Thực trạng hoạt động kinh doanh của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 36 - 43)

Bến Tre giai đoạn 2014 - 2018

Số lượng QTDND

Mô hình QTDND được thành lập theo Quyết định số 390/QĐ - TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ, là loại hình TCTD hợp tác, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Mục tiêu chủ yếu tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh tập thể và từng thành viên, gi p nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống nhân dân, đây là mô hình TCTD thích hợp ở địa bàn nông thôn. Từ khi QTDND đầu tiên được thành lập năm 1996 (QTDND Mỹ Thạnh An) và hoạt động hiệu quả, mô hình QTDND được nhân rộng trên địa bàn tỉnh Bến Tre, tính đến 31/12/2018 đ có 09 QTDND hoạt động tại 28 x , phường, thị trấn thuộc 5/9 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh với số lượng thành viên tham gia đạt 12.651 thành viên (bình quân 1.405 thành viên/QTDND). Đến nay, hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre tiếp tục hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả, chất lượng ngày một nâng lên, tạo được sự tin tưởng của người dân trong việc gửi và vay tiền, kịp thời đáp ứng nhu cầu vay h trợ thành viên.

Sau đây tác giả phân tích thực trạng hoạt động của 7/9 QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre được chọn nghiên cứu. Riêng có 2 QTDND mới khai trương hoạt động trong năm 2018, số liệu hoạt động nh , không ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống nên không đưa vào phân tích.

Thực trạng về đội ngũ cán bộ nhân viên của QTDND

Đến 31/12/2018, tổng số cán bộ nhân viên của các QTDND là 100 người (gồm 79 người chuyên trách và 21 người không chuyên trách). Trong đó, 6 QTDND có số lượng thành viên Hội đồng quản trị là 3 người, 1 QTDND có 4 thành viên. Các QTDND có số lượng thành viên Ban Kiểm soát là 3 người. Hầu hết các

cán bộ nhân viên của QTDND đều đ qua đào tạo với chuyên ngành phù hợp với vị trí đảm nhiệm. Trong đó có 2/100 cán bộ tốt nghiệp sau đại học, 36/100 cán bộ tốt nghiệp đại học, 15/100 cán bộ tốt nghiệp cao đẳng và 30/100 cán bộ tốt nghiệp trung cấp; có 57/100 cán bộ đ có chứng chỉ nghiệp vụ QTDND. Độ tuổi bình quân của cán bộ nhân viên QTDND nằm trong khoảng từ 35 đến 47 tuổi.

Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số QTDND chưa thành lập kiểm toán nội bộ theo quy định, Ban Kiểm soát chưa thường xuyên kiểm tra chuyên sâu một số nghiệp vụ của QTDND. Một số QTDND vẫn còn cán bộ Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát chưa đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định, một số cán bộ nhân viên QTDND có kiến thức chuyên môn còn yếu, chưa nắm vững quy trình nghiệp vụ, quy định của pháp luật liên quan hoạt động của QTDND, dẫn đến sai sót trong quản trị, điều hành, thực hiện nghiệp vụ. Một số cán bộ quản l có tuổi cao, QTDND chưa xây dựng đội ngũ cán bộ kế thừa có đủ năng lực, trình độ, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu. Chất lượng đào tạo nghiệp vụ QTDND còn hạn chế dẫn đến năng lực chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ nhân viên của QTDND còn yếu. Những hạn chế về trình độ cán bộ nhân viên, chất lượng quản trị, điều hành, kiểm soát đ phần nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của QTDND, có nguy cơ dẫn đến rủi ro tác nghiệp. Tổng tài sản của các QTDND Bảng 4.1. Tổng tài sản của các QTDND (2014 - 2018) Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Số quan sát Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Độ lệch chuẩn 2014 7 5.042 30.507 100.739 33.331,4 2015 7 9.612 34.460 89.871 27.816,8 2016 7 11.664 36.559 75.603 22.373,3 2017 7 14.198 41.667 72.330 20.783,0 2018 7 16.267 46.716 79.599 21.095,6

Tổng tài sản của các QTDND bao gồm vốn khả dụng, dư nợ tín dụng, các khoản đầu tư, tài sản cố định và tài sản khác. Tổng tài sản cho thấy quy mô hoạt động của QTDND, được trình bày cụ thể ở bảng 4.1.

Kết quả phân tích thống kê cho thấy tổng tài sản của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre nhìn chung có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể là tổng tài sản bình quân của các QTDND tăng từ 30.507 triệu đồng ở năm 2014 lên 46.716 triệu đồng ở năm 2018. Tuy nhiên, tổng tài sản của các QTDND có sự chênh lệch khá lớn thể hiện ở độ lệch chuẩn, song khoảng cách chênh lệch có xu hướng thu hẹp qua các năm. Độ lệch chuẩn của của chỉ tiêu này ở năm 2018 là 21.095,6 triệu đồng, QTDND có giá trị tổng tài sản thấp là 16.267 triệu đồng và cao nhất là 79.599 triệu đồng. Bên cạnh đó, quy mô hoạt động của các QTDND trên địa bàn vẫn còn khá hạn chế, chỉ chiếm 0,9% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng trên địa bàn.

