Ở nghiên cứu định lượng xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các QTDND trên địa bàn, tác giả chỉ đề cập đến 2 nhóm nguyên nhân: (1) Nguyên nhân từ phía QTDND, (2) Nguyên nhân từ môi trường vĩ mô. Thực tế nợ xấu không chỉ phát sinh từ 2 nhóm nguyên nhân trên mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như về phía khách hàng. Bên cạnh một số yếu tố khác được trình bày ở nghiên cứu định tính, do hạn chế về mặt thu thập số liệu, thời gian và chi phí tác giả không đưa đưa yếu tố ảnh hưởng khách hàng, công nghệ,… vào luận
văn. Bên cạnh đó, tác giả chỉ mới sử dụng tỷ lệ nợ xấu đại diện cho rủi ro tín dụng, chưa nghiên cứu các biến khác chẳng hạn như dự phòng rủi ro tín dụng.
Một hạn chế nữa của nghiên cứu là tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo của các QTDND nên chắc chắn khó có thể tránh được những thiếu sót trong thu thập dữ liệu nghiên cứu và ảnh hưởng đến kết quả. Một số biến độc lập trong mô hình bị đổi dấu so với kỳ vọng của tác giả và của một số nghiên cứu khác. Điều này xuất phát từ phía mẫu dữ liệu và điều kiện thực tế tại các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Hạn chế của tác giả là chưa thực hiện thêm hồi quy để xem xét tính vững của mô hình.
Từ những hạn chế tác giả gặp phải trong bài nghiên cứu, định hướng cho các bài nghiên cứu tiếp theo là sử dụng thêm các biến khác để làm biến đại diện cho rủi ro tín dụng chẳng hạn như yếu tố dự phòng rủi ro tín dụng, nghiên cứu thêm các biến độc lập khác cũng như phân tích khía cạnh khách hàng ảnh hưởng rủi ro tín dụng như thế nào, từ đó có cách nhìn rộng hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre; thực hiện thêm một số hồi quy để kiểm tra tính vững của mô hình. Ngoài ra, có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu cho các QTDND trong khu vực.
Kết luận Chƣơng 5
Nội dung chương 5 đ trình bày tổng quan lại kết quả nghiên cứu, trên cơ sở đó tác giả gợi một số giải pháp nhằm gi p các QTDND phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng liên quan đến kiểm soát tăng trưởng tín dụng, tăng cường hệ thống giám sát, quản trị rủi ro, nâng cao năng lực quản trị, điều hành QTDND... Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp liên quan khác về phía QTDND, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh cũng như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm hoàn thiện, tối ưu hơn nhóm giải pháp, nhằm mục tiêu kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ xấu của QTDND trên địa bàn. Chương 5 cũng trình bày những hạn chế gặp phải trong bài nghiên cứu, qua đó gợi định hướng cho các bài nghiên cứu tiếp theo nhằm tiếp tục hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu.
Kết luận
Hiện nay, với cách thức hoạt động hiệu quả, QTDND được xem là mô hình TCTD có những đóng góp đáng kể cùng các TCTD khác phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói giảm ngh o. Hơn nữa, nếu hoạt động tốt, đ ng vai trò, chức năng, nhiệm vụ, thực hiện nghiêm t c các quy định trong quản trị, điều hành… QTDND là mô hình hiệu quả trong đẩy lùi tín dụng đen. Để phát huy vai trò đó, trước hết cần bảo đảm QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả, trong đó kiểm soát rủi ro tín dụng là mối quan tâm hàng đầu.
Luận văn với đề tài “Yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre ” đã nghiên cứu vấn đề lý thuyết và áp dụng để kiểm tra các kết quả thực tế, thông qua kiểm định mô hình nghiên cứu 7 QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Luận văn đã chỉ ra một số yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các QTDND thông qua tỷ lệ nợ xấu, qua đó bài viết cũng đề xuất các giải pháp chủ động nhằm hạn chế rủi ro tín dụng hiện tại và phòng ngừa rủi ro tín dụng trong tương lai.
Luận văn cũng có những hạn chế trong việc thu thập dữ liệu, chất lượng thông tin thu thập nên cũng chưa phản ánh hết các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Qua những hạn chế trên tác giả mong muốn các bài nghiên cứu tiếp theo cần khắc phục, nghiên cứu cụ thể, chi tiết hơn để làm rõ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, chỉ ra thêm các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các QTDND, từ đó gợi ý thêm các giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng tốt nhất bởi việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng là việc vô cùng quan trọng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1. Đ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng. 2013. Phân tích thực tiễn về những yếu tố quyết định nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu kinh tế và Chính sách. http://dl.ueb.edu.vn/handle/1247/10499.
2. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Tập 2. NXB Hồng Đức, chương 10, 1-11.
