Lƣợc khảo các nghiên cứu trƣớc đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 27 - 32)

 Robert T. Clair (1992) đ nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng khi phân tích dữ liệu của các ngân hàng ở Texas trong giai đoạn 1976 - 1990. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng tín dụng (năm hiện hành hoặc với độ trễ một năm) với rủi ro tín dụng.

 Salas và Saurina (2002) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới nợ xấu của các ngân hàng ở Tây Ban Nha, sử dụng dữ liệu bảng giai đoạn 1985 - 1997 và mô hình FEM, REM. Trong đó, các biến độc lập được nghiên cứu bao gồm: Tăng trưởng GDP, hiệu quả ngân hàng, quy mô, tỷ lệ thu nhập cận biên, tỷ lệ đòn bẩy, chỉ số sức mạnh thị trường. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tăng trưởng GDP, quy mô ngân hàng và nợ xấu có quan hệ ngược chiều với nhau, các ngân hàng cho vay quá mức, tăng trưởng tín dụng cao có khả năng tăng nợ xấu trong tương lai.

 Rinaldi và Sanchis - Arellano (2006) sử dụng dữ liệu bảng của các ngân hàng ở 7 quốc gia gồm Bỉ, Pháp, Phần Lan, Ai - len, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha giai đoạn 1989-2004 và mô hình FMOLS để phân tích nợ xấu của hộ gia đình. Các biến độc lập được nghiên cứu bao gồm: Tỷ lệ nợ, thu nhập, tài sản tài chính, l i suất

thực, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát. Nghiên cứu đ tìm thấy mối tương quan thuận giữa lạm phát, tỷ lệ nợ, l i suất thực, tỷ lệ thất nghiệp và nợ xấu.

 Gabriel Jimenez và Jesus Saurina (2006) nghiên cứu về chu kỳ tín dụng, rủi ro tín dụng ở các ngân hàng Tây Ban Nha trong giai đoạn 1984 - 2002 đ tìm thấy tác động ngược chiều của tỷ lệ tăng trưởng GDP ở năm hiện hành và tỷ lệ tăng trưởng GDP với độ trễ một năm đến tỷ lệ nợ xấu ngân hàng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ nợ xấu với độ trễ một năm có mối tương quan tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ xấu.  Podpiera và Weill (2008) bằng việc phân tích dữ liệu của các ngân hàng ở Cộng hòa Séc trong giai đoạn 1994 - 2005, tác giả đ kết luận rằng tỷ suất chi phí trên lợi nhuận có mối tương quan thuận với nợ xấu, đồng nghĩa với hiệu quả hoạt động ngân hàng có mối tương quan nghịch với nợ xấu.

 Boudriga và cộng sự (2009) sử dụng dữ liệu tổng hợp lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kinh tế và pháp l của 59 quốc gia trong giai đoạn 2002 - 2006 để giải thích sự khác biệt về mức độ nợ xấu giữa các quốc gia, đánh giá vai trò giám sát đối với rủi ro tín dụng. Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng tỷ lệ an toàn vốn (CAR) có tác động ngược chiều với nợ xấu.

 Thiagarajan và các cộng sự (2011) sử dụng dữ liệu của 22 ngân hàng khu vực nhà nước và 15 ngân hàng khu vực tư nhân trong khoảng thời gian 2001 - 2010 ở Ấn Độ để phân tích, so sánh xu hướng nợ xấu giữa hai khu vực trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối tương quan nghịch chiều giữa tăng trưởng GDP và nợ xấu, lạm phát có tác động tích cực đến nợ xấu ở cả hai khu vực ngân hàng.

 Zribi và Boujellbene (2011) sử dụng dữ liệu bảng của 10 ngân hàng thương mại ở Tunisia giai đoạn 1995 - 2008 và mô hình FEM, REM để nghiên cứu biến kinh tế vĩ mô và vi mô có khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu sở hữu, lợi nhuận và các chỉ số kinh tế vĩ mô (tăng trưởng nhanh chóng của GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái, l i suất) ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Trong đó tăng trưởng GDP có mối tương quan nghịch với nợ xấu ngân hàng.

 Ahlem Selma Messai and Fathi Jouini (2013) phân tích dữ liệu bảng của 85 ngân hàng ở 3 quốc gia ( Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha) thời gian từ 2004 - 2008, sử dụng mô hình FEM, REM để nghiên cứu yếu tố tác động đến nợ xấu. Các biến độc lập được nghiên cứu bao gồm: Tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, l i suất, tăng trưởng dư nợ tín dụng, dự phòng rủi ro tín dụng. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng các khoản nợ xấu biến động ngược chiều với tốc độ tăng trưởng GDP, ROA và biến động cùng chiều tỷ lệ thất nghiệp, l i suất thực và tỷ lệ dự phòng nợ xấu.

 Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015) áp dụng cách tiếp cận dữ liệu bảng động để kiểm tra các yếu tố quyết định nợ xấu của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường (đại diện là Pháp), so với một nền kinh tế dựa trên ngân hàng (đại diện là Đức) trong giai đoạn 2005 - 2011. Các biến độc lập được nghiên cứu bao gồm: Tỷ lệ lạm phát, GDP, l i suất, thất nghiệp, tỷ giá, hiệu quả, đòn bẩy, quy mô, lợi nhuận, dự phòng rủi ro tín dụng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các biến kinh tế vĩ mô đều ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có mối tương quan tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ xấu.

