Hoàn thiện đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 78 - 79)

Trong công tác thẩm định, con người - CBTD là nhân tố trung tâm, việc đón đầu và nuôi dưỡng nhân tài chính là một trong những yếu tố tạo nên thành công của bất kỳ tổ chức nào trong việc tiếp cận và thu hút nguồn nhân lực trẻ, giàu tính sáng tạo và đam mê công việc. Trình độ, năng lực, kinh nghiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp của CBTD là nhân tố rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thẩm định. CBTD có trình độ, năng lực, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp tốt thì công tác thẩm định có chất lượng cao. Những nhận xét, đánh giá đưa ra chính xác giúp ngân hàng có quyết định tài trợ đúng đắn.

Để thực hiện tốt các nội dung trong quá trình thẩm định, CBTD cần được trang bị một số kiến thức, nghiệp vụ sau: nắm vững mọi chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước. Thành thạo chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng nhất là nghiệp vụ tín dụng; có kiến thức tổng thể về kinh tế thị trường, nhanh nhạy nắm bắt thông tin, am hiểu về pháp luật, có kiến thức, hiểu biết nhất định trên một số lĩnh vực có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng của mình trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Định kỳ ngân hàng cần tổ chức các đợt thi nghiệp vụ của CBTD qua đó có chế độ khen thưởng, đề bạt kịp thời và chính xác nhằm khuyến khích CBTD trau dồi nghiệp vụ, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn. Thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ cho vay, lựa chọn khách hàng hợp lý để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong đầu tư cho vay, gắn trách nhiệm của CBTD với hiệu quả cho vay.

tinh thần trách nhiệm, đúc rút kinh nghiệm và thường xuyên bám sát cơ sở, tiếp cận khách hàng để nắm kịp thời những biến động của khách hàng, từ đó có những cách thức đối phó cho phù hợp.

Xây dựng và triển khai các bộ phận tái thẩm định theo các vùng kinh doanh, các trung tâm tái thẩm định theo miền nhằm theo kịp sự phát triển của mạng lưới và hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tái thẩm định vùng là bộ phận tái thẩm định và đề xuất cấp tín dụng trình Giám đốc khu vực và/hoặc các cá nhân được giao trách nhiệm phê duyệt tín dụng của vùng xem xét, phê duyệt trong phạm vi thẩm quyền được giao. Tuyển chọn, đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ phê duyệt tín dụng chuyên nghiệp trực thuộc hội sở và xây dựng các tiêu chí để giao quyền phê duyệt tín dụng cho cá nhân, nhóm cá nhân thực hiện phê duyệt tín dụng độc lập một cách khoa học, hợp lý.

Ngân hàng cần xây dựng các chương trình đào tạo, quy định về thăng tiến nghề nghiệp và các bộ kỹ năng làm việc, tạo những nền móng cơ bản và vững vàng nhất cho hoạt động đào tạo các CBTD, có thể đa dạng hóa các phương thức đào tạo như: đào tạo trực tuyến, đào tạo kết hợp, đào tạo tại chỗ, cũng như huấn luyện kèm cặp trong công việc. Mục đích chính qua các phương thức đào tạo là để xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các kế hoạch phát triển kinh doanh của ngân hàng trong thời gian tới. Bên cạnh việc đầu tư mạnh mẽ vào xây dựng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, có đạo đức nghề nghiệp theo chuẩn mực quốc tế, để có thể phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp nhất, Eximbank cũng nên hướng tới xây dựng môi trường làm việc mà mỗi CBTD được phát huy tối đa năng lực và nhiệt tình của mình đóng góp vào thành công chung của Eximbank tại thị trường ngân hàng Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)