Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số an toàn vốn (CAR) tác động cùng chiều lên rủi ro tín dụng (NPLR), kết quả này trái ngược với kỳ vọng ban đầu và không tương đồng với kết quả nghiên cứu của Sinkey và Greenawalt (1991), Boudriga và cộng sự (2009). Hệ số an toàn vốn thể hiện năng lực tài chính của TCTD, là thước đo mức độ an toàn hoạt động, xác định khả năng của TCTD trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng. Hệ số an
toàn vốn cao đồng nghĩa với nổ lực tăng vốn tự có, vốn chủ sở hữu để đảm bảo cho tài sản có rủi ro, hoặc giảm tỷ lệ nợ xấu. Có thể giải thích kết quả nghiên cứu bởi tốc độ tăng vốn tự có nhanh hơn tốc độ tăng tài sản có rủi ro, hệ số an toàn vốn cao, lớp phòng vệ của QTDND với rủi ro vững chắc. Kết quả này mang nghĩa hệ số an toàn vốn đóng vai trò là một chỉ số dự báo về rủi ro tài chính, cần được duy trì ở mức phù hợp.
Mặt khác, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng kỳ trước (LGt-1) cũng tác động ngược chiều lên rủi ro tín dụng (NPLR) tương tự kết quả nghiên cứu của Robert T. Clair (1992), Võ Thị Qu và Bùi Ngọc Toản (2014). Tăng trưởng tín dụng kéo theo tổng dư nợ tăng, làm cho tỷ lệ nợ xấu giảm. Ngoài ra, khi tốc độ tăng trưởng tín dụng càng thấp thì các đơn vị càng đẩy mạnh hoạt động cho vay, bên cạnh sức ép lợi nhuận, các đơn vị thực hiện cho vay dựa trên uy tín của khách hàng và giá trị tài sản đảm bảo, bất chấp hậu quả dẫn đến sự gia tăng nợ xấu. Với kết quả này không mang nghĩa muốn giảm nợ xấu thì các QTDND phải gia tăng dư nợ, mà cần có quyết định chính xác, đ ng mực trong quá trình giải ngân, đảm bảo tăng trưởng tín dụng cao nhưng bền vững.
Trong khi đó, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng (NPLR). Hầu hết các nghiên cứu cũng cho kết quả tương tự như: Ahmad (2003), Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015), Trần Thị Phương Hoa (2016), Nguyễn Quốc Anh (2016),... LLR cao hơn cho thấy sự gia tăng rủi ro tín dụng và suy giảm chất lượng cho vay. Có thể thấy rằng trích lập dự phòng cao dẫn đến nợ xấu gia tăng là do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của QTDND chưa cao, công tác giám sát chỉ đạo trong quá trình cho vay chưa chặt chẽ, trích lập dự phòng chưa chính xác.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ nợ xấu kỳ trước (NPLRt-1) có tác động cùng chiều lên rủi ro tín dụng (NPLR), tương đồng với kết quả trong các nghiên cứu của Gabriel Jimenez và Jesus Saurina (2006), Abhiman Das và Saibal Ghosh (2007), Daniel Foos và cộng sự (2010), Somanadevi Thiagarajan và cộng sự
(2011). Điều này cho thấy rủi ro tín dụng kỳ trước không hoàn toàn bị xóa b mà có thể chuyển sang và ảnh hưởng khá mạnh tới kỳ tiếp theo.
Yếu tố khác là lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) có tác động ngược chiều lên rủi ro tín dụng (NPLR) như kỳ vọng, kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Podpiera và Weill (2008), Messai và Jouini (2013); Trương Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép (2015). Điều này có nghĩa là khi ROA càng cao thì rủi ro tín dụng của QTDND càng thấp và ngược lại. Năng lực quản trị của một TCTD thường có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của tổ chức đó. Các TCTD có hiệu quả hoạt động cao thường tổ chức quản l tốt việc đánh giá chất lượng tín dụng, tài sản đảm bảo và quản l tốt đối tượng vay. Vì vậy nợ xấu phát sinh sẽ giảm.
