương mại trên thế giới có những mô hình kiểm soát rủi ro tín dụng phố biến là:

Mô hình kiểm soát rủi ro tín dụng tập trung:

Sơ đồ 1.1: Mô hình kiểm soát rủi ro tín dụng tập trung

Đây là mô hình có sự tách biệt một cách độc lập giữa chức năng quản lý rủi ro và kinh doanh. Trong đó, bộ phận kiểm soát rủi ro được tách ra khỏi sự quản lý của chi nhánh, trực thuộc hội sở chính do Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc quản lý. Định kỳ Bộ phận kiểm soát rủi ro cử cán bộ xuống từng chi nhánh, thực hiện kiểm tra giám sát hoạt động cấp tín dụng tại chi nhánh. Sự tách biệt này giúp Bộ phận kiểm soát rủi ro độc lập với bộ phận bán hàng và không bị chi phối bởi lãnh đạo chi nhánh, nhằm mục tiêu giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra đồng thời phát huy được kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng ở mức cao nhất.

Ưu điểm:

- Kiểm soát quá trình thẩm định tín dụng một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài.

- Thiết lập và duy trì môi trường kiểm soát rủi ro tín dụng đồng bộ gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh, nâng cao năng lực đo lường, giám sát rủi ro trong quá trình cấp tín dụng.

- Thích hợp với ngân hàng quy mô lớn. Nhược điểm:

- Việc xây dựng và triển khai mô hình kiểm soát tập trung này đòi hỏi phải đầu tu nhiều công sức và thời gian.

- Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với thực tiễn.

Hội sở chính

Chi nhánh Bộ phận kiểm soát rủi ro Bộ phận tín dụng

Mô hình kiểm soát rủi ro tín dụng phân tán:

Sơ đồ 1.2: Mô hình kiểm soát rủi ro tín dụng phân tán

Mô hình này chưa có sự tách bạch rõ ràng giữa chức năng kiểm soát rủi ro và kinh doanh. Trong đó bộ phận kiểm soát rủi ro trực thuộc chi nhánh, kiểm soát rủi ro trên hồ sơ vay tại chi nhánh, cán bộ tín dụng thực hiện vừa bán hàng vừa tác nghiệp và chịu trách nhiệm đối với mọi bước thực hiện một khoản cấp tín dụng.

Ưu điểm: - Gọn nhẹ.

- Cơ cấu tổ chức đơn giản.

- Thích hợp với ngân hàng quy mô nhỏ. Nhược điểm:

- Quy trình kiểm soát không thống nhất giữa các chi nhánh.

- Bộ phận kiểm soát rủi ro tín dụng trực thuộc chi nhánh nên dễ xảy ra trường hợp thiếu khách quan trong quá trình thẩm định tín dụng.

Xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn hoạt động tín dụng, theo khuyến cáo của Ủy ban Basel và tuân thủ thông lệ quốc tế, căn cứ vào các điều kiện chung về pháp lý, thị trường, công nghệ con người, các ngân hàng thương mại Việt Nam được khuyến nghị nên áp dụng mô hình kiểm soát rủi ro tín dụng tập trung.

Hội sở chính Chi nhánh Bộ phận Tín dụng Bộ phận kiểm soát rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)