Giải pháp từ kết quả nghiên cứu mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 64 - 67)

Hoạt động tín dụng của các QTDND ở tỉnh Bến Tre có nghĩa quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn. Nhiều hộ gia đình, cá nhân được vay vốn với l i suất thấp để phát triển sản xuất, chăn nuôi, góp phần giảm thiểu đáng kể tình trạng cho vay nặng l i, ổn định trật tự địa phương. Cùng với đó, quản trị rủi ro tín dụng tại các QTDND nhằm bảo đảm hoạt động ổn định, an toàn, phát triển bền vững là vấn đề được đặt lên hàng đầu hiện nay, nhất là trong bối cảnh ngày càng nhiều QTDND trong nước phát sinh rủi ro trong hoạt động có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm gi p các QTDND kiểm soát rủi ro tín dụng, cụ thể như sau:

Thứ nhất, kiểm soát tăng trưởng tín dụng

QTDND cần xem xét, đánh giá việc tăng trưởng của các khoản vay, kiểm soát đồng thời vấn đề nợ xấu và quan tâm đến chất lượng tín dụng, tránh tăng trưởng tín dụng cao nhưng chất lượng tín dụng kém dẫn đến nợ xấu tăng cao. Trong xem xét cấp tín dụng, các khoản cho vay phải bảo đảm dựa trên tính khả thi của dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ và khả năng hoàn trả vốn vay của khách hàng, vì dòng vốn cho vay nếu không được sử dụng hiệu quả sẽ rất khó kiểm soát và gặp nhiều rủi ro; đồng thời xác định mức vốn cho vay đối với khách hàng bảo đảm tuân thủ quy tắc theo đ ng quy định. Đặc biệt, tránh xa rời tôn chỉ hoạt động của QTDND là tương trợ các thành viên mà chạy theo mục tiêu lợi nhuận, chạy đua tăng trưởng về quy mô, mở rộng địa bàn, xa rời nguyên tắc huy động tại ch - cho vay tại ch , dẫn đến nguy cơ biến tướng thành tổ chức hoạt động kinh doanh tiền tệ như các ngân hàng thương mại trong khi yêu cầu về quản trị, điều hành, quản l rủi ro đối với QTDND còn nhiều hạn chế so với các ngân hàng thương mại, từ đó gia tăng nguy cơ rủi ro tín dụng.

Thứ hai, tăng cường hệ thống giám sát, quản trị rủi ro.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ có xu hướng cùng chiều với diễn biến nợ xấu, điều này giải thích hệ thống giám sát, quản trị rủi ro QTDND còn hạn chế, chưa tiến hành trích lập dự phòng đ ng theo quá trình phát sinh nợ xấu, khoản mục trích lập dự phòng chưa được trích lập tương xứng so với nợ xấu phát sinh nên dẫn đến tình trạng nợ cũ chưa xử l hết thì phải xử l nợ xấu phát sinh. Do đó, các QTDND cần xác định chính xác về chất lượng tín dụng, xác định đúng quy mô và đối tượng khách hàng vay cũng như phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng một cách khách quan và trung thực, không cố tình che đậy nợ xấu để thực hiện những chính sách ưu đãi cho đối tượng vay nhằm đem lại lợi nhuận. Định kỳ, tổ chức kiểm tra, kiểm soát nội bộ quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tại đơn vị.

Bên cạnh đó, để phòng ngừa nợ xấu tăng cao trong tương lai, các QTDND cần tăng cường hệ thống giám sát, quản l chặt chẽ về hoạt động tín dụng làm giảm thiểu tối đa các rủi ro từ phía chính QTDND cấp tín dụng và phía khách hàng vay vốn. Nâng cao vai trò của bộ phận kiểm tra, kiểm soát cũng như cần có sự tách biệt giữa các bộ phận cho vay và bộ phận thu hồi nợ, bộ phận quản l rủi ro tín dụng nhằm tạo cơ chế kiểm tra giám sát trong việc phòng ngừa rủi ro, xử l rủi ro khi phát sinh, qua đó tạo ra cơ chế tích cực, kiên quyết trong việc xử l và thu hồi các khoản tín dụng rủi ro đến mức tối đa. Chủ động bố trí thường xuyên hoặc định kỳ kiểm tra chéo, rà soát lại toàn bộ các hồ sơ tín dụng, các chứng từ liên quan, việc tuân thủ quy trình tín dụng, các quy định của pháp luật.

Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý và kiểm soát tốt tình trạng rủi ro tín dụng ở thời điểm hiện tại để giảm thiểu rủi ro tín dụng trong tương lai.

Trong đó, ch trọng chất lượng công tác thẩm định, xét duyệt cho vay, kiểm soát chặt chẽ hồ sơ vay vốn, thực hiện đ ng các quy định về đăng k giao dịch bảo đảm. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay và đưa ra các quy định chế tài trong công tác tín dụng nhằm xử phạt các trường hợp

cố sai phạm trong việc cấp tín dụng. Thực hiện thường xuyên và nghiêm t c việc theo dõi, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của đối tượng vay để bảo đảm rằng họ không sử dụng vốn sai mục đích quy định trong hợp đồng tín dụng. Định kỳ xem xét đánh giá lại khoản vay là công việc cần phải thực hiện nghiêm t c, chi tiết và kỹ lưỡng. Kịp thời nắm bắt các thông tin tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của người vay, kiểm tra đánh giá lại tài sản đảm bảo, phát hiện kịp thời các bất lợi và đưa ra những điều chỉnh cần thiết để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra cũng như đáp ứng kịp thời các nhu cầu phát sinh khi người vay đủ điều kiện. Bên cạnh việc hạn chế nợ xấu phát sinh thì việc xử l nợ xấu hiện tại cũng là vấn đề trọng tâm. Các QTDND triển khai thực hiện nghiêm t c và có hiệu quả việc cơ cấu lại và xử l nợ xấu đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh theo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử l nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”. Tích cực triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp xử l nợ xấu như đôn đốc, thu hồi nợ đến hạn, quá hạn, nợ xấu; bán, xử l nợ, xử l tài sản đảm bảo; sử dụng dự phòng và các biện pháp khác theo quy định để đẩy nhanh tiến độ xử l nợ xấu.

Thứ tư, nâng cao năng lực quản lý, điều hành QTDND.

Ch trọng nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành QTDND thông qua việc đào tạo, đào tạo lại nhằm đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện tiêu chuẩn theo quy định. Có quy chế tuyển dụng trong đó quy định rõ tiêu chuẩn, ưu tiên những người có trình độ, được đào tạo chính quy để vào các vị trí nghiệp vụ, tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng để giao giữ các nhiệm vụ quan trọng của QTDND, xây dựng lực lượng kế thừa. Tránh các trường hợp tuyển dụng lao động là con, em, người có quan hệ gia đình gần gũi để tham gia quản trị, điều hành hoạt động của QTDND dẫn đến công tác quản trị, điều hành mang tính gia đình trị, độc quyền, tùy tiện trong các quyết định kinh doanh.

Ban Kiểm soát thực hiện tốt vai trò, chức năng kiểm soát quá trình hoạt động của QTDND, nâng chất công tác kiểm soát nội bộ, rà soát, đánh giá, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo quy định, thường xuyên kiểm tra chuyên sâu các nghiệp

vụ của QTDND, kịp thời phát hiện và đề nghị chỉnh sửa các sai sót trong hoạt động. Qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của QTDND, tổ chức quản l tốt việc đánh giá chất lượng tín dụng, tài sản đảm bảo và quản l tốt đối tượng vay vốn, góp phần hạn chế phát sinh rủi ro tín dụng.

Ngoài ra, các nhà quản l QTDND cần cân nhắc vấn đề đánh giá mức độ rủi ro tín dụng khi xem xét chỉ tiêu hệ số an toàn vốn, bởi kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số an toàn vốn được duy trì ở mức cao chưa hẳn là tỷ lệ nợ xấu thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)