Kết luận Chƣơng 4
Dựa trên nội dung và kết quả trình bày chương 4 với mục đích phân tích thực trạng, phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre, tác giả có những kết luận sau:
Trong các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre thì yếu tố bên trong của QTDND là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng thông qua tỷ lệ nợ xấu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tăng trưởng tín dụng kỳ trước và lợi nhuận ròng trên tổng tài sản có tác động ngược chiều đối với rủi ro tín dụng; ngược lại hệ số an toàn vốn, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng và tỷ lệ nợ xấu kỳ trước có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng của QTDND, hầu hết kết quả này tương đồng với các kết quả nghiên cứu trước đây ở các quốc gia cũng như khu vực.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra các giải pháp được trình bày ở chương 5 nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng của các QTDND trên địa bàn.
Chƣơng 5
KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Tổng kết kết quả nghiên cứu
Bằng việc nghiên cứu dữ liệu của 7 QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2014 - 2018, phương pháp GMM được sử dụng để kiểm định các giải thuyết nghiên cứu, bài viết đưa ra 2 kết luận quan trọng các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng thông qua tỷ lệ nợ xấu của các QTDND như sau:
Thứ nhất, có một mối tương quan dương (+) giữa hệ số an toàn vốn, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng và tỷ lệ nợ xấu kỳ trước đối với tỷ lệ nợ xấu.
Thứ hai, có một mối tương quan âm (-) giữa tỷ lệ tăng trưởng tín dụng kỳ trước và lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đối với tỷ lệ nợ xấu.
Vì vậy trong quá trình cho vay các QTDND cần thận trọng hơn, bởi lẽ để bảo đảm hoạt động có l i, một số QTDND có tốc độ tăng trưởng tín dụng kỳ trước thấp sẽ cố gắng mở rộng tín dụng hệ lụy kéo theo là tỷ lệ nợ xấu tăng lên, điều này đã được minh chứng qua kết quả xử lý dữ liệu thực tế. Năng lực quản l của QTDND cũng quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng quản l hoạt động kinh doanh không tốt làm suy giảm lợi nhuận thông qua mối quan hệ tiêu cực giữa ROA với nợ xấu, điều này dẫn tới tỷ lệ nợ xấu tăng cao hơn.
Bên cạnh đó việc trích lập dự phòng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận các QTDND, là nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình cho vay các QTDND, dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu; trích lập dự phòng rủi ro cao thể hiện sự minh bạch trong phân loại nợ, cũng là dấu hiệu cảnh báo về mức độ rủi ro của các khoản nợ. Ngoài ra, những khoản vay chất lượng thấp trước đó cũng làm gia tăng rủi ro tín dụng của QTDND, để giảm rủi ro tín dụng trong tương lai các QTDND cần xử l và kiểm soát tốt tình hình rủi ro tín dụng ở hiện tại. Hệ số an toàn vốn cũng được xem là chỉ số cảnh báo về rủi ro đối với các QTDND trên địa bàn.