Vốn chủ sở hữu của các QTDND

Vốn chủ sở hữu của các QTDND bao gồm vốn điều lệ, các quỹ (quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ) và lợi nhuận giữ lại trong quá trình hoạt động kinh doanh của các QTDND.

Bảng 4.2. Vốn chủ sở hữu của các QTDND (2014 - 2018) Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Số quan sát Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Độ lệch chuẩn 2014 7 272 1.332 2.912 924,5 2015 7 481 1.638 3.100 947,5 2016 7 626 2.054 3.404 1.063,5 2017 7 853 2.403 4.038 1.193,4 2018 7 1.178 2.807 4.464 1.155,0

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của các QTDND

Cũng giống như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu bình quân của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre có xu hướng tăng đều trong giai đoạn 2014 - 2018 nhưng vẫn

còn ở mức rất thấp: Từ 1.332 triệu đồng ở năm 2014 tăng lên 2.807 triệu đồng ở năm 2018. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn, tuy nhiên có xu hướng tăng, cụ thể năm 2014 vốn chủ sở hữu trung bình chiếm 4,4% tổng nguồn vốn của các QTDND, năm 2018 tỷ lệ này tăng lên 6,0%. Kết quả này cho thấy năng lực về vốn của các QTDND vẫn còn giới hạn, hạn chế khả năng chống đỡ rủi ro.

Huy động vốn và tài chính của các QTDND

Vốn huy động giữ vai trò hết sức quan trọng trong tổng nguồn vốn của TCTD nói chung và của QTDND nói riêng. Trong những năm qua, các QTDND trên địa bàn đ nổ lực quảng bá hình ảnh, xây dựng lòng tin đối với người gửi tiền, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và áp dụng cơ chế l i suất hợp l để thu h t khách hàng. Kết quả, vốn huy động của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre duy trì mức tăng ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể là vốn huy động bình quân tăng từ 22.704 triệu đồng ở năm 2014 lên 32.537 triệu đồng ở năm 2018 (tăng 43%). Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy sự chênh lệch khá lớn trong nguồn vốn huy động giữa các QTDND trên địa bàn.

Bảng 4.3. Vốn huy động của các QTDND (2014 - 2018) Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Số quan sát Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Độ lệch chuẩn 2014 7 2.376 22.704 91.187 31.894,9 2015 7 4.236 25.190 81.871 27.196,0 2016 7 5.876 25.870 67.247 21.869,6 2017 7 9.134 28.912 58.241 17.837,2 2018 7 11.342 32.537 69.851 20.489,7

Hình 4.1. Cơ cấu nguồn vốn bình quân của các QTDND

Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo của các QTDND

Hình 4.1 cho thấy cơ cấu tổng nguồn vốn của các QTDND, trong đó vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó lần lượt đến vốn vay Ngân hàng Hợp tác x , vốn chủ sở hữu và vốn khác. Các QTDND trên địa bàn đ tự chủ được nguồn vốn huy động tại ch để cho vay thành viên. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn huy động trong trong tổng nguồn vốn của các QTDND có xu hướng giảm, cụ thể chiếm 75% tổng nguồn vốn trong năm 2014 giảm còn 70% trong năm 2018. Một số QTDND chưa có giải pháp hiệu quả để vận động thành viên góp vốn thường niên theo quy định. Do đó, các QTDND cần tiếp tục ch trọng việc tăng vốn điều lệ, vốn huy động tiền gửi, nhất là vốn huy động tiền gửi trong thành viên nhằm nâng cao năng lực tài chính, khả năng chống đỡ rủi ro của QTDND để ổn định phát triển lâu dài.

Hoạt động tín dụng của các QTDND trên địa bàn (2014 - 2018)

Tương tự như các chỉ tiêu khác, trong giai đoạn 2014 - 2018 dư nợ tín dụng bình quân của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre có xu hướng tăng. Cụ thể là dư nợ tín dụng bình quân của các QTDND đạt 26.825 triệu đồng ở năm 2014 tăng lên 41.100 triệu đồng ở năm 2018 (tăng hơn 1,5 lần), tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân tăng m i năm, lần lượt là 9% (năm 2015), 11% (năm 2016), 14% (năm 2017), 11% (năm 2018). Tuy nhiên, với áp lực cạnh tranh gay gắt với các TCTD khác trên địa bàn, dư nợ tín dụng bình quân của các QTDND vẫn còn ở mức khá thấp, khả

năng tiếp cận tín dụng giữa các QTDND không đồng đều, song khoảng cách chênh lệch dần được thu hẹp. Bảng 4.4. Dƣ nợ tín dụng của các QTDND (2014 - 2018) Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Số quan sát Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Độ lệch chuẩn 2014 7 4.478 26.825 87.154 28.811,0 2015 7 8.524 29.144 70.381 21.835,4 2016 7 10.539 32.282 63.623 19.086,2 2017 7 12.381 36.866 64.524 18.726,4 2018 7 14.774 41.100 69.607 18.444,2

