Trương Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép (2015) đ nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” với mô hình có dạng như sau:
Yit= α + ∑ βk Xkit + εit
Trong đó: Yit là tỷ lệ nợ xấu của QTDND i ở năm t; Xk (k=1,6) là các biến độc lập (ROA, quy mô QTDND, tăng trưởng tín dụng, đảm bảo an toàn vốn tối thiểu, tăng trưởng kinh tế, lạm phát).
Trên cơ sở tham khảo mô hình nghiên cứu đối với quỹ tín dụng nhân dân trên, đồng thời tác giả xem xét thêm ảnh hưởng của biến trễ tỷ lệ nợ xấu trong mô hình qua tham khảo mô hình nghiên cứu dạng bảng động của tác giả Võ Thị Qu và Bùi Ngọc Toản (2014) khi nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, với các giả thuyết nghiên cứu đ được phát biểu ở chương trước, bài viết xây dựng mô hình như sau:
NPLRi,t = β0 + β1 SIZEi,t + β2 LGi,t-1 + β3 ROAi,t + β4 CARi,t + β5 NPLRi,t-1 + β6 LLRi,t + β7 GDPGt-1 + β8 INFt + εi,t
Trong đó:
NPLRi,t: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của QTDND i, thời gian t β0: Hệ số tự do
βi: Hệ số hồi quy của biến độc lập
SIZEi,t: Quy mô tổng tài sản của QTDND i, thời gian t
LGi,t-1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của QTDND i, thời gian t-1 ROAi,t: Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của QTDND i, thời gian t CARi,t: Tỷ lệ an toàn vốn của QTDND i, thời gian t
NPLRi,t-1: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của QTDND i, thời gian t-1 LLRi,t: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của QTDND i, thời gian t GDPGt-1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời gian t-1
INFt: Tỷ lệ lạm phát thời gian t εi,t: Sai số thống kê
Bảng 3.1. Mô tả các biến đƣợc sử dụng trong mô hình
Các biến Cách tính Các nghiên cứu Giả thuyết
Biến phụ thuộc
NPLRi,t Nợ xấu t / Tổng dư nợ t (%)
Biến độc lập
SIZEi,t Tổng tài sản bình quân (triệu đồng)
Dash và Kabra, 2010; Đ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng, 2013
+
LGi,t-1 (Dư nợ tín dụngt-1 – Dư nợ tín dụngt-2)/ Dư nợ tín dụngt-2 (%)
Robert T. Clair, 1992; Võ Thị
Quý và Bùi Ngọc Toản, 2014 -
ROAi,t Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản bình quân (%)
Podpiera và Weill, 2008; Messai và Jouini, 2013; Trương Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép, 2015
Các biến Cách tính Các nghiên cứu Giả thuyết
LLRi,t Dự phòng rủi ro tín dụng /Tổng dư nợ tín dụng (%)
Ahmad, 2003; Hasna Chaibi và Zied Ftiti, 2015; Trần Thị Phương Hoa, 2016; Nguyễn Quốc Anh, 2016
+
CARi,t Vốn tự có/ Tổng tài sản “Có” rủi ro (%)
Sinkey và Greenawalt, 1991;
Boudriga và cộng sự, 2009 -
NPLRi,t-1 Nợ xấu t-1 / Tổng dư nợ t-1 (%)
Gabriel Jimenez và Jesus Saurina, 2006; Abhiman Das và Saibal Ghosh, 2007; Daniel Foos và cộng sự, 2010; Thiagarajan và cộng sự, 2011; Võ Thị Qu và Bùi Ngọc Toản, 2014; Nguyễn Quốc Anh, 2016
+
GDPGt-1 Tốc độ tăng trưởng GDP (%)
Gabriel Jimenez và Jesus Saurina, 2006; Võ Thị Qu và Bùi Ngọc Toản, 2014
-
INFt Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) (%)
Rinaldi và Sanchis - Arellano, 2006; Thiagarajan và các cộng sự, 2011
+
Mô hình sử dụng biến trễ của biến phụ thuộc làm biến độc lập nên nếu ước lượng bằng phương pháp bình phương nh nhất OLS sẽ gây ra ước lượng bị chệch và không vững. Do đó tác giả sử dụng phương pháp GMM để khắc phục khuyết tật mô hình.