Đối với hoạt động kinh doanh của các TCTD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 25 - 26)

Thứ nhất, hạn chế tổn thất về vốn và tài sản của TCTD, góp phần tăng lợi nhuận cho các TCTD.

Rủi ro tín dụng tác động trực tiếp tới lợi nhuận của các TCTD. Khi rủi ro tín dụng xảy ra, TCTD không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi vay, trong khi đó TCTD vẫn phải trả vốn và lãi cho các khoản tiền đã huy động khi đến hạn, điều này sẽ làm mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm làm cho TCTD kinh doanh không hiệu quả, chi phí của TCTD tăng lên so với dự kiến, làm giảm lợi nhuận của TCTD. Nghiên cứu của Berger và DeYoung (1997) cũng cho rằng khi ngân hàng phát sinh các khoản nợ xấu thì phải mất nhiều các chi phí xử l nợ có vấn đề như chi phí đi lại, chi phí nhân viên, các chi phí gặp gỡ để xử l nợ và ngoài

ra ngân hàng còn mất chi phí cơ hội như cho vay món mới, giảm uy tín, chậm vòng quay tín dụng và từ đó làm giảm hiệu quả chi phí của ngân hàng, giảm lợi nhuận ngân hàng.

Vậy nên việc phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong quan hệ tín dụng sẽ giúp cho TCTD hạn chế những tổn thất về vốn và tài sản của TCTD, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, góp phần tăng lợi nhuận cho TCTD.

Thứ hai, bảo đảm uy tín của các TCTD.

Các ngân hàng cho vay khi gặp rủi ro, kinh doanh kém hiệu quả, uy tín sẽ giảm sút trên thị trường. Điều này được khẳng định trong nghiên cứu của Zribi và Boujellbene (2011). Nói cách khác, rủi ro tín dụng xảy ra không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của TCTD mà còn ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng. Khi TCTD xảy ra rủi ro có thể dẫn đến hiện tượng r t tiền hàng loạt do tâm lý chung của khách hàng, làm cho TCTD rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của riêng TCTD đó mà còn ảnh hưởng đến cả hệ thống do phản ứng dây chuyền. Vì vậy việc phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong quan hệ tín dụng sẽ gi p củng cố, bảo đảm uy tín cho các TCTD.

Thứ ba, bảo đảm khả năng thanh toán của TCTD.

Khi một khoản vay rơi vào tình trạng có khả năng mất vốn hoặc khả năng thu hồi chậm, tức nguồn thu không có hoặc chậm, trong khi TCTD phải trả l i và gốc đ ng hạn cho nguồn vốn đ huy động, thì TCTD phải sử dụng vốn của mình để trả cho người gửi tiền, vì thế nó làm hạn chế khả năng thanh toán. Mặt khác, một khi TCTD gặp phải rủi ro tín dụng thì người gửi tiền hoang mang lo sợ, kéo nhau ồ ạt đến r t tiền, đến một chừng mực nào đó, TCTD sẽ không còn đủ vốn để trả cho người gửi tiền thì sẽ rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán. Vì vậy, phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng sẽ hạn chế việc giảm khả năng thanh toán của TCTD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)