Bên cạnh những giải pháp được đề xuất từ kết quả nghiên cứu ở trên, dựa trên thực trạng hoạt động tín dụng tại các QTDND trên địa bàn, nhằm góp phần ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng của các QTDND trên địa bàn một cách hiệu quả, tác giả gợi bổ sung một số giải pháp khác liên quan.
Đối với các QTDND
Một là, hoàn thiện các quy định, quy trình nội bộ.
Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định nội bộ về quản trị, điều hành, các quy định nội bộ về hoạt động cho vay, quản l tiền vay bảo đảm việc sử dụng tiền vay đ ng mục đích, tăng cường thiết chế kiểm soát hoạt động tín dụng theo nguyên tắc phân định và bảo đảm tính độc lập giữa bộ phận thẩm định và bộ phận xét duyệt cho vay. Hoàn thiện các quy định về kiểm soát, kiểm toán nội bộ và đánh giá các rủi ro có thể xảy ra trong từng quy trình nghiệp vụ để có biện pháp phòng ngừa, xử lý kịp thời. Nghiên cứu xây dựng hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng nhằm tránh b lỡ cơ hội cho vay khách hàng tốt và tránh việc cho vay đối với khách hàng không đủ điều kiện.
Hai là, đa dạng hóa nguồn thu từ hoạt động phi tín dụng như dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ, tư vấn tài chính, nhận ủy thác và làm đại l liên quan đến quản l tài sản theo quy định của pháp luật nhằm giảm sức ép từ hoạt động tín dụng.
Tăng cường công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng, bên cạnh việc tăng cường trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, cần hết sức coi trọng việc bồi dưỡng đạo đức, phẩm chất để cán bộ tín dụng nêu cao tinh thần trách nhiệm, bảo vệ lợi ích chung của đơn vị, ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động. Cần tránh tối đa tâm l chủ quan hoặc quá tin tưởng vào mối quan hệ giữa các thành viên hoặc đối tượng vay vốn khác mà không thực hiện tuân thủ đ ng trình tự, quy trình cho vay.
Bốn là, xây dựng mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương để nhận được sự h trợ trong việc tuyên truyền, phổ biến về các sản phẩm, dịch vụ của QTDND và các thông tin liên quan của đơn vị nhằm gi p các QTDND nâng cao uy tín, xây dựng thương hiệu, đồng thời tạo sự đồng thuận, ủng hộ của người dân địa phương, thu h t thêm các thành viên mới đi k m nâng cao chất lượng, tính liên kết giữa các thành viên, mở rộng thêm đối tượng vay vốn.
Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh
Một là, nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong tổ chức công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các QTDND. Tăng cường số lượng, tần suất các cuộc thanh tra, kết hợp kiểm tra đột xuất, đẩy mạnh công tác đối chiếu, xác minh thực tế khách hàng vay vốn để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử l yếu kém, các sai phạm, rủi ro đạo đức của các QTDND. Tăng cường xử phạt vi phạm hành chính đối với những QTDND có vi phạm được phát hiện nhằm răn đe, nhất là những vi phạm về quản trị, điều hành, cấp tín dụng. Tiếp tục thực hiện giám sát an toàn vi mô, theo dõi chặt chẽ việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, việc bảo đảm các chỉ số an toàn hoạt động của các QTDND, để kịp thời phát hiện rủi ro tiềm ẩn, có biện pháp cảnh báo sớm nhằm ngăn ngừa rủi ro. Tiếp tục giám sát chặt chẽ việc thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử l nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 của các QTDND. Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Hợp tác x Việt Nam và Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam, cấp ủy và chính quyền địa phương trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các QTDND.
Hai là, duy trì tổ chức thường xuyên và nâng cao chất lượng các buổi tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ QTDND, kỹ năng quản trị điều hành, quản trị rủi ro cho các QTDND, ch trọng nội dung kiểm soát, kiểm toán nội bộ để gi p ban l nh đạo cũng như nhân viên của QTDND nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả cũng như vai trò của bộ phận kiểm toán nội bộ trong tổ chức, qua đó triển khai thực hiện có hiệu quả tại đơn vị. Phối hợp Hiệp hội QTDND Việt Nam thực hiện tốt việc đào tạo, đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên QTDND yếu kém.
Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
QTDND là tổ chức có quy mô hoạt động quá nh nên việc thành lập bộ máy kiểm toán nội bộ cũng như việc thực hiện kiểm toán nội bộ theo quy định hiện hành tại Thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tương đối khó. Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sớm ban hành quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp đối với quy mô của QTDND. Trong đó, quy định cụ thể về quản l rủi ro, kiểm soát nội bộ về hoạt động cho vay nhằm phân định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ kiểm soát nội bộ của Hội đồng quản trị, Giám đốc và bộ phận nghiệp vụ, quy định cụ thể về kiểm toán nội bộ để nâng cao vai trò của Ban Kiểm soát. Qua đó, góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ tại các QTDND, phát huy hiệu quả trong quản trị rủi ro.