3. Nguyễn Ph Cường. (2016). Tác động của rủi ro tín dụng đối với khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Quốc Anh. (2016). Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
5. Nhuệ Mẫn (2019). Nhiều ngân hàng lợi nhuận tăng song hành cùng nợ xấu, https://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/nhieu-ngan-hang-loi-nhuan-tang-song-
hanh-cung-no-xau-275285.html, truy cập ngày 01/9/2019.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011). Thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (2013). Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử l rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (2014). Văn bản hợp nhất số 22/VBHN- NHNN ngày 04/6/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử l rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (2015). Thông tư 32/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của QTDND.
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (2016). Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (2016). Thông tư 42/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định xếp hạng QTDND.
12. Niên giám thống kê Bến Tre 2017, 2018, NXB Tổng hợp Thanh niên, Bến Tre.
13. Phạm Kim Loan. (2013). Ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hóa để phát triển thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án Tiến sĩ kinh tế. Trường đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh.
14. Phan Đình Khôi và Nguyễn Thị Ngọc Hân. (2017). Mối quan hệ tương tác giữa lợi nhuận và rủi ro tín dụng: Bằng chứng thực nghiệm từ các QTDND ở An Giang. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 56(5), 64-75.
15. Trương Đông Lộc, Nguyễn Văn Thép. (2015). Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chíNghiên cứu kinh tế số 444 - Tháng 5/2015, 61-70.
16. Trần Thị Phương Hoa. (2016). Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trường đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
17. Tổng cục thống kê, Tình hình kinh tế - x hội,
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621, truy cập ngày 05/7/2019.
18. Võ Thị Qu và Bùi Ngọc Toản. (2014). Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh, số 3 (36), 16-25.
Tài liệu Tiếng Anh
1. Abdelkader Boudriga, Neila Boulila Taktak and Sana Jellouli. (2009). Banking Supervision and Nonperforming Loans: A Cross-Country Analysis, Journal of Financial Economic Policy, 286-318.
2. Abhiman Das and Saibal Ghosh. (2007). Determinants of credit risk in Indian state owned banks: An empirical investigation”, MRPA Paper, (17301).
3. Ahlem Selma Messai and Fathi Jouini. (2013). Micro and Macro Determinants of Non-performing Loans, International Journal of Economics and Financial Issues, 3(4), 852-860.
4. Ahmad, N.H. (2003). Credit Risk Determinants: By Institutional Type. Proceedings of Malaysian Finance Association Conference.
5. Ahmad, Nor Hayati, and Mohamed Ariff. (2007). Multi-country study of bank credit risk determinants. International Journal of banking and Finance 5.1, 135-152.
6. Berge T. O., Boye K. G. (2007). An analysis of bank’s problem loans,
Norges Bank Economic Bulletin, 78, 65-76.
7. Berger, Allen N., and Robert DeYoung. (1997). Problem loans and cost efficiency in commercial banks, Journal of Banking and Finance, 21(6), 849-870.
8. Daniel Foos, Lars Norden and Martin Weber. (2010). Loan growth and riskiness of banks, Journal of banking and finance, (34), 217-228.
9. Dash M. and G. Kabra. (2010). The determinants of non-performing assets in Indian commercial bank: An econometric study, Middle Eastern Finance and Economics, 7, 94-106.
10. Fadzlan Sufian and Royfaizal R. Chong. (2008). Determinants of bank profitability in a developing economy: Empirical evidences from the Philippines,
11. Hasna, C., and Zied, F. (2015). Credit risk determinants: Evidence from a cross-country study. Research in International Business and Finance, 33 (2015), 1-16.
12. Hess, K., Grimes, A., and Holmes, M. (2009). Credit Losses in Australasian Banking. Economic Record, 85(270), 331-343.
13. Hongbin Li, Scott Rozelle Li -An Zhou. (2007). Incentive contracts and bank performance, Economics of Transition, 15 (1), 109-124.
14. Gabriel Jimenez and Jesus Saurina. (2006). Credit cycles, credit risk and prudential regulation, International Journal of Central Banking, 2(2), 65-98.
15. Nijskens, R. and Wagner, W. (2011). Credit risk transfer activities and systemic risk: how banks became less risky individually but posed greater risks to the financial system at the same time”, Journal of Banking & Finance, Tập 35, Số 6, 1391-1398.
16. Podpiera J and L. Weill. (2008). Bad luck or bad management?
Emerging banking, market experience, Journal of Financial Stability, 4(2),
135-148.
17. Richard Blundell and Stephen Bond. (1998). Initial conditions and moment restrictions in dynamic panel data models, Journal of Econometrics, 87, 115-143.
18. Rinaldi L and A. Sanchis – Arellano. (2006). Household debt sustainability: What explains household non-performing loans? An empirical analysis, ECB Working Paper, No. 570.
19. Robert T. Clair. (1992). Loan growth and loan quality: Some preliminary evidence from Texas banks, Federal Reserve Bank of Dallas Economic Review, (3), 9-22.
20. Salas V. and J. Saurina. (2002). Credit risk in two institutional regimes: Spanish commercial and savings banks, Journal of Financial Services Research, 22(3), 203-224.