 Đ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013) phân tích thực tiễn về những yếu tố quyết định nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, thu thập số liệu từ 10 ngân hàng thương mại lớn hoạt động trong giai đoạn 2005 - 2011. Các biến độc lập được nghiên cứu gồm: GDP, lạm phát, tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng, nợ xấu kỳ trước, sự thiếu hiệu quả, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, ROE. Bằng cách phân tích dữ liệu bảng, mô hình FEM, REM, GMM, bài nghiên cứu cho thấy nợ xấu có ảnh hưởng năm tiếp theo, quy mô và lạm phát, tăng trưởng tín dụng độ trễ một năm, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu. Ngược lại, tăng trưởng GDP, sự thiếu hiệu quả, tăng trưởng tín dụng năm hiện hành tác động ngược chiều đến nợ xấu.

 Võ Thị Qu và Bùi Ngọc Toản (2014) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam dựa trên dữ liệu bảng của 26 ngân hàng thương mại giai đoạn 2009 - 2012, mô hình GMM với dữ

liệu bảng. Các biến độc lập được nghiên cứu gồm: Tăng trưởng tín dụng (năm hiện hành, độ trễ 1 và 2 năm), quy mô ngân hàng, tăng trưởng GDP (năm hiện hành và độ trễ một năm, dự phòng rủi ro tín dụng với độ trễ một năm. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng rủi ro tín dụng với độ trễ một năm tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng, tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng GDP với độ trễ một năm có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng.

 Trương Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép (2015) nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”, sử dụng số liệu dạng bảng được thu thập từ các báo cáo thường niên của 155 QTDND hoạt động trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010 - 2012, mô hình FEM, REM. Các biến độc lập được nghiên cứu gồm: ROA, quy mô, tăng trưởng tín dụng, đảm bảo an toàn vốn tối thiểu, tăng trưởng GDP, lạm phát. Kết quả nghiên cứu cho thấy ROA, quy mô, tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế có mối tương quan nghịch với tỷ lệ nợ xấu của các QTDND.

 Nguyễn Quốc Anh (2016) nghiên cứu đề tài luận án Tiến sĩ kinh tế “Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam với dữ liệu bảng động của 26 ngân hàng thương mại trong thời gian 2005 - 2015, mô hình GMM, các biến vĩ mô và biến nội tại trong ngân hàng đ được phân tích và lựa chọn bao gồm: Dự phòng rủi ro tín dụng, kém hiệu quả chi phí hoạt động, đòn bẩy, thu nhập ngoài l i, quy mô, ROE, lạm phát, tăng trưởng GDP, l i suất danh nghĩa, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đoái. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ nợ xấu trong quá khứ với độ trễ một năm và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, l i suất danh nghĩa có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng; sự kém hiệu quả chi phí hoạt động, tỷ lệ đòn bẩy, ROE có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng.

 Trần Thị Phương Hoa (2016) nghiên cứu đề tài luận văn Thạc sĩ kinh tế “Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”,

phân tích dữ liệu bảng của 15 ngân hàng thương mại đa dạng về quy mô, chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2015, mô hình FEM, REM. Các biến độc lập được nghiên cứu bao gồm: Tăng trưởng GDP, lạm phát, ROA, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng tăng trưởng tín dụng có tương quan ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ trích lập dự phòng trên tổng nợ xấu ảnh hưởng cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu ngân hàng.

Khe hở nghiên cứu: Đa số các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đều đề cập đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại, có rất ít nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của QTDND. Vậy nên, bài luận văn của tác giả hy vọng sẽ bổ sung thêm nghiên cứu thực nghiệm của đối tượng này.

Kết luận Chƣơng 2

Chương 2 cung cấp những thông tin cơ bản về những vấn đề liên quan rủi ro tín dụng như khái niệm, các chỉ tiêu đo lường, nghĩa của việc phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng. Đồng thời, trong chương 2 tác giả cũng lược khảo những nghiên cứu trước đây về vấn đề các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ngân hàng, từ đó có cơ sở để ứng dụng xây dựng mô hình hồi quy phù hợp đối với các QTDND trên địa bàn ở chương tiếp theo.

Chƣơng 3

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu định tính: Phân tích, đánh giá tình hình chung dựa trên thông tin thu thập được, dẫn chiếu các quy định pháp luật, dựa vào kết quả và mô hình nghiên cứu của các nghiên cứu trước để xây dựng các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre, thảo luận kết quả nghiên cứu, kết luận và đưa các gợi ý, khuyến nghị có liên quan.

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, xây dựng các dữ liệu và mô hình hồi quy, ước lượng phương trình hồi quy bằng phương pháp GMM (Generalized Method of Moments), xác định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu và kiểm định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro tín dụng thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu của các QTDND trên địa bàn. Công cụ sử dụng chính là phần mềm EVIEWS ước lượng và kiểm định các giả thuyết thống kê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 27 - 32)