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của các QTDND

Bản chất hoạt động của QTDND là mô hình kinh tế tập thể của các thành viên để thực hiện huy động vốn từ thành viên và cho vay đối với thành viên với mục tiêu tương trợ giữa các thành viên cùng phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của QTDND chủ yếu dựa trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên cùng sinh sống trên cùng địa bàn, cùng một ngành nghề kinh doanh. Do đó các hoạt động cho vay đối với thành viên chủ yếu là khoản vay không có tài sản đảm bảo, việc giám sát sử dụng vốn vay được thực hiện thường xuyên và các thủ tục vay nhanh gọn. Ngoài ra, QTDND còn thực hiện cho vay đối với tổ chức, cá nhân không phải là thành viên mà có tiền gửi tại QTDND và đối với hộ gia đình nghèo. Theo đó, các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre đ khai thác nguồn vốn nhàn r i tại ch ở địa bàn nông nghiệp, nông thôn để cho vay bổ sung nguồn vốn phục vụ kinh doanh sản xuất nh lẻ và phát triển kinh tế ngành nghề tiểu thủ công, phát triển kinh tế hộ gia đình của các thành viên. Với quy mô nh hoạt động linh hoạt, gắn kết chặt chẽ với chính quyền địa phương, QTDND có lợi thế hiểu rõ khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ huy động, vay vốn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng về mặt quy trình, thủ tục, thời gian và địa điểm tiếp

cận so với các ngân hàng thương mại. Do đó, ngoài việc tương trợ thành viên, các QTDND đ h trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận vốn và dịch vụ ngân hàng, nhất là các đối tượng có năng lực tài chính yếu (người thu nhập thấp, hộ gia đình, doanh nghiệp nh ...) khó tiếp cận được nguồn vốn của các ngân hàng thương mại. Hệ thống QTDND trên địa bàn đ trở thành một trong những kênh h trợ vốn kịp thời, hiệu quả cho người dân, giúp xóa đói, giảm ngh o, hạn chế nạn cho vay nặng lãi - tín dụng đen, đóng góp vào phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

Hình 4.2. Tổng dƣ nợ các QTDND và GRDP khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre (2014 - 2018)

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo QTDND, Niên giám thống kê Bến Tre

Hình 4.2 cho thấy trong giai đoạn 2014-2018, cùng với việc tăng trưởng tổng dư nợ của các QTDND, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn, vốn tín dụng của các QTDND đ góp phần giải quyết một phần nhu cầu vốn cho người dân phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, cải thiện đời sống người dân, vai trò của QTDND được phát huy nhất là trên một số địa bàn nông thôn chưa có mạng lưới các chi nhánh ngân hàng thương mại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng của các QTDND trên địa bàn vẫn còn tiềm ẩn một số rủi ro trong tác nghiệp. Chẳng hạn như một số QTDND vi phạm nguyên tắc, điều kiện cho vay vốn: Cho vay khách hàng thiếu giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn, thiếu phương án sản xuất kinh doanh, khách hàng không đủ khả năng tài chính để trả nợ theo cam kết. Trong thực hiện quy định bảo đảm tiền vay, chưa thực hiện đăng k giao dịch đảm bảo theo quy định đối với quyền sử dụng đất, hợp đồng thế chấp tài sản chưa đ ng quy định của pháp luật về giao dịch đảm bảo, cho vay vượt quá giá trị tài sản đảm bảo theo quy định của QTDND. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo của QTDND khá cao, tiềm ẩn rủi ro. Một số QTDND còn biểu hiện thẩm định trước khi cho vay chưa chặt chẽ, chưa đủ tài liệu xây dựng hạn mức cho vay cũng như định kỳ trả nợ không rõ ràng. Công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay còn sơ sài, mang tính hình thức, chất lượng kiểm tra chưa phản ánh rõ tình hình sản xuất, kinh doanh cũng như việc sử dụng vốn vay của khách hàng, một số khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích th a thuận trong hợp đồng tín dụng. Qua đó cho thấy chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban Kiểm soát của một số QTDND chưa cao, chưa sâu sát, từ đó chưa phát hiện một số tồn tại trong hoạt động. Bên cạnh đó, QTDND chủ yếu tập trung ở địa bàn nông thôn và cho vay chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nên dễ bị tác động bởi các yếu tố bất lợi trong lĩnh vực này như được mùa mất giá, thiên tai, dịch bệnh... Những rủi ro trên là một phần nguyên nhân làm gia tăng rủi ro tín dụng của các QTDND trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 36 - 43)