21. Sinkey, J.F. and Greenawalt, M.B. (1991). Loan loss experience and risk- taking behaviour at large commercial banks, Journal of Financial Services Research, Vol. 5 No. 1, 43-59.
22. Somanadevi Thiagarajan, S. Auuapan and A. Ramachandran. (2011). Credit risk determinants of public and private sector banks in India, European Journal of Economics, Finance and Administrative Sciences, 34, 147-154.
23. Wang, Y. (2013), Credit risk management in rural commercial banks in China, Theris accounting, financial services and law.
24. Yingying Zhu, Ping Li, Yong Zeng, Jia He. (2009). Foreign Ownership and the Risk Behavior of Chinese Banks: Do Foreign Strategic Investors Matter?, 4.
25. Zribi N. and Y. Boujelbene. (2011). The factors influencing bank credit risk: The case of Tunisia, Journal of accounting and Taxtation, 3(4), 70-78.
PHỤ LỤC 1
TỔNG KẾT CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN ĐỀ TÀI Tác giả Đối tƣợng nghiên
cứu Biến Mô hình sử dụng Kết quả tác động Salas và Saurina (2002) Các nhân tố ảnh hưởng tới nợ xấu của các ngân hàng ở Tây Ban Nha giai đoạn 1985 - 1997
- Biến phụ thuộc: Nợ có vấn đề - Biến độc lập: Tăng trưởng GDP, hiệu quả ngân hàng, quy mô, tỷ lệ thu nhập cận biên, tỷ lệ đòn bẩy, chỉ số sức mạnh thị trường Dữ liệu bảng và mô hình FEM, REM.
Quy mô, tăng trưởng GDP tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng, tăng trưởng tín dụng tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng. Rinaldi và Sanchis - Arellano (2006) Phân tích nợ xấu của hộ gia đình ở các ngân hàng thuộc 7 quốc gia gồm Bỉ, Pháp, Phần Lan, Ai - len, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha giai đoạn 1989 - 2004 - Biến phụ thuộc: Tỷ lệ nợ xấu - Biến độc lập: Tỷ lệ nợ, thu nhập, tài sản tài chính, lãi suất thực, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát Dữ liệu bảng, FMOLS Tỷ lệ nợ, l i suất thực, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát có mối tương quan thuận với nợ xấu Gabriel Jimenez và Jesus Saurina (2006)
Nghiên cứu về chu kỳ tín dụng, rủi ro tín dụng ở các ngân hàng Tây Ban Nha trong giai đoạn 1984 - 2002 - Biến phụ thuộc: Tỷ lệ nợ xấu - Biến độc lập: Tỷ lệ nợ xấu độ trễ một năm, tăng trưởng GDP (năm hiện hành và độ trễ một năm), l i suất thực (năm hiện hành và độ trễ một năm), tăng trưởng tín dụng (độ trễ 2,3,4 năm), thế chấp khoản vay, quy mô
Dữ liệu bảng Tỷ lệ tăng trưởng GDP ở năm hiện hành và tỷ lệ tăng trưởng GDP với độ trễ một năm tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu với độ trễ một năm có mối tương quan tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ xấu.
Tác giả Đối tƣợng nghiên cứu Biến Mô hình sử dụng Kết quả tác động
Zribi và Boujellbene
(2011)
Xem xét biến kinh tế vĩ mô và vi mô có khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng của 10 ngân hàng thương mại ở Tunisia giai đoạn 1995 - 2008 - Biến phụ thuộc: Rủi ro tín dụng - Biến độc lập: Cơ cấu sở hữu, các quy định bảo đảm an toàn vốn, lợi nhuận, GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái và l i suất Dữ liệu bảng và mô hình FEM, REM.
Cơ cấu sở hữu, lợi nhuận và các chỉ số kinh tế vĩ mô như tăng trưởng GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái và l i suất ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Ahlem Selma Messai and Fathi Jouini (2013)
Nghiên cứu yếu tố tác động đến nợ xấu của 85 ngân hàng ở 3 quốc gia (Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha) giai đoạn 2004 - 2008 - Biến phụ thuộc: Tỷ lệ nợ xấu - Biến độc lập: GDP, tỷ lệ thất nghiệp, l i suất, tăng trưởng dư nợ tín dụng, dự phòng rủi ro tín dụng Dữ liệu bảng và mô hình FEM, REM. Tốc độ tăng trưởng GDP, ROA tác động tiêu cực với nợ xấu, thất nghiệp và l i suất tác động tích cực với nợ xấu Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015) Yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng: Bằng chứng nghiên cứu các quốc gia với các ngân hàng thương mại giai đoạn 2005 - 2011 - Biến phụ thuộc: Dự phòng rủi ro tín dụng - Biến độc lập: Tỷ lệ lạm phát, GDP, l i suất, thất nghiệp, tỷ giá, hiệu quả, đòn bẩy, quy mô, lợi nhuận, dự phòng rủi ro tín dụng
Dữ liệu
bảng động Các biến kinh tế vĩ mô được sử dụng