GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KHO QUỸ PHÒNG KHDN LỚN PHÒNG KHDN VVN PHÒNG BÁN LẺ PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG HÀNH CHÍNH 11 PGD LOẠI 1
Tình hình huy động vốn qua các năm có những diễn biến nhất định, qui mô nguồn vốn huy động của chi nhánh liên tục gia tăng qua các năm với các kênh huy động và đối tượng huy động khác nhau, đáp ứng cơ bản nhu cầu vốn của thị trường Gia Lai.
Bảng 2.1: Số liệu huy động vốn của chi nhánh giai đoạn 2015-2017
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2015 2016 2017 Tiền gửi KHDNL 309,000 141,113 257,791 Tiền gửi KHDNNVV 326,000 348,812 296,361 Tiền gửi KHCN 1,431,000 1,789,779 2,086,369
Tiền gửi ATM 68,000 70,994 0
Tiền gửi khác 1,048,000 933,371 743,947
Tổng 3,182,000 3,284,069 3,384,468
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VietinBank Gia Lai)
Sự thành lập của nhiều ngân hàng cũng như mạng lưới các chi nhánh của các ngân hàng thương mại liên tục được mở rộng ít nhiều đã có tác động đến tình hình hoạt động của VietinBank Gia Lai. Trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường huy động vốn VietinBank Gia Lai cũng phải chạy đua để giữ chân khách hàng bằng các biện pháp hữu hiệu như thường xuyên theo dõi và điều chỉnh kịp thời lãi suất huy động để đảm bảo tính cạnh tranh, tiếp tục thực hiện các chương trình khuyến mãi… VietinBank Gia Lai đã duy trì được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tốt. Nguồn vốn huy động tại chi nhánh tăng trưởng qua các năm, tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2017 đạt: 3,384,468 triệu đồng, tăng 100,399 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động 3,05% so với năm 2016, đạt 87,42% kế hoạch năm 2017 được Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam giao. Tình hình huy động vốn giai đoạn 2015 – 2017 mảng khách hàng cá nhân có mức tăng trưởng ổn định và tăng đều qua các năm. VietinBank Gia Lai đã có định hướng đúng đắn khi tăng tiếp cận và tiếp
thị ở thị trường cá nhân trên địa bàn vì số dư huy động vốn cá nhân có tính chất ổn định cao và dễ tiếp cận hơn so với thị trường huy động vốn doanh nghiệp.
Đạt được tốc độ tăng trưởng trên là sự nỗ lực rất lớn của tập thể ban lãnh đạo và các phòng nghiệp vụ chi nhánh trong việc triển khai các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam như sản phẩm tiết kiệm tích lũy, cải tiến sản phẩm tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, sản phẩm tiết kiệm đa năng, tiền gửi đầu tư linh hoạt, chứng chỉ tiền gửi… cũng như Chi nhánh đã triển khai các biện pháp tích lũy trong việc tiếp thị, chăm sóc khách hàng, thu hút nhiều khoản tiền gửi thanh toán đối với các đơn vị có nguồn thu lớn như các đơn vị bộ đội, các công ty cao su, các đơn vị sự nghiệp có thu như Bảo hiểm xã hội, Kho bạc Nhà nước …
Biểu đồ 2.2: Thị phần huy động vốn năm 2017 của VietinBank Gia Lai
(Nguồn: Báo cáo hoạt động ngân hàng của NHNN tỉnh Gia Lai năm 2017)
Mặc dù tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động năm 2017 ở mức cao nhưng quy mô nguồn vốn tại Chi nhánh còn nhỏ, tỷ trọng nguồn vốn huy động của VietinBank Gia Lai năm 2017 đạt: 10,5%/tổng nguồn vốn huy động của các NHTM trên địa bàn tỉnh, giảm 0,8% so với năm 2016, xếp vị trí thứ sáu so với các NHTM khác trên địa bàn. 2.1.2.2 Hoạt động tín dụng: 15% 14% 12% 11% 3% 45% BIDV Agribank Vietcombank Vietinbank Sacombank
Cùng với sự tăng trưởng của nguồn vốn hoạt động tín dụng tại VietinBank Gia Lai đã được mở rộng và không ngừng nâng cao hiệu quả tín dụng đối với, đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Cơ cấu tín dụng đối với đã chuyển dần theo hướng tín dụng đối với khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tăng trưởng dư nợ ngắn hạn. Đây là cơ cấu vốn hợp lý mà các NHTM đang hướng tới.