5.2. Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre địa bàn tỉnh Bến Tre
5.2.1. Giải pháp từ kết quả nghiên cứu mô hình
Hoạt động tín dụng của các QTDND ở tỉnh Bến Tre có nghĩa quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn. Nhiều hộ gia đình, cá nhân được vay vốn với l i suất thấp để phát triển sản xuất, chăn nuôi, góp phần giảm thiểu đáng kể tình trạng cho vay nặng l i, ổn định trật tự địa phương. Cùng với đó, quản trị rủi ro tín dụng tại các QTDND nhằm bảo đảm hoạt động ổn định, an toàn, phát triển bền vững là vấn đề được đặt lên hàng đầu hiện nay, nhất là trong bối cảnh ngày càng nhiều QTDND trong nước phát sinh rủi ro trong hoạt động có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm gi p các QTDND kiểm soát rủi ro tín dụng, cụ thể như sau:
Thứ nhất, kiểm soát tăng trưởng tín dụng
QTDND cần xem xét, đánh giá việc tăng trưởng của các khoản vay, kiểm soát đồng thời vấn đề nợ xấu và quan tâm đến chất lượng tín dụng, tránh tăng trưởng tín dụng cao nhưng chất lượng tín dụng kém dẫn đến nợ xấu tăng cao. Trong xem xét cấp tín dụng, các khoản cho vay phải bảo đảm dựa trên tính khả thi của dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ và khả năng hoàn trả vốn vay của khách hàng, vì dòng vốn cho vay nếu không được sử dụng hiệu quả sẽ rất khó kiểm soát và gặp nhiều rủi ro; đồng thời xác định mức vốn cho vay đối với khách hàng bảo đảm tuân thủ quy tắc theo đ ng quy định. Đặc biệt, tránh xa rời tôn chỉ hoạt động của QTDND là tương trợ các thành viên mà chạy theo mục tiêu lợi nhuận, chạy đua tăng trưởng về quy mô, mở rộng địa bàn, xa rời nguyên tắc huy động tại ch - cho vay tại ch , dẫn đến nguy cơ biến tướng thành tổ chức hoạt động kinh doanh tiền tệ như các ngân hàng thương mại trong khi yêu cầu về quản trị, điều hành, quản l rủi ro đối với QTDND còn nhiều hạn chế so với các ngân hàng thương mại, từ đó gia tăng nguy cơ rủi ro tín dụng.
Thứ hai, tăng cường hệ thống giám sát, quản trị rủi ro.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ có xu hướng cùng chiều với diễn biến nợ xấu, điều này giải thích hệ thống giám sát, quản trị rủi ro QTDND còn hạn chế, chưa tiến hành trích lập dự phòng đ ng theo quá trình phát sinh nợ xấu, khoản mục trích lập dự phòng chưa được trích lập tương xứng so với nợ xấu phát sinh nên dẫn đến tình trạng nợ cũ chưa xử l hết thì phải xử l nợ xấu phát sinh. Do đó, các QTDND cần xác định chính xác về chất lượng tín dụng, xác định đúng quy mô và đối tượng khách hàng vay cũng như phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng một cách khách quan và trung thực, không cố tình che đậy nợ xấu để thực hiện những chính sách ưu đãi cho đối tượng vay nhằm đem lại lợi nhuận. Định kỳ, tổ chức kiểm tra, kiểm soát nội bộ quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tại đơn vị.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa nợ xấu tăng cao trong tương lai, các QTDND cần tăng cường hệ thống giám sát, quản l chặt chẽ về hoạt động tín dụng làm giảm thiểu tối đa các rủi ro từ phía chính QTDND cấp tín dụng và phía khách hàng vay vốn. Nâng cao vai trò của bộ phận kiểm tra, kiểm soát cũng như cần có sự tách biệt giữa các bộ phận cho vay và bộ phận thu hồi nợ, bộ phận quản l rủi ro tín dụng nhằm tạo cơ chế kiểm tra giám sát trong việc phòng ngừa rủi ro, xử l rủi ro khi phát sinh, qua đó tạo ra cơ chế tích cực, kiên quyết trong việc xử l và thu hồi các khoản tín dụng rủi ro đến mức tối đa. Chủ động bố trí thường xuyên hoặc định kỳ kiểm tra chéo, rà soát lại toàn bộ các hồ sơ tín dụng, các chứng từ liên quan, việc tuân thủ quy trình tín dụng, các quy định của pháp luật.
Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý và kiểm soát tốt tình trạng rủi ro tín dụng ở thời điểm hiện tại để giảm thiểu rủi ro tín dụng trong tương lai.
