Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 49 - 51)

Cùng với việc tăng trưởng tín dụng, để đảm bảo hoạt động cho vay hiệu quả an toàn, động thái đầu tiên của các TCTD là trích lập dự phòng rủi ro. Tuy nhiên,

mức dự phòng cao sẽ gây ảnh hưởng đến lợi nhuận các TCTD. Thời gian qua, nhìn chung tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của các QTDND có xu hướng tăng, nhất là tăng nhanh trong giai đoạn 2014 - 2016, tỷ lệ dự phòng rủi ro cao nhất trong năm 2018 với 0,89%, tỷ lệ dự phòng rủi ro thấp nhất trong năm 2014 với 0,76%.

Hình 4.9. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của QTDND (2014 - 2018)

Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo của các QTDND

Tuy nhiên, việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của một số QTDND trên địa bàn thời gian qua vẫn còn sai sót, Hội đồng xử l rủi ro chưa thực hiện xem xét việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định. Vì thế, để hoạt động bền vững trong thời gian tới các QTDND cần kiểm soát chặt chẽ việc phân loại nợ, chủ động trích lập dự phòng rủi ro để ứng phó kịp thời khi xảy ra biến cố.

Xét mối quan hệ giữa tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro và tỷ lệ nợ xấu, hình 4.10 bên dưới cho thấy tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro có xu hướng thay đổi cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu rõ nét trong giai đoạn 2014 - 2016, tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cũng tăng nhanh. Song mối quan hệ này có dấu hiệu đổi chiều trong giai đoạn 2016 - 2018, tỷ lệ nợ xấu tăng trong khi tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro giảm và ngược lại.

Hình 4.10. Mối quan hệ giữa LLR và tỷ lệ nợ xấu

Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo của các QTDND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)