Bảng 2.3: Số liệu dƣ nợ của chi nhánh giai đoạn 2015-2017
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2015 2016 2017 Dƣ nợ khối KHCN 4,303,000 4,990,619 4,942,162 Dƣ nợ khối KHDNL 2,999,000 3,310,752 4,296,147 Dƣ nợ khối KHDNNVV 1,220,000 1,292,078 1,902,890 Tổng 8,522,000 9,593,449 11,141,199
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VietinBank Gia Lai)
Tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tại Chi nhánh đến 31/12/2017: 11,141,199 triệu đồng, tăng 1.547.750 triệu đồng so với năm 2016, tốc độ tăng trưởng tín dụng: 16,1%, hoàn thành 99,53% kế hoạch năm 2017.
16% 10% 16% 14% 2% 42% BIDV Agribank Vietcombank Vietinbank Sacombank Các ngân hàng khác
Biểu đồ 2.4: Thị phần tín dụng năm 2017 của Vietinbank Gia Lai
(Nguồn: Báo cáo hoạt động ngân hàng của NHNN tỉnh Gia Lai năm 2017)
Qui mô dư nợ của VietinBank Gia Lai đến cuối năm 2017 chiếm 14,24% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, giảm 0,14% so với năm 2016, xếp vị trí thứ ba so với các NHTM khác trên địa bàn.
Bảng 2.5: Số liệu dƣ nợ của chi nhánh theo cơ cấu thời gian vay và hình thức bảo đảm tiền vay
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Nãm 2015 Nãm 2016 Nãm 2017
Cơ cấu theo thời gian vay
8,522,000 9,593,449 11,141,199 Tín dụng đối với ngắn hạn 5,454,080 5,940,250 6,113,928 Tín dụng đối với trung, dài hạn 3,067,920 3,653,200 5,027,271
Cõ cấu theo hình thức bảo đảm tiền vay
8,522,000 9,593,449 11,141,199 Tín dụng đối với có TSBÐ 8,257,818 8,734,653 10,438,189 Tín dụng đối với không TSBÐ 264,182 858,796 703,010
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VietinBank Gia Lai)
Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ tín dụng đối với không có bảo đảm bằng tài sản ở mức thấp. Dư nợ tín dụng đối với không có bảo đảm bằng tài sản đến cuối năm 2017: 703,010 triệu đồng, chiếm 6,31%/tổng dư nợ. Dư nợ tín dụng đối với không có tài sản bảo đảm hiện nay chủ yếu tập trung vào các khoản vay vốn lưu động của 12 doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản, Công ty thương mại Gia Lai, 3 Công ty cao su thuộc tập đoàn Cao
su Việt Nam, Công ty mía đường, nhiệt điện là những đơn vị có tình hình tài chính tốt, an toàn.
Dư nợ tín dụng đối với trung và dài hạn đến 31/12/2017: 5,027,271 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 45,13%/tổng dư nợ,tăng 1,374,000 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 37,61. Dư nợ tín dụng đối với trung, dài hạn cao chủ yếu là dư nợ tín dụng đối với đầu tư các dự án thủy điện như Thủy điện Sê San 3, Thủy điện Sê San 3A,…, dự án đầu tư khách sạn và một số dự án đầu tư khác đã được Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam phê duyệt.
Dư nợ ngắn hạn là 6,113,928 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 54,87% tổng dư nợ, tăng 174,000 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 2,92%.
2.1.2.3 Chất lƣợng tín dụng:
Bảng 2.6: Chất lƣợng tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Nợ nhóm 1 8,308,950 9,570,992 11,053,754
Nợ nhóm 2 4,660 9,560 24,906
Nợ xấu 15,770 12,897 62,539
Tổng 8,522,000 9,593,449 11,141,199
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VietinBank Gia Lai)
Luôn kiên định với mục tiêu ngay từ ban đầu: tăng trưởng tín dụng an toàn và bền vững. Chi nhánh đã thường xuyên củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, kịp thời xử lý các khoản nợ nhóm 2 phát sinh, kiên quyết xử lý các khách hàng thiếu thiện chí trả nợ.
Năm 2017, chi nhánh tiếp tục củng cố và kiểm soát chất lượng tín dụng; nợ có vấn đề có tăng so với năm trước về số lượng khách hàng và số dư đối với khách hàng bán lẻ, chủ yếu đến từ khó khăn của ngành tiêu: dịch bệnh tại địa bàn huyện Chư Puh, Chư Sê, ChưPrông và tiêu giảm giá.
Qua các năm chất lượng tín dụng của Chi nhánh luôn duy trì đảm bảo ở mức rất thấp, năm 2017 tỷ lệ này là 0,56%, thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu của hệ thống VietinBank là 0,73%/dư nợ tín dụng và thấp hơn mức bình quân toàn ngành.
2.1.2.4 Các hoạt động kinh doanh khác:
Bên cạnh nghiệp vụ tín dụng truyền thống, chi nhánh cũng rất chú trọng đến việc phát triển thị phần các hoạt động dịch vụ ngân hàng với các sản phẩm ngân hàng hiện đại như Ipay, home banking, internet banking… kinh doanh đa năng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, phát hành thẻ ATM, thẻ TDQT…
2.1.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua các năm phản ánh những nỗ lực trong kinh doanh của chi nhánh, trên cơ sở các điều kiện kinh doanh đã được trang bị, đội ngũ nhân viên được đào tạo, các yếu tố kinh doanh và hệ thống dịch vụ sẵn sàng phục vụ khách hàng.
Bảng 2.7: Kết quả kinh doanh của VietinBank Gia Lai giai đọan 2015 – 2017
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Vietinbank Gia Lai)
Qua bảng tổng kết hoạt động kinh doanh của VietinBank Gia Lai cho thấy, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng tập thể Chi nhánh nỗ lực đạt được những kết quả đáng khích lệ, vượt mức kế hoạch Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đề ra.
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 1. Thu nhập 993,789 1,184,636 1,365,650 Trong đó: Thu dịch vụ ngân hàng 16,000 17,434 19,824 2. Chi phí 806,516 931,986 1,116,386 3. Lợi nhuận (đã trích DPRR) 187,273 252,649 249,140
Bên cạnh đó, chi nhánh luôn chú trọng cải thiện các loại dịch vụ và chất lượng hoạt động để đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng được nâng cao rõ rệt thể hiện sự tăng lên của doanh thu hoạt động và lợi nhuận trước thuế. Uy tín của ngân hàng tăng lên, từ đó mà lượng tiền gửi và lượng tiền tín dụng đối với cũng tăng lên. Vốn huy động tăng trưởng mạnh, đặc biệt là huy động từ dân cư và các tổ chức tài chính, tạo thế ổn định trong hoạt động của ngân hàng.
Kết thúc năm 2017, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, mặc dù còn một số tồn tại thiếu sót, VietinBank Gia Lai tiếp tục được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, là năm thứ 11 liên tiếp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kể từ năm 2007.
2.2. Tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Gia Lai Lai
2.2.1. Tín dụng đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh Gia Lai
Quy trình tín dụng đối với được bắt đầu từ khi khách hàng có nhu cầu vay vốn và kết thúc khi khách hàng trả hết nợ, thanh lý hợp đồng tín dụng. Khi xét duyệt khoản vay phải thực hiện qua 3 khâu độc lập: Người thẩm định khoản vay (người trình) – Người kiểm soát khoản vay – Người phê duyệt khoản vay, gồm các bước sau:
- Bước 1: Cán bộ được phân công tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn (thực hiện: Người thẩm định).
Đối với khách hàng quan hệ vay vốn lần đầu: Cán bộ tiếp nhận nhu cầu vay vốn, hướng dẫn khách hàng cung cấp các giấy tờ, thông tin cần thiết và thiết lập hồ sơ vay. Giới thiệu danh mục sản phẩm, dịch vụ của Vietinbank và phối hợp với các bộ phận có liên quan hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, thủ tục đăng ký sử dụng dịch vụ. Phối hợp với bộ phận khách hàng thực hiện đăng ký thông tin và cấp mã khách hàng theo quy định của Vietinbank.
Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng với Vietinbank: Cán bộ tiếp nhận nhu cầu vay vốn và hướng dẫn khách hàng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ tín dụng đối với, phối hợp với bộ phận khách hàng thực hiện đăng ký sửa đổi, bổ sung thông tin khách hàng theo quy định.
- Bước 2: Thẩm định và lập báo cáo thẩm định Người thẩm định tiến hành thu thập tài liệu, thông tin cần thiết về khách hàng, khoản vay thể hiện ở các nội dung: Rà soát, đánh giá tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ vay vốn; tra cứu CIC, chấm điểm xếp hạng khách hàng theo quy định của Vietinbank; tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn như đánh giá năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, đánh giá tính hợp pháp của mục đích vay, khả năng tài chính của khách hàng, tính khả thi hiệu quả của dự án/phương án vay vốn và các biện pháp bảo đảm tiền vay, thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay; lập báo cáo thẩm định, đề xuất tín dụng đối với/không tín dụng đối với và trình Người kiểm soát khoản vay.
- Bước 3: Kiểm soát hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định (thực hiện: Người kiểm soát khoản vay) gồm các nội dung: Kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ và đầy đủ của bộ hồ sơ vay vốn; việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng; kiểm soát nội dung Báo cáo thẩm định và nêu rõ ý kiến đồng ý/không đồng ý với nội dung Báo cáo thẩm định, đề xuất tín dụng đối với/không tín dụng đối với, ký và trình Người phê duyệt khoản vay. Nếu khoản vay vượt mức phán quyết thì chuyển lên cấp trên theo quy định của Vietinbank, hạn mức phán quyết được quy định cho từng thời kỳ nhất định và tùy vào tình hình hoạt động, dư nợ của từng loại Chi nhánh, Phòng giao dịch.
- Bước 4: Phê duyệt khoản vay (thực hiện: Người phê duyệt khoản vay) Quyết định tín dụng đối với hay không tín dụng đối với theo thẩm quyền quyết định cấp tín dụng, ký phê duyệt trên Báo cáo thẩm định và giao Phòng tín dụng hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
- Bước 5: Soạn thảo, kiểm soát và ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.
- Bước 6: Khai báo, phê duyệt thông tin trên hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các tài liệu có liên quan vào hệ thống IPCAS.
- Bước 7: Giải ngân khoản vay. Ở bước này, Người quản lý khoản vay sẽ thực hiện tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ giải ngân của khách hàng sau đó trình hồ sơ giải ngân cho Người kiểm soát khoản vay để kiểm soát và phê duyệt hồ sơ giải ngân, cuối cùng bàn giao hồ sơ cho Giao dịch viên, hạch toán tài sản bảo đảm và giải ngân vốn vay cho khách hàng.
- Bước 8: Kiểm tra, giám sát sau khi tín dụng đối với (thực hiện: Người quản lý khoản vay) thực hiện kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay, tài sản bảo đảm (nếu có), tình hình trả nợ và thực hiện cam kết theo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay của khách hàng.
- Bước 9: Thu nợ lãi, gốc và xử lý những phát sinh. Định kỳ khách hàng đóng tiền lãi, gốc cho bộ phận kế toán (giao dịch viên), Người quản lý khoản vay trực tiếp theo dõi quá trình trả nợ của khách hàng.
- Bước 10: Thanh lý hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và giải chấp tài sản bảo đảm. Với quy trình tín dụng đối với được trình bày như trên có thể nhận thấy: Quy trình tín dụng đối với được phân làm các khâu rõ ràng với 03 khâu độc lập, có sự phân định trách nhiệm và thẩm quyền của từng bộ phận, đặc biệt khâu giải ngân đã chuyển sang cho bộ phận kế toán thực hiện để đảm bảo tính khách quan.
2.2.1.1 Tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng cá nhân
Đối với Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Gia Lai, hoạt động này đã đạt được những kết quả quan trọng, điều đó được thể hiện bằng mẫu số liệu sau:
Bảng 2.8: Thực trạng dƣ nợ tín dụng đối với KHCN của Vietinbank Gia Lai
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2015 2016 2017
Tổng dƣ nợ KHCN 4,303,000 4,990,619 4,942,162
(Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm của VietinBank chi nhánh Gia Lai)
Biểu đồ 2.9: Biểu đồ tăng trƣởng dƣ nợ khách hàng cá nhân năm 2015-2017
Nhận xét: Thông qua bảng số liệu 2.8 và biểu đồ 2.9 cho thấy dư nợ tín dụng
đối với khách hàng cá nhân tại VietinBank chi nhánh Gia Lai tăng trưởng khá ấn tượng trong hai năm 2015 và 2016. Cụ thể: Năm 2015, dư nợ khách hàng cá nhân chỉ đạt 4,303,000 triệu đồng. Đến năm 2016, tổng dư nợ KHCN đã tăng 16% so với năm 2015, đạt mức 4,990,619 triệu đồng. Năm 2017, dư nợ KHCN giảm 48457 triệu đồng , tỷ lệ giảm 0,97%, đạt mức 4,942,162 triệu đồng.
2.2.1.2 Số lƣợng khách hàng cá nhân