Trong đó, ch trọng chất lượng công tác thẩm định, xét duyệt cho vay, kiểm soát chặt chẽ hồ sơ vay vốn, thực hiện đ ng các quy định về đăng k giao dịch bảo đảm. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay và đưa ra các quy định chế tài trong công tác tín dụng nhằm xử phạt các trường hợp
cố sai phạm trong việc cấp tín dụng. Thực hiện thường xuyên và nghiêm t c việc theo dõi, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của đối tượng vay để bảo đảm rằng họ không sử dụng vốn sai mục đích quy định trong hợp đồng tín dụng. Định kỳ xem xét đánh giá lại khoản vay là công việc cần phải thực hiện nghiêm t c, chi tiết và kỹ lưỡng. Kịp thời nắm bắt các thông tin tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của người vay, kiểm tra đánh giá lại tài sản đảm bảo, phát hiện kịp thời các bất lợi và đưa ra những điều chỉnh cần thiết để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra cũng như đáp ứng kịp thời các nhu cầu phát sinh khi người vay đủ điều kiện. Bên cạnh việc hạn chế nợ xấu phát sinh thì việc xử l nợ xấu hiện tại cũng là vấn đề trọng tâm. Các QTDND triển khai thực hiện nghiêm t c và có hiệu quả việc cơ cấu lại và xử l nợ xấu đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh theo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử l nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”. Tích cực triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp xử l nợ xấu như đôn đốc, thu hồi nợ đến hạn, quá hạn, nợ xấu; bán, xử l nợ, xử l tài sản đảm bảo; sử dụng dự phòng và các biện pháp khác theo quy định để đẩy nhanh tiến độ xử l nợ xấu.
Thứ tư, nâng cao năng lực quản lý, điều hành QTDND.
Ch trọng nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành QTDND thông qua việc đào tạo, đào tạo lại nhằm đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện tiêu chuẩn theo quy định. Có quy chế tuyển dụng trong đó quy định rõ tiêu chuẩn, ưu tiên những người có trình độ, được đào tạo chính quy để vào các vị trí nghiệp vụ, tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng để giao giữ các nhiệm vụ quan trọng của QTDND, xây dựng lực lượng kế thừa. Tránh các trường hợp tuyển dụng lao động là con, em, người có quan hệ gia đình gần gũi để tham gia quản trị, điều hành hoạt động của QTDND dẫn đến công tác quản trị, điều hành mang tính gia đình trị, độc quyền, tùy tiện trong các quyết định kinh doanh.
Ban Kiểm soát thực hiện tốt vai trò, chức năng kiểm soát quá trình hoạt động của QTDND, nâng chất công tác kiểm soát nội bộ, rà soát, đánh giá, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo quy định, thường xuyên kiểm tra chuyên sâu các nghiệp
vụ của QTDND, kịp thời phát hiện và đề nghị chỉnh sửa các sai sót trong hoạt động. Qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của QTDND, tổ chức quản l tốt việc đánh giá chất lượng tín dụng, tài sản đảm bảo và quản l tốt đối tượng vay vốn, góp phần hạn chế phát sinh rủi ro tín dụng.
Ngoài ra, các nhà quản l QTDND cần cân nhắc vấn đề đánh giá mức độ rủi ro tín dụng khi xem xét chỉ tiêu hệ số an toàn vốn, bởi kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số an toàn vốn được duy trì ở mức cao chưa hẳn là tỷ lệ nợ xấu thấp.
5.2.2. Một số giải pháp khác
Bên cạnh những giải pháp được đề xuất từ kết quả nghiên cứu ở trên, dựa trên thực trạng hoạt động tín dụng tại các QTDND trên địa bàn, nhằm góp phần ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng của các QTDND trên địa bàn một cách hiệu quả, tác giả gợi bổ sung một số giải pháp khác liên quan.
Đối với các QTDND
Một là, hoàn thiện các quy định, quy trình nội bộ.
Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định nội bộ về quản trị, điều hành, các quy định nội bộ về hoạt động cho vay, quản l tiền vay bảo đảm việc sử dụng tiền vay đ ng mục đích, tăng cường thiết chế kiểm soát hoạt động tín dụng